Chụp Ảnh Hoa Bằng Tele Macro với Ánh Sáng Chiều Muộn

Tìm hiểu cách đọc ánh sáng là một kỹ năng nhiếp ảnh thiết yếu! Trong loạt bài viết này về “Xử Lý Ánh Sáng Tự Nhiên”, chúng ta xem xét các nhiếp ảnh gia phân tích ánh sáng xung quanh như thế nào để có ánh sáng đẹp. Yukie Wago, nổi tiếng về việc sử dụng ánh sáng và bokeh có chủ đích trong ảnh tele macro chụp hoa, chia sẻ cách cô có được những tông màu đồng bộ trong tấm ảnh nhẹ nhàng, duyên dáng này, với hoa cúc chuồn chuồn. Ảnh này có được mặc dù mặt trời nằm ở phía trước, một điều kiện thường dẫn đến sự tương phản rất cao. Tại sao không thử khi lần sau bạn ra công viên?

 

EOS 6D/ EF300mm f/2.8L IS USM/ FL: 300mm/ Aperture-priority AE (f/2.8, 1/320 giây, EV -0,3)/ ISO 250/ WB: Cloudy

 

Câu chuyện đằng sau ảnh này

Một điều kiện chụp có thể dễ dàng dẫn đến sự tương phản rất mạnh

Ảnh bên trên chụp hoa cúc chuồn chuồn được chụp vào giờ vàng vào một buổi chiều thu muộn, trời trong, với mặt trời chiếu trước mặt tôi. Những điều kiện chụp như thế thường dẫn đến sự tương phản mạnh, nhưng tôi muốn tạo ra một tấm ảnh có cảm giác dịu hơn. Chìa khóa của việc này là giảm độ tương phản trong ảnh sao cho các tông màu đồng nhất.

Tôi mô tả thêm về các quyết định về ánh sáng, phơi sáng và sửa ảnh ở bên dưới.

Lưu ý:  Tôi cũng cài đặt cân bằng trắng thành ‘Cloudy’, dẫn đến tông màu ấm hơn một chút làm cho không khí có vẻ ấm hơn nhưng không có màu cam quá mức.

 

Phân tích ánh sáng và phơi sáng

Hướng ánh sáng: Ánh sáng bên từ bên trái phía trước khung hình

Những gì tôi muốn thực hiện:

– Đảm bảo rằng ánh nắng chiếu lên bông hoa cúc chuồn chuồn ở (A) không quá mạnh, sẽ dẫn đến bóng gắt.
– Tăng các khu vực đổ bóng ở (B), được tạo ra bởi những cái cây phía sau. Những chỗ này sẽ trở nên tối hơn khi ánh sáng chiếu lên (A) bị giảm.

Đọc histogram

Đỉnh của histogram này nằm ở giữa, cho thấy rằng nhiều điểm ảnh trong ảnh có tông màu trung bình. Những bông hoa cúc chuồn chuồn ở (A) trong khi bóng được tạo ra bởi những cái cây ở (B). Chúng đều rất gần tâm.

Phơi sáng ảnh theo (A) sẽ làm tăng số điểm ảnh sáng, điều này sẽ làm cho ảnh quá sáng và mất tính nổi khối. Để duy trì sự cân bằng phù hợp, tôi phải giảm phơi sáng một chút và đảm bảo rằng ISO không quá cao, và sau đó tăng những chỗ đổ bóng ở B khi xử lý hậu kỳ đối với ảnh RAW.

Thủ thuật: Khi quyết định mức phơi sáng, bạn cũng nên cân nhắc bạn muốn sửa ảnh như thế nào. Nó sẽ giúp ảnh cuối cùng của bạn trông ấn tượng hơn!

 

Áp dụng quyết định

Đối với (A): Ngăn độ tương phản mạnh ở đối tượng chính

Bước 1: Di chuyển một chút sang bên để tránh trực tiếp đối diện với mặt trời

Cảnh chụp.
Khoanh tròn: Ánh sáng chiếu qua hàng cây

Trước hết, tôi lập bố cục ảnh sao cho cảnh không được ánh nắng chiếu vào trực tiếp. Điều kiện ngược sáng trực tiếp như thế hẳn sẽ dẫn đến sự tương phản rất mạnh, và cũng có thể dẫn đến lóa. Thay vào đó, tôi dịch chuyển sao cho mặt trời ở một bên—trong trường hợp này là bên trái.

Bước 2: Tìm những địa điểm ở đó có ánh nắng yếu hơn

Mặc dù nó chiếu từ một bên thay vì trực diện, nhưng ánh nắng vẫn rất mạnh. Do đó tôi tìm một góc ở đó những bông hoa cúc chuồn chuồn được chiếu sáng bởi ánh sáng đi qua lá cây. Ánh sáng này dịu hơn, nhẹ nhàng hơn, và làm cho ánh sáng trên những bông hoa được đều hơn.

 

Đối với (B): Tăng các vùng đổ bóng

Cận cảnh những chỗ đổ bóng và hiệu ứng bokeh trước xử lý hậu kỳ

Cận cảnh những chỗ đổ bóng và hiệu ứng bokeh sau xử lý hậu kỳ

Khi tôi xử lý hậu kỳ tập tin ảnh RAW, tôi thực hiện như sau:

1. Tăng bóng đổ. (Đối với ảnh này: Đến mức tối đa)
2. Giảm những vùng sáng để trung hòa ánh nắng mạnh. (Đối với ảnh này: Khoảng -50%). Điều này cũng tránh làm cho những điểm sáng bị cháy sáng trong các vòng tròn bokeh được tạo thành từ ánh sáng.

Những bước này hoàn toàn loại bỏ những sự tương phản mạnh, dẫn đến không khí nhẹ nhàng, duyên dáng.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0988.225.880 CHAT NGAY