Vậy là bạn đang dùng ống nhòm và ống kính siêu tele để tìm chim. Bạn thấy một loài chim mới rất đẹp đậu trên cành, và vội vã tiến về phía nó…nhưng khoan đã! Trong thích thú, bạn có thể có một góc chụp mang lại kết quả không ưng ý lắm. Trong bài viết này, chúng tôi chia sẻ một số thủ thuật để có góc chụp đẹp hơn đối với ảnh chân dung chim.
1. Chim đang đậu: Đến gần hơn không nhất thiết là tốt hơn
Cả hai ảnh đều chụp cùng một con chim, và được chụp bằng cùng một máy ảnh và ống kính. Bạn có thể nhận ra sự khác biệt về góc máy không?
Từ khoảng cách xa hơn
Chim Bói Cá Khoang Cổ
Từ ngay bên dưới cái cây
Cả hai ảnh: EOS R6/ EF400mm f/4 DO IS II USM + Extender EF2x III/ FL: 800mm ở f/8
Nghiêng máy dẫn đến méo
Trong ảnh đầu tiên, chúng ta chú ý đầu tiên vào đầu và mắt chim, trong khi trong ảnh thứ hai, chúng ta chú ý vào bụng của con chim. Thân con chim có vẻ lớn hơn bất tương xứng trong ảnh thứ hai.
Việc ở ngay dưới cái cây dẫn đến góc nâng dốc hơn và mặt phẳng tiêu nghiêng nhiều hơn. Điều này không chỉ dẫn đến méo khả kiến đối với hình dáng của con chim, mà còn làm cho khó lấy nét được toàn bộ con chim.
2. Đối với chim sống ven bờ và chim sống trên mặt đất, hãy chụp ở góc thấp
Không phải chim nào cũng bay nhảy trên cây Cũng có nhiều loài chim sống ven bờ và dưới mặt đất! Có thể có vẻ như chụp được ảnh đẹp dễ hơn khi chỉ nhắm ống kính vào chúng từ vị trí bạn đang đứng, nhưng đây là nơi vị trí chụp của bạn tạo nên sự khác biệt.
Xem các ảnh bên dưới. Để ý rằng bokeh tiền cảnh và hậu cảnh mạnh hơn trong ảnh có vị trí thấp?
Vị trí thấp
Chim le nâu
Từ vị trí đứng
Cả hai ảnh: EOS R5/ EF600mm f/4L IS III USM + Extender EF1.4x III/ FL: 840mm ở f/8
Ống kính ngang tầm đối tượng = tầm mắt, bokeh đẹp hơn
Khi bạn chụp từ một vị trí thấp hơn để ống kính của bạn ngang tầm mắt của đối tượng, nó thường tạo ra nhiều không gian hơn giữa hậu cảnh và đối tượng, dẫn đến hiệu ứng bokeh hậu cảnh mạnh hơn. Mặt phẳng tiêu cũng làm cho hiệu ứng bokeh tiền cảnh rõ hơn.
Thủ thuật: Xoay màn hình cảm ứng có thể thay đổi góc để chụp thoải mái hơn từ một vị trí thấp hoặc góc thấp.
3. Cẩn thận với hướng ánh sáng
Bạn không thể kiểm soát thời tiết hay mặt trời, nhưng bạn có thể kiểm soát vị trí bạn chụp! Di chuyển để tìm ánh sáng đẹp nhất cho ảnh của bạn.
Chim Chèo Chẹo Lớn
EOS 7D Mark II/ EF500mm f/4L IS USM + Extender EF 1.4x/ FL: 700mm (tương đương 1120mm)
Thuận sáng được xem là lý tưởng vì nó giữ lại hầu hết chi tiết và màu sắc sống động.
EOS 7D Mark II/ EF500mm f/4L IS USM + Extender EF 1.4x/ FL: 700mm (tương đương 1120mm)/ Aperture-priority AE (f/8, 1/50 giây)/ ISO 400
Ánh sáng khuếch tán mang lại cảm giác nhẹ nhàng hơn một chút.
