Tìm Hiểu Dãy Tương Phản: Cách Tránh Những Điểm Sáng Bị Cháy Sáng Không Cần Thiết

Bạn có từng gặp tình trạng những khu vực sáng trên trời biến thành toàn màu trắng và cháy sáng trong ảnh, mặc dù nó không sáng trên thực tế? Tình trạng đó xuất hiện vì dải màu sắc và tông màu mà máy ảnh có thể ghi lại (được gọi là “dãy tương phản” của nó) hẹp hơn so với mắt người. Sau đây là 4 bài học nhỏ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về dãy tương phản, để bạn có thể tránh những điểm sáng bị cháy sáng và giữ lại nhiều chi tiết hơn.

 

 

Bài học 1: Tìm hiểu cách xác định khi nào có những điểm sáng bị cháy sáng là chấp nhận được

Nói chung, một tấm ảnh có phơi sáng phù hợp sẽ không có những điểm sáng bị cháy sáng hay vùng tối bị mất chi tiết, với tất cả các tông màu nằm trong dãy tương phản của máy ảnh. Tuy nhiên, có những cảnh nhất định trong đó việc có một số điểm sáng bị cháy sáng là chấp nhận được.

Ví dụ, khi bạn chụp trực tiếp vào mặt trời, bạn không có cách nào tránh được mặt trời bị cháy sáng. Nếu bạn cố giảm các điểm sáng bị cháy sáng, nó sẽ làm cho ảnh tổng thể bị mất cân bằng.

Trong khi đó, một số đối tượng khác, chẳng hạn như thác nước, dòng suối, hoặc biển mây, cũng có xu hướng có các điểm sáng bị cháy sáng, nhưng chứa các chi tiết ở những vùng sáng, đóng vai trò quan trọng đối với cảnh. Đối với những cảnh đó, bạn sẽ muốn phơi sáng cẩn thận, và chụp tối hơn một chút so với mức phơi sáng “chính xác” truyền thống.

Ví dụ 1: Biển mây dưới mặt trời buổi sáng

1) Mặt trời: Những điểm sáng bị cháy sáng là chấp nhận được ở đây
2) Biển mây: Tránh những điểm sáng bị cháy sáng ở đây

Có sự tăng màu tự nhiên quanh mặt trời. Để lại điểm sáng bị cháy sáng vì nó duy trì sự cân bằng. Tuy nhiên, chi tiết của các đám mây làm cho biển mây trở nên rất ấn tượng, do đó hãy cẩn thận giữ lại chúng.

Ví dụ 2: Những tia nắng trong một khu rừng.

1) Lá cây và mạng nhện dưới ánh nắng trực tiếp: Những điểm sáng bị cháy sáng là chấp nhận được ở đây
2) Những tia nắng: Tránh những điểm sáng bị cháy sáng ở đây

Ảnh này trông rất biểu đạt vì ánh sáng chiếu lên sương. Đảm bảo rằng những chi tiết trong các tia nắng được giữ lại. Những điểm sáng bị cháy sáng trong 1) thể hiện hình dạng của mạng nhện, do đó chúng là chấp nhận được ở đây.

 

Bài học 2: Sử dụng biểu đồ histogram để giúp bạn quyết định mức phơi sáng

Histogram là một biểu đồ thể hiện sự phân bố của các điểm ảnh trong ảnh của bạn theo độ sáng của chúng. Nếu ảnh của bạn có nhiều điểm ảnh sáng và bị dư sáng, đỉnh của histogram sẽ ở cực phải. Hãy cố không để histogram bị cắt ở bên phải.

Những điểm sáng bị cháy sáng

Ảnh này được phơi sáng để lấy bóng bay, nhưng do đó bị dư sáng. Histogram cũng cho thấy điều này: Để ý toàn bộ histogram bị nghiêng sang phải như thế nào. Đỉnh bị cắt ở bên phải, có nghĩa là có nhiều điểm ảnh trắng hoàn toàn, cho thấy sự hiện diện của các điểm sáng bị cháy sáng.

