Phơi Sáng Thủ Công Cơ Bản Trong Nhiếp Ảnh

Nếu bạn muốn kiểm soát cả khẩu độ và tốc độ cửa trập, bạn nên sử dụng chế độ Phơi Sáng Thủ Công ( Chế độ M). Nó có thể là một chế độ khá khó thành thạo đối với người mới sử dụng, nhưng cũng có thể là rất tiện để đạt được những ý định nhiếp ảnh nhất định. Trong bài viết này chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn chế độ này và nó có thể được sử dụng để làm gì.

 

Chế độ phơi sáng thủ công: Cho phép bạn cài đặt và cố định độ sáng của ảnh theo ý thích

Những điểm cần lưu ý

– Bạn quyết định tốc độ cửa trập và khẩu độ.
– Thiết lập độ sáng không đổi một khi bạn đã cài đặt.
– Chế độ này giúp bạn đạt được mức phơi sáng phù hợp với ý định chụp ảnh của bạn.
Như chúng ta đã tìm hiểu trong 2 bài viết trước đây, ở chế độ Aperture-priority AE và Shutter-priority AE, người dùng cài đặt khẩu độ/tốc độ cửa trập theo cách thủ công, và máy ảnh tự động tính toán và cài đặt các thiết lập còn lại sẽ cung cấp mức phơi sáng tối ưu. Tuy nhiên, ở chế độ Phơi Sáng Thủ Công, cả khẩu độ và tốc độ cửa trập được quyết định bởi người dùng và được phản ánh trong ảnh—máy ảnh không tự động cài đặt bất kỳ thiết lập phơi sáng nào.

Về mặt này, các thiết lập chế độ Phơi Sáng Thủ Công sẽ không bị ảnh hưởng bởi độ sáng chung của điều kiện chụp—dĩ nhiên, trừ phi bạn tự điều chỉnh chúng. Lợi thế lớn nhất của tính năng này là nếu bạn quyết định thay đổi bố cục, và điều này dẫn đến thay đổi sự cân bằng độ sáng giữa đối tượng chính và hậu cảnh, đối tượng chính sẽ được chụp sáng giống như trước khi bạn thay đổi bố cục. Tính chất này làm cho chế độ Phơi Sáng Thủ Công trở nên rất hữu ích đối với những cảnh trong đó có độ tương phản sáng mạnh, để chụp ảnh chân dung ngược sáng, và cũng đối với khi bạn muốn cố tình làm cho ảnh trở nên sáng hơn (hoặc tối hơn).

Chìa khóa của việc cấu hình thiết lập ở chế độ Phơi Sáng Thủ Công là nắm rõ ý định chụp ảnh của bạn. Nếu bạn muốn tạo ra hiệu ứng bokeh, trước tiên hãy quyết định thiết lập khẩu độ; nếu bạn muốn ảnh khắc họa hành động theo cách nào đó, trước tiên hãy quyết định tốc độ cửa trập. Một khi bạn đã quyết định xong, hãy sử dụng chỉ báo mức phơi sáng trong khung ngắm để giúp bạn quyết định giá trị cần cài đặt cho các thiết lập khác. Nếu bạn đang sử dụng máy ảnh EOS M-series không có khung ngắm quang, bạn có thể hiển thị chỉ báo mức phơi sáng trong màn hình LCD và sử dụng nó để giúp bạn quyết định mức phơi sáng cần sử dụng.

Là người mới sử dụng, tự nhiên là bạn sẽ cảm thấy choáng hoặc mất phương hướng với tất cả các thiết lập thủ công. Sẽ có ích khi bạn hiểu rõ khẩu độ và tốc độ cửa trập liên quan đến phơi sáng bằng cách nào. Một khi bạn đã thành thạo, bạn sẽ có thể chụp nhanh khi bạn không phải áp dụng bù phơi sáng để điều chỉnh độ sáng mỗi khi bạn chụp.

 

Bánh xe điều chỉnh chế độ trên máy ảnh của bạn
Để sử dụng chế độ Phơi Sáng Thủ Công, hãy xoay bánh xe điều chỉnh chế độ của máy ảnh đến [M].

