Chụp sự kiện có khó như mọi người vẫn nghĩ?

Mỗi sự kiện diễn ra luôn cần được lưu lại những khoảnh khắc ấn tượng. Đây có lẽ là nhiệm vụ của mỗi nhiếp ảnh gia. Tuy nhiên, trong không gian của những ánh đèn đủ màu sắc, thay đổi theo từng giai điệu thì làm sao để chó thể tác nghiệp tốt nhất. Chụp sự kiện liệu có khó như mọi người vẫn nghĩ?
 
Để chụp ảnh thực sự có hiệu quả, bạn cần phải tách biệt ra 2 vấn đề nhỏ trong này, là chụp có đèn flash và không có đèn flash. Mỗi trường hợp khác nhau sẽ bắt buộc bạn sử dụng những thông số khác nhau để bức hình đúng với ý đồ.

A.Chụp sự kiện với flash rời

Flash cóc được trang bị trên máy ảnh không thể sử dụng tốt trong trường hợp này. Cái bạn cần chính là một chiếc flash rời nhằm tối ưu hóa việc sử dụng ánh sáng, giúp cho chủ thể không bị cháy sáng và giữ được background không bị quá tối.

Các loại đèn flash chính hãng của CanonNikon hay Sony cũng như các loại đèn flash của các bên thứ 3 như YoungnouNissin… hiện nay đều được trang bị tính năng TTL, giúp cho máy ảnh tự đo sáng và đưa ra thông số tự động phù hợp với môi trường. Bạn có thể tùy chỉnh chế độ nào của máy ảnh (Chế độ A để ưu tiên khẩu, S để ưu tiên tốc độ màn trập hay M để chỉnh tay hoàn toàn) để làm nốt việc còn lại. Dù bạn có sử dụng chế độ nào đi nữa thì khả năng đồng bộ của đèn với máy ảnh đã được thiết lập và bạn sẽ không bỏ lở bất kỳ khoảnh khắc nào.

-Trường hợp đèn flash không có chế độ TTL hay ánh sáng phức tạp, có nhiều nguồn hay thay đổi màu sắc liên tục, bạn cần chỉnh flash sang chế độ M (manual) để chỉnh tay cho phù hợp với môi trường. Bạn nên để cố định một mức công suất đèn, còn các yếu tố khác thay đổi như ISO, và tốc độ màn trập để thay đổi cường độ sáng.

 
Lưu ý:

-Khi chụp đám đông, tập thể, để hạn chế việc out nét ở rìa ảnh, các bạn có thể lựa chọn những ống kính có tiêu cự lớn cũng như khép khẩu nhỏ lại để bức ảnh rỏ nét tất cả mọi người. Đối với 4-5 người, bạn cần để khẩu F5 là đủ và nâng ISO lên cao một chút để lấy đủ ánh sáng.
-Để tránh việc mặt chủ thể bị cháy sáng, và hậu cảnh tối đen, bạn cũng có thể sử dụng thêm tản sáng hoặc chỉnh góc đèn lên góc 60-75 độ hay có thể đánh trực tiếp lên trần nhà để ánh sáng tỏa đều hơn.
-Tăng ISO lên cao còn có tác dụng giúp bạn có thể hạ công suất đèn giúp pin của đèn flash hồi nhanh hơn, và bạn có thể chụp được nhiều bức hình hơn.

B.Trường hợp không sử dụng đèn flash

Đây là cách được dùng trong một số sự kiện không cho phép sử dụng đèn, khi điều kiện ánh sáng vừa đủ, cho phép bạn hạ tốc, nâng ISO lên đến mức cho phép và khép khẩu. Cách này còn được dùng để chữa cháy khi đèn flash hết pin hoặc bạn quên mang theo.

-Tăng ISO máy ảnh: Mỗi máy ảnh khác nhau có ngưỡng ISO khác nhua. Tùy vào máy ảnh của bạn có thể chụp tối đa ở ISO nào mà hình ảnh vẫn giữ được độ nét, độ nhiễu chấp nhận được mà bạn có thể thiết lập ở mức đó.
-Giảm tốc độ màn trập: Điều này phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của bạn, cũng như chủ thể đứng yên hay di chuyển nhiều. Nếu bạn sử dụng ống kính và máy ảnh chống rung thì cực kỳ hữu ích trong trường hợp này. Ban cũng có thể sử dụng những phụ kiện như chân máy ảnh để hạn chết tối đa độ rung.

   -Mở khẩu tối đa: Việc sử dụng ống kính có độ mở lớn là phương pháp tối ưu nhát trong điều kiện này. Tuy nhiên, vì DOF quá mỏng, có thể làm cho bạn bắt không đúng nét.
-Kết hợp cả 3 phương án trên:  việc kết hợp một cách hiệu quả cả 3 phương án trên sẽ giúp cho bạn làm chủ được ánh sáng hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0988.225.880 CHAT NGAY