Không có điểm sáng bị cháy sáng

Ảnh này được phơi sáng lấy bầu trời: Chi tiết mây được giữ lại. Đỉnh của histogram nằm gần cực phải. Trên thực tế, tất cả các điểm ảnh nằm xa các góc một cách an toàn. Đây là phơi sáng “tiêu chuẩn”.

Thủ thuật: Sử dụng chân máy

Nếu bạn chụp cầm tay, có thể khó giữ thẳng bố cục của bạn trong khi chú ý dùng histogram để sửa phơi sáng. Hãy sử dụng chân máy để giúp ích.

 

Bài học 3: Sử dụng Auto Exposure Bracketing để chụp cùng một ảnh với độ sáng khác nhau

Sử dụng chức năng Auto Exposure Bracketing (AEB) giúp bạn chụp 3 mức phơi sáng của cùng một tấm với độ sáng khác nhau tăng dần, tất cả với một lần nhấn nút. Cách này rất có ích đối với những cảnh thay đổi nhanh khi bạn không hoàn toàn chắc thiết lập phơi sáng nào là phù hợp nhất.  Từ đó, bạn có thể chọn tấm có mức phơi sáng thích hợp nhất.

EV -1

EV ±0

EV +1

 

Nắm thông tin này: Bạn có thể kết hợp các tấm phơi sáng AEB trong phần mềm xử lý hậu kỳ để tạo ra một tấm ảnh HDR (Dãy Tương Phản Cao).

 

Bài học 4: Chụp ở định dạng RAW và điều chỉnh trong xử lý hậu kỳ

Một tập tin ảnh RAW chứa nhiều thông tin hơn nhiều so với những gì bạn nhìn thấy trong Live View/xem trước EVF. Bạn có thể khôi phục một lượng chi tiết đáng kể từ nó trong xử lý hậu kỳ, mặc dù ở mức độ tùy vào điều kiện chụp. Đừng quên tham khảo histogram khi bạn sửa ảnh!

Sửa các điểm sáng bị cháy sáng

Bước 1: Kiểm tra histogram để xem nó có bị cắt ở cực phải hay không
Bước 2: Giảm các tham số “Highlight” và/hoặc “Whites”

 

Cách kiểm tra điểm sáng bị cháy sáng

1. Hiển thị histogram trong khi phát lại ảnh

Bạn phải có thể hiển thị histogram và biểu đồ RGB khi phát lại ảnh. Điều này cho phép bạn thấy liệu ảnh của bạn có các điểm sáng bị cháy sáng do dư sáng hay không.

Thủ thuật: Bạn thường có thể thay đổi qua các màn hình hiển thị phát lại khác nhau bằng cách nhấn nút “INFO” nằm ở mặt sau của máy ảnh. Nếu bạn vẫn không thể hiển thị histogram, hãy nhấn nút “MENU”, vào tab PLAYBACK (màu xanh dương), và tìm hạng mục “Playback information display” để đảm bảo rằng màn hình histogram được kích hoạt.

2. Sử dụng chức năng Highlight Alert

Nếu máy ảnh của bạn có chức năng Highlight Alert, hãy bật nó lên. Các khu vực bị cháy sáng trong ảnh của bạn sẽ nhấp nháy màu đen khi phát lại (do đó, chúng cũng được gọi là “nhấp nháy” hay “sọc vằn”). Trên các mẫu máy ảnh không có chức năng “Highlight Alert”, các khu vực bị cháy sáng cũng sẽ nhấp nháy màu đen trên màn hình phát lại có hiển thị histogram.

Nếu một phần lớn ảnh của bạn nhấp nháy màu đen, đó là dấu hiệu cần phải chụp lại với một mức phơi sáng tối hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0988.225.880 CHAT NGAY