 

Màn hình Điều Chỉnh Nhanh
A: Tốc độ cửa trập
B: Thiết lập khẩu độ (số f)

Nhiếp ảnh gia cài đặt cả khẩu độ và tốc độ cửa trập
Nhiếp ảnh gia cài đặt cả khẩu độ và tốc độ cửa trập. Trước tiên hãy cài đặt giá trị cho một trong hai thiết lập này. Sau đó, hãy sử dụng chỉ báo mức phơi sáng trong khung ngắm để giúp bạn cài đặt giá trị cho thiết lập kia.

 

Kiểm tra chỉ báo mức phơi sáng để có mức phơi sáng chính xác
Để kiểm tra mức phơi sáng chính sáng, hãy sử dụng chỉ báo mức phơi sáng trong khung ngắm (hoặc hiển thị trong màn hình LCD). Bạn có thể điều chỉnh theo hướng dương (+) để mức phơi sáng sáng hơn, và theo hướng âm (-) để có mức phơi sáng tối hơn. Cài đặt mức này ở ‘0’ sẽ cung cấp cho bạn mức phơi sáng chính xác.

Thủ thuật: Sử dụng độ nhạy sáng ISO cố định 
Khi bạn chụp ở chế độ Phơi Sáng Thủ Công, bạn nên sử dụng độ nhạy sáng ISO cố định. Hiện nay, các máy ảnh mới có xu hướng có thiết lập ‘ISO Auto’ là thiết lập ISO mặc định, nhưng nếu bạn sử dụng thiết lập đó khi bạn thực hiện phơi sáng thủ công, nó có thể làm ảnh hưởng đến các hiệu ứng bạn muốn đạt được với thiết lập khẩu độ và tốc độ cửa trập của bạn. Trước tiên hãy cài đặt ISO 100, và nếu thiết lập khẩu độ và tốc độ cửa trập mà bạn đã cài đặt không thực hiện tốt, hãy tinh chỉnh thêm độ nhạy sáng ISO cho đến khi bạn tìm được thiết lập hoạt động tốt.

 

Ví dụ sử dụng #1: Khi cảnh của bạn có phần trong nhà và ngoài trời, và bạn muốn cân bằng độ sáng

EOS 5D Mark III / EF50mm f/1.4 USM/ FL: 50mm/ Manual exposure (f/3.5, 1/60 giây)/ ISO 640/ WB: Daylight

Khi bạn muốn bao gồm cả phần tối trong nhà và một cảnh ngoài trời sáng hơn trong cùng một khung hình, sẽ có độ tương phản sáng cao, đây là lúc chế độ Phơi Sáng Thủ Công sẽ có ích. Bạn có thể tinh chỉnh sự kết hợp thiết lập khẩu độ-tốc độ cửa trập để đảm bảo độ sáng cân bằng ở các phần trong nhà và ngoài trời của cảnh.

 

Ví dụ sử dụng #2: Để đảm bảo đủ độ sáng ở khuôn mặt của đối tượng khi chụp chân dung ngược sáng

EOS 6D/ EF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 105mm/ Manual exposure (f/4, 1/125 giây)/ ISO 100/ WB: Daylight

Chụp ngược sáng làm cho khuôn mặt đối tượng người bị tối. Sử dụng chế độ Phơi Sáng Thủ Công để đảm bảo rằng mức phơi sáng chính xác được đo ở khuôn mặt đối tượng, và bạn sẽ có thể chụp ở cùng mức phơi sáng mà không bị ảnh hưởng với mức sáng/tối ở hậu cảnh.

 

Ví dụ sử dụng #3: Để cố tình chụp sáng hơn (hoặc tối hơn)

EOS 6D/ EF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 105mm/ Manual exposure (f/4, 1/20 giây)/ ISO 100/ WB: Daylight

Khi bạn chụp với chế độ Program, Shutter-priority và Aperture-priority, bạn sử dụng bù phơi sáng để kiểm soát độ sáng. Nhưng có giới hạn về mức bù phơi sáng có thể áp dụng, mặc dù phạm vi thực tế khác nhau tùy mẫu máy ảnh. Để kiểm soát tốt hơn đối với độ sáng khi bạn muốn cố tình chụp ảnh sáng hơn/tối hơn, tốt nhất là hãy sử dụng chế độ Phơi Sáng Thủ Công. Chế độ này cho phép bạn dễ dàng có được ảnh bạn hình dung trong đầu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0988.225.880 CHAT NGAY