Ống kính góc rộng (wide-angle lens) thường cùng lúc mang lại nhiều điều thú vị cũng như thất vọng đối với người chơi ảnh.
Thế nào là một ống kính góc rộng?
Như chúng ta đã biết, từ một khoảng cách đặt máy như nhau, một ống kính có tiêu cự (focal length) càng ngắn thì góc ảnh càng rộng, nghĩa là càng thu được vào máy ảnh một không gian lớn hơn, ngược lại, tiêu cự càng dài thì không gian thu vào máy càng hẹp. Nhưng ống kính có tiêu cự bao nhiều thì được coi là một ống kính góc rộng?
Tạo ấn tượng với ống góc rộng
Đối với một thân máy toàn khổ (full-frame) có bản phim là 35mm (Xem thêm)- hoặc cảm biến 36×24mm đối với máy ảnh kỹ thuật số, một ống kính tiêu chuẩn có tiêu cự vào khoảng 50mm. 50mm là tiêu cự cho góc ánh giống nhất với khả năng thu nhận không gian hình ảnh của mắt con người. Những ống kính có khả năng mở rộng hơn tầm góc ảnh tiêu chuẩn (tức có tiêu cự nhỏ hơn 50mm) sẽ được coi là ống kính góc rộng. Các ống kính góc rộng cũng được chia làm 3 loại chính: Góc rộng, góc siêu rộng và góc cực siêu rộng. Đó là đối với thân máy toàn khổ. Vậy với thân máy gắn cảm biến cúp nhỏ (APS-C) thì sao? Do gắn cảm biến cúp nhỏ, hình ảnh thu về máy của cùng một tiêu cự sẽ bị hẹp hơn. Bảng sau sẽ cho ta thấy các giá trị tương đương về khái niệm góc rộng khi lắp ống kính vào các loại thân máy khác nhau.
Góc máy (position) và phối cảnh (perspective)
Khi sử dụng ống rộng, góc đặt máy rất quan trọng, ảnh hưởng lớn tới các đường thẳng của chủ thể. Góc đặt máy (so với phương thẳng đứng với mặt đất), ví dụ khi chụp một tòa nhà cao, nếu đặt máy thẳng đứng, chân đế và đỉnh tòa nhà sẽ có hình ảnh bằng nhau, nếu đặt máy chếch lên đỉnh, đỉnh tòa nhà sẽ có kích thước nhỏ hơn trong ảnh), khi chụp với ống góc rộng, do xu hướng khuếch đại các hiệu ứng phối cảnh, người chụp cần để ý nhiều hơn tới phối cảnh của chủ thể để tránh việc chủ thể bị đổ sấp, đổ ngửa không mong muốn, đồng thời chủ động tận dụng đặc điểm này để tạo tính nghệ thuật cho bức ảnh. Người chụp nên thử nghiệm các góc đặt máy khác nhau để tạo ấn tượng cho bức ảnh.
Độ méo ảnh (distortion)
Các ống góc rộng thường có độ méo hình cao hơn. Đặt máy càng gần chủ thể thì độ méo hình càng tăng, vì vậy, để bức ảnh có giá trị nghệ thuật, khi sử dụng ống góc rộng, người chụp cần tìm hiểu về độ méo hình của ống kính đang sử dụng để kiểm soát tốt độ méo hình, chuyển nhược điểm này thành những ưu điểm có chủ đích trong khuôn hình. Lưu ý: Độ méo hình ở đây đề cập đến độ méo (phình to, lồi ở giữa và các cạnh) không mong muốn và không kiểm soát được chứ không phải có chủ đích trong sản xuất như đối với ống kính mắt cá (fisheye lens).
Cũng do đặc điểm ống góc rộng có xu hướng khuếch đại các chi tiết trong đó có các sai sót cúp hình, độ lệch chéo của các đường nét của chủ thể và các chi tiết sai sót khác do đặt lệch máy ảnh, người chụp cần chú ý hơn tới các chi tiết này khi sử dụng ống kính góc rộng, đặc biệt là các chi tiết ở sát mép ảnh.
Khi thấy những cảnh đẹp hùng vĩ, chúng ta thường bị thu hút quá nhiều và không để tâm đến những đối tượng khác xung quanh.
Hãy tập bình tĩnh và nhẫn nại, tìm những đối tượng xung quanh bạn để có thể đưa vào khung ảnh, tác phẩm của bạn để tạo ra điểm nhấn thì nó sẽ trông ấn tượng hơn.
Khép Khẩu
Nên lắp đặt ống kính được khép khẩu sâu, khoảng từ F/14 cho đến F/16 để có độ nét nhiều nhất có thể. Nếu bạn chụp hình cận với vật thể tiền cảnh thì khép khẩu sâu đặc biệt quan trọng, và nhớ rằng đừng khép quá nhiều đến F/18 hay F/22, chất lượng hình của bạn sẽ bị giảm đi.
Sử Dụng Thủ Thuật Focus Stacking
ocus Stacking được hiểu là thủ thuật lấy nét chồng, nghĩa là khi bạn chụp nhiều bức ảnh ở những khoảng/điểm lấy nét khác nhau, sau đó dùng Photoshop ghép chúng lại và cho ra thành phẩm cuối cùng được độ nét cao nhất.
Thử Nghiệm Với Nhiều Khoảng Cách Khác Nhau
Khi bạn sử dụng ống kính siêu rộng, sẽ thu trọn rất nhiều thứ vào trong khung ảnh của bạn, và đó thỉnh thoảng sẽ là một phiền toái mà bạn phải đối mặt.
Chính vì vậy, giải pháp là bạn nên chụp với nhiều khoảng cách khác nhau, ví dụ như bạn đang chèo thuyền để tìm các góc chụp từ xa, bạn có thể chụp ở nhiều khoảng cách/vị trí khác nhau trong lúc chèo thuyền.
Với biện pháp này bạn sẽ thấy được sự khác biệt cũng như hiệu ứng của tiền cảnh lẫn hậu cảnh ở mỗi vị trí mình đứng. Tinh tế hơn nghĩa là, đừng bao giờ đứng yên một chỗ chỉ để chụp 1 góc duy nhất.
Hạ Thấp Máy Xuống
Như vừa nói trên, các vật thể sẽ trở nên to hơn khi vào khung hình của bạn, cũng như khi bạn đặt máy xuống thấp dưới mặt đất.
Hãy biến nó thành lợi thế trở thành hiệu mới để sáng tạo ra những bức hình độc đáo, sáng tạo.
Chụp Ở Độ Cao Khác Nhau
Một điều bạn cần biết nữa đó là độ cao của máy ảnh hưởng rất lớn đến góc nhìn khi bạn sử dụng ống kính wide.
Nên hãy thử trải nghiệm chụp một cảnh nhưng với nhiều độ cao khác nhau, bạn sẽ có nhiều lựa chọn hơn cho mình.