Chụp Ảnh Động Vật Hoang Dã Bằng Ống Kính Siêu Tele: Tĩnh & Động Tương Phản ở 800mm

Một nhiếp ảnh gia chuyên chụp động vật hoang dã chia sẻ câu chuyện đằng sau tấm ảnh siêu tele chụp sếu Nhật, cũng như một số thủ thuật để tìm được tốc độ cửa trập phù hợp nhất đối với một tấm ảnh chụp ở tốc độ cửa trập thấp.

EOS R/ EF800mm f/5.6L IS USM/ FL: 800mm/ Manual exposure (f/25, 2 giây)/ ISO 200/ WB: Auto
Thiết bị khác: Kính lọc ND khả biến

 

Câu chuyện đằng sau ảnh này

Tôi muốn chụp đàn sếu Nhật này khi chúng tỉnh giấc và thực hiện hoạt động buổi sáng. Do đó, tìm đến khu vực chúng thường đậu vào sáng sớm. Ảnh này được chụp vào khoảng 7 giờ sáng vào một ngày đẹp trời, khi mặt trời vừa mọc, và trời bắt đầu sáng lên.

Không sáng như tôi muốn, nhưng nó dẫn đến những điều kiện khá độc đáo

Hôm đó trời hơi có mây, do đó tôi không có nhiều ánh sáng lắm. Tuy nhiên, ánh nắng phản chiếu từ những đám mây nhuốm một màu vàng đẹp cho mặt sông.

Tại thời điểm này vào những buổi sáng lạnh, đàn sếu sẽ thường vẫn đứng sát nhau và ngủ. Nhưng vì trời đã ấm vào ngày chụp, một số chúng đã tỉnh giấc và đi loanh quanh. Và do đó, tôi quyết định sử dụng một tốc độ cửa trập thấp để thể hiện sự tương phản giữa những con sếu đang ngủ và những con đã tỉnh.

 

Thiết bị: Một ống kính siêu tele

Canon EF800mm f/5.6L IS USM

Lựa chọn chuyên nghiệp: EF800mm f/5.6L IS USM

Để chụp sếu mà không làm phiền chúng, tôi phải sử dụng một ống kính siêu tele. Ở đây, tôi sử dụng ống EF800mm f/5.6L IS USM. Khi kết hợp với EOS R, có thể sử dụng AF trong toàn bộ khu vực AF (khoảng 88% ngang × 100% dọc của cảm biến hình ảnh) ngay cả khi sử dụng Ngàm Chuyển EF-EOS R và extender (cũng được gọi là teleconverter). Chất lượng hình ảnh hầu như không bị giảm ngay cả khi gắn extender. Kích thước của nó làm cho khó thao tác hơn, nhưng hiệu ứng kéo gần (pull-in) và hiệu ứng nén của nó không ống kính nào có được.

Các thiết bị thay thế phù hợp túi tiền

– RF800mm f/11 IS STM
– EF100-400mm f/4.5-5.6L IS II USM với Extender EF2xIII

Mặc dù bạn có thể phải làm việc với một khẩu độ hẹp hơn trên những ống kính thay thế này, nhưng nó thực sự không thành vấn đề đối với ảnh chụp ban ngày ở tốc độ thấp như ảnh này, trong đó dù sao thì bạn cũng sẽ sử dụng khẩu độ rất hẹp.

 

Bước 1: Sử dụng kính lọc ND và tốc độ cửa trập thấp

Ban đầu, tôi chụp ở tốc độ 1/500 giây, và có được ảnh sau đây:

Chụp ở 1/500 giây

Bạn có thể biết những con nào đang di chuyển hay không? Tôi cũng không biết. 1/500 giây là đủ nhanh để đóng băng mọi chuyển động để mọi thứ trông sắc nét.

Đôi khi, bạn muốn điều đó.Tuy nhiên, với ảnh này, tôi muốn ghi lại sự tương phản giữa tĩnh và động.

Do đó, dùng một kính lọc ND khả biến, tôi chọn một tốc độ cửa trập chậm hơn nhiều, là 2 giây. Tốc độ này cho phép ghi lại nhòe chuyển động, tạo ra sự tương phản giữa những con sếu đang ngủ và những con đã tỉnh và đang di chuyển.

 

Bước 2: Sử dụng tốc độ cửa trập thấp để thêm tính động cho ảnh của bạn

Nếu bạn muốn thử thách, bạn cũng có thể chụp lia! Đây là ảnh của tôi:

Hãy nhớ: Cân nhắc sự cân bằng chung khi bạn chọn tốc độ cửa trập

Với ảnh này, một tốc độ cửa trập chậm hơn hẳn sẽ làm nhòe rất nhiều những con sếu đang di chuyển, chúng sẽ gần như biến mất.

Ngoài ra, đừng quên rằng các yếu tố chuyển động trong ảnh của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi tốc độ cửa trập. Tôi đã không sử dụng một tốc độ cửa trập cao hơn vì tôi thích hình ảnh nước chảy trên sông ở tốc độ 2 giây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0988.225.880 CHAT NGAY