EOS 7D Mark II/ EF500mm f/4L IS USM + Extender EF 1.4x/ FL: 700mm (tương đương 1120mm)/ Aperture-priority AE (f/6.3, 1/320 giây, EV -0,3)/ ISO 1000
Ngược sáng và ánh sáng bên có thể mang lại tính ba chiều đẹp. Tuy nhiên, hãy cẩn thận khi chụp ngược sáng vì các chi tiết bị mất trong phần đổ bóng.
Ngược sáng
Đầu của chú chim già đẫy Java này quá tối, dẫn đến mất chi tiết.
Thuận sáng
Ánh sáng thuận ghi lại các chi tiết một cách rõ ràng. Màu sắc cũng sống động hơn.
Thủ thuật: Tính năng Animal Detection AF trên các mẫu máy ảnh mới nhất của Canon như EOS R5 và EOS R6 sẽ phát hiện và theo dõi chim, cho phép bạn tập trung vào việc tìm góc phù hợp nhất!
4. Nhanh chóng, đơn giản và dễ thương: Hậu cảnh màu xanh lá hoặc xanh dương
Để có một bố cục đơn giản nhưng dễ chịu, hãy lập khung hình cho chú chim trên hậu cảnh màu xanh dương hoặc xanh lá. Những màu này cũng mang lại cảm giác thiên nhiên hiệu quả hơn.
Chim Bói Cá Cổ Trắng
EOS R6/ EF300mm f/2.8L IS USM + Extender EF2x III/ FL: 600mm/ Aperture-priority AE (f/8, 1/1600 giây, EV +0,3)/ ISO 1600
Chim Nhàn Nhỏ
EOS 7D Mark II/ EF300mm f/2.8L IS USM + Extender EF2x III/ FL: 600mm (tương đương 960mm)/ Shutter-priority AE (f/5.6, 1/1600 giây, EV +1,7)/ ISO 800
Loài
Thủ thuật: “Màu xanh lá” cũng có thể đến từ hình ảnh phản chiếu dưới nước!
Chim Te Te
EOS R5/ EF600mm f/4L IS III USM + Extender EF1.4x III/ FL: 840mm/ Aperture-priority AE (f/8, 1/500 giây)/ ISO 250
Kỹ thuật bổ sung: Sử dụng các chế độ tùy biến của máy ảnh (C1, C2, C3) để thay đổi thiết lập một cách nhanh chóng
Khi một con chim đang đậu bắt đầu bay và bạn quyết định theo dõi nó, sự thay đổi ở hậu cảnh có nghĩa là thiết lập phơi sáng của bạn cũng phải thay đổi. Nếu bạn có xu hướng sử dụng các thiết lập cụ thể cho các cảnh cụ thể, các vị trí chế độ tùy biến C1 đến C3 trên một số mẫu máy ảnh cho phép bạn thay đổi bằng cách chỉ cần xoay bánh xe hoặc nhấn nút (tùy biến).
Sau đây là cách tôi cài đặt. Khi con chim cất cánh bay, tôi chỉ chuyển sang C1 hoặc C2 theo đó.
C1: Đối với ảnh chim bay ngược sáng
Chim Già Đẫy Java
Tôi cài đặt giá trị bù phơi sáng cao hơn C2 để bù cho mức thiếu sáng do ngược sáng gây ra.
C2: Ảnh chụp chim bay bình thường
Quạ Nhà
Thiết lập bình thường của tôi đối với chim đang bay là f/6.3 đến f/8, 1/1600 đến 1/2000 giây, EV0 đến +0,3, và ISO Auto.
C3: Chế độ Aperture-priority AE ở chế độ 1.6x crop (các máy ảnh EOS R series)
Chim Bắt Ruồi Xanh Trung Quốc
Chế độ này cho phép tôi nhanh chóng có được ảnh crop gần hơn của những chú chim ở xa. Ảnh bên trên được chụp với EF300mm f/2.8L IS II USM có gắn EF2x III extender, và chế độ 1.6x crop dẫn đến độ dài tiêu cự hiệu dụng là 960mm.