Chim Đang Bay: Các Thiết Lập Máy Ảnh Để Tăng Khả Năng Chụp Thành Công

Khi chụp chim đang bay, việc lấy nét là nói dễ hơn làm. Hệ thống EOS iTR AF X trên EOS R5EOS R6 dễ dàng phát hiện thân, đầu, và thậm chí là mắt chim, nhưng đối với một số cảnh khó, một số tinh chỉnh trong trình đơn có thể giúp thực hiện tốt hơn nữa. Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp Neo Ng, với đam mê chụp ảnh hành động đưa anh đến những nơi có chim lặn săn mồi, đang nghỉ ngơi sau hoạt động chụp ảnh thể thao, chia sẻ một số thủ thuật.

 

 

Trước khi chụp: Các thiết lập cơ bản để có phản ứng tối ưu

Các thể loại nhiếp ảnh khác nhau có các thiết lập tối ưu khác nhau, và vẻ đẹp của những chiếc máy ảnh cao cấp như EOS R5 và EOS R6 là mức tùy chỉnh bạn có thể thực hiện đối với chúng cho phù hợp với cảnh và ưu tiên của bạn.

Khi chụp các đối tượng chuyển động rất nhanh nhưng khó đoán chẳng hạn như chim đang bay và lặn, mỗi phần nhỏ giây đều quan trọng. Những mẫu máy ảnh như EOS R5, EOS R6, và EOS-1D X Mark III đã được chế tạo để đạt được tốc độ cao và hiệu năng AF xuất sắc, nhưng cũng có những việc bạn có thể làm để giảm khả năng xuất hiện hiện tượng trễ máy! Sau đây là một số việc:

– Chụp ở chế độ Manual hoặc Shutter-priority AE (Tv) với độ nhạy sáng ISO cố định

Khi bạn sử dụng một chế độ phơi sáng tự động, máy ảnh phải liên tục đo sáng và tính toán mức phơi sáng phù hợp nhất, điều này làm chậm phản ứng của nó một phần giây quý giá. Trên các máy ảnh mirrorless, nó cũng có thể góp phần dẫn đến trễ EVF khi máy ảnh cập nhật màn hình hiển thị trong thời gian thực. Cách tốt nhất để giảm mức xử lý cần thiết là sử dụng chế độ Thủ Công hoàn toàn.

Tuy nhiên, có những cảnh trong đó chế độ tự động phơi sáng có thể có ích, chẳng hạn như khi chim bay từ một vùng sáng vào một vùng tối. Trong những tình huống như thế, hãy sử dụng chế độ Tv để duy trì tốc độ cửa trập cao, nhưng cài đặt độ nhạy sáng ISO theo cách thủ công thay vì dùng ISO Auto. Máy ảnh sẽ vẫn phải cập nhật màn hình hiển thị EVF, nhưng ít ra là nó sẽ không phải liên tục tính toán lại độ nhạy sáng ISO phù hợp nhất.

– Tắt chức năng giảm nhiễu ở độ nhạy sáng ISO cao

Bạn sẽ cần có tốc độ cửa trập rất cao, do đó cũng hãy chuẩn bị sử dụng một độ nhạy sáng ISO cao. Tuy nhiên, việc bật chức năng giảm nhiễu ở độ nhạy sáng ISO cao có thể làm chậm tốc độ chụp liên tục và dẫn đến mất cơ hội chụp. Đây là lý do tại sao việc có một chiếc máy ảnh có khả năng chụp xuất sắc ở độ nhạy sáng ISO cao lại có ích!

– Tắt Continuous AF

Ở chế độ Continuous AF (khác với chế độ Servo AF), máy ảnh thực hiện phát hiện tiêu điểm ngay cả trước khi bạn nhấn nút để bắt đầu AF. Giảm mức tiêu thụ năng lượng bằng cách tắt nó trong trình đơn AF của máy ảnh.

– Trên máy ảnh mirrorless: Tắt ‘Image Review’; cài đặt hiệu năng hiển thị EVF thành ‘Smooth’

Thiết lập cho phép bạn nắm bắt hành động hiệu quả hơn qua EVF.

 

Cũng nhớ kiểm tra các thiết lập này!

Các thiết lập sau đây là các thiết lập cơ bản để chụp chim và động vật hoang dã khác, nhưng dễ quên chúng:

– Đối Tượng Cần Phát Hiện: Động vật

Khi chụp chim, mèo, hoặc chó, hãy nhớ chuyển sang thiết lập ‘Animal’ để nhận dạng đối tượng chính xác hơn.

– Eye Detection: Bật

Thiết lập này được tắt theo mặc định, do đó hãy đảm bảo rằng nó đã được bật!

– Thao tác AF: Servo AF

Ở chế độ này, máy ảnh sẽ tiếp tục lấy nét ở một đối tượng chuyển động miễn là bạn nhấn một nửa nút chụp hoặc nhấn nút AF ON. Điểm AF sẽ có màu xanh dương, thay cho màu xanh lá.

– Lens IS – Tắt (để có ảnh sắc nét hơn khi sử dụng chân máy.)

Lúc này bạn đã chuẩn bị xong, các thiết lập khác sẽ phụ thuộc vào cảnh. Trong phần sau đây, tôi chia sẻ các thiết lập tôi đề nghị cho 3 tình huống chụp chim đang bay.

 

Cảnh 1: Chim nước cất cánh từ mặt nước

EOS R5 + EF600mm f/4L IS III USM @ f/4, 1/4000 sec, ISO 1000
Chim Le Hôi

Nếu bạn mới chụp ảnh chim bay, chim đang bơi có khả năng là đối tượng dễ nhất để bắt đầu. Dễ phát hiện chúng, và hướng di chuyển dễ đoán giúp lấy nét chúng dễ hơn. Phần khó là sự tăng tốc bất ngờ khi chúng bắt đầu bay.

Các thiết lập AF chính

– Phương pháp AF: Face Detection + Subject Tracking Priority
– Servo AF Characteristic: “Accel./Decel. Tracking” đến +1 hoặc +2

Kỹ thuật

Sử dụng điểm Servo AF ban đầu để chọn con chim trong khi nó đang bơi, và theo dõi cho đến khi nó bay.

Thiết lập hữu ích 1: Điểm Servo AF ban đầu

Ở các thiết lập mặc định (‘Auto’), máy ảnh tìm điểm AF tốt nhất trong toàn bộ vùng AF. Việc cài đặt một điểm Servo AF ban đầu “cho” máy ảnh biết nên bắt đầu tìm kiếm ở đâu, điều này giúp đẩy nhanh quy trình.

Bước 1: Trong trình đơn AF, hãy tìm hạng mục này:

Bước 2: Chọn hạng mục thứ hai trên trình đơn.

Tùy chọn này cũng cho phép bạn duy trì cùng một điểm AF ngay cả khi bạn chuyển từ chế độ Face Detection + Subject Tracking Priority sang một chế độ AF khác.

Bước 3: Đặt điểm AF lên đối tượng.

Hộp nhỏ ở giữa là điểm Servo AF ban đầu. Đặt nó lên con chim, và nhấn một nửa nút chụp/nhấn nút AF ON. Máy ảnh sẽ tìm được đối tượng một cách khá dễ dàng, và một khi đúng nét, hộp này sẽ chuyển sang màu xanh dương. Nó cũng có thể thay đổi kích thước tùy vào đối tượng. Tất cả những gì bạn cần làm tiếp theo là đảm bảo con chim nằm trong khung hình.

 

Thủ thuật: Cài đặt lại điểm AF về giữa

Tùy vào ảnh trước đó của bạn, điểm Servo AF ban đầu có thể không nằm ở giữa khi bạn bắt đầu chụp. Trên EOS R5 và EOS R6, theo mặc định, nhấn nút Điều Khiển Đa Năng sẽ cài đặt lại điểm AF về giữa. Bạn cũng có thể gán các nút khác làm phím tắt.

Thiết lập hữu ích 2: Servo AF characteristic – ‘Accel./decel. Tracking’ đến +1 hoặc +2

Chuyển động cất cánh đột ngột yêu cầu phải tăng tốc theo dõi. Tôi sử dụng thiết lập Servo AF Case 3, nhưng bạn có thể muốn giảm độ nhạy theo dõi mặc định nếu gần đó có bất kỳ yếu tố nào gây ảnh hưởng. Hoặc sử dụng Case 4.

EOS R5 + EF600mm f/4L IS III USM @ f/4, 1/1000 giây, ISO 1000

 

2.  Những con chim nhỏ, di chuyển rất nhanh ngay trước khi tiếp đất

EOS R5 + EF600mm f/4L IS III USM @ f/4, 1/3200 giâ, ISO 1600, EV -1
Chim Bói Cá Sông

Chuyển động nhanh của những con chim nhỏ chẳng hạn như chim bói cá làm cho khó dự đoán chuyển động của chúng. Nhưng bằng việc quan sát kỹ con chim qua thời gian, bạn sẽ có thể đoán được nó sẽ tiếp đất ở đâu. Khoảnh khắc trước khi nó tiếp đất cũng có thể mang lại những tấm ảnh khá độc đáo!

Các thiết lập AF chính

– Phương pháp AF: Face Detection + Subject Tracking Priority HOẶC Zone AF
– Servo AF Characteristic: Case 3

Kỹ thuật

Sử dụng điểm Servo AF ban đầu để lấy nét sẵn ở khu vực bạn dự kiến con chim sẽ tiếp đất.

Thiết lập hữu ích 1: AF Case 3

Một thiết lