Chụp ảnh động vật hoang dã, bao gồm chụp ảnh chim, thường là một trò chơi chờ đợi. Và nếu bạn sẽ chờ, bạn cũng có thể cố gắng hết sức đảm bảo rằng cảnh và sự cài đặt càng gần mức hoàn hảo càng tốt trước khi đối tượng đi vào cảnh! Nhiếp ảnh gia chụp ảnh thiên nhiên Yukie Wago chia sẻ cách cô lên kế hoạch để có tấm ảnh hoàn hảo, từ việc chọn thiết bị đến sự chú ý tỉ mỉ đối với địa điểm chụp, đến việc phơi sáng có cân nhắc việc xử lý hậu kỳ.
EOS 6D/ EF100-400mm f/4.5-5.6L IS II USM/ FL: 400mm/ Aperture-priority AE (f/5.6, 1/640 giây, EV -0,3)/ ISO 100/ WB: Auto
Bước 1: Sử dụng độ sâu trường ảnh nông trên ống kính siêu tele
Để có được cảm giác ấm cúng trong ảnh này chụp chim vành khuyên Nhật (chim “mejiro”) bọc trong hoa anh đào màu hồng, tôi sử dụng hiệu ứng bokeh mạnh mà độ sâu trường ảnh nông của đầu 400mm của ống kính zoom tele của tôi có thể đạt được, chụp ở khẩu độ tối đa.
Vì tôi cũng đã có kế hoạch giảm độ tương phản khi tôi xử lý hậu kỳ ảnh này, tôi sử dụng bù phơi sáng để làm cho anh thiếu sáng một chút (EV -0.3) sao cho tôi sẽ có được kết quả tốt hơn trong ảnh cuối cùng.
Thủ thuật: Nếu chim di chuyển nhiều, có khả năng bạn sẽ có thể chụp cầm tay dễ dàng hơn.
Ống kính tôi sử dụng
EF100-400mm f/4.5-5.6L IS II USM
Trên hệ thống EOS R, hãy thử: RF100-500mm f/4.5-7.1L IS USM
Bước 2: Trước tiên chọn địa điểm chụp, và sau đó chờ con chim
Đối với những ảnh như thế này, hãy chọn địa điểm, quyết định khung hình và sau đó chờ con chim. Có thể mất nhiều thời gian và cần kiên nhẫn hơn so với việc đi theo con chim, nhưng bạn sẽ có thể kiểm soát nhiều hơn đối với bokeh tiền cảnh và hậu cảnh.
Trước khi bạn bố trí cài đặt, hãy quan sát con chim bạn muốn chụp và để ý khu vực nó có xu hướng di chuyển trong đó. Trong khu vực đó, tìm một địa điểm thích hợp, cài đặt, và chuẩn bị nhả cửa trập khi con chim đi vào khung hình.
Thủ thuật về địa điểm chụp #1: Tránh bao gồm nhánh và thân cây
Trong khu vực đó, hãy tìm một địa điểm có nhiều hoa mà bạn có thể biến thành bokeh tiền cảnh. Đồng thời, cố tránh có những nhánh cây dày trong khung hình—chúng sẽ phá hỏng cảm giác mờ mịn, mơ màng.
Nhánh và thân cây có góc cạnh và sẽ làm xao lãng sự chú ý khỏi hiệu ứng bokeh tròn mờ mịn, mơ màng.
Thủ thuật về địa điểm chụp #2: Cần tìm kiếm dạng ánh sáng gì?
Khi tạo ra hiệu ứng bokeh hậu cảnh và tiền cảnh, hãy chọn một điểm có sự kết hợp phù hợp giữa những vùng có bóng râm và ánh sáng chiếu qua cây, và chụp con chim trong vùng bóng râm. Bằng cách đó, khi bạn giảm độ tương phản trong xử lý hậu kỳ, bạn sẽ vẫn có thể nhìn thấy các chi tiết của những bông hoa giữa hiệu ứng bokeh, và con chim sẽ nổi bật.
Nếu bạn muốn tạo ra vòng tròn bokeh từ ánh nắng, bạn sẽ có được kết quả tốt hơn nếu bạn chụp vào buổi sáng hoặc buổi chiều muộn khi ánh nắng chiếu theo đường chéo.
Một trong những ảnh tôi chụp thử. Khi bạn đã tìm được một góc phù hợp, hãy chụp thử để xem hiệu ứng bokeh xuất hiện thế nào. Theo đó mà điều chỉnh khung hình.
Bước 3: Trong xử lý hậu kỳ, giảm độ tương phản và tăng điểm sáng
Trước
Sau
Ở Bước 2, chúng ta chụp tại một địa điểm có nhiều ánh sáng và bóng râm, dẫn đến ảnh có độ tương phản cao. Chúng ta cũng chụp đối tượng trong bóng râm, làm cho nó trông khá tối. Đừng sợ—nó không phải là ảnh không đạt!
Phép màu xuất hiện khi bạn xử lý hậu kỳ ảnh để khôi phục màu gốc của con chim. Sau đây là những thao tác của tôi trong Camera Raw:
– Tăng vùng tối (+43)
– Giảm vùng sáng (-46)
– tăng phơi sáng rất ít (+0.15)
– Giảm độ tương phản một chút (-2)
Những điều chỉnh này làm nổi bật màu sắc đẹp của chim vành khuyên và ảnh cuối cùng có vẻ sáng và mơ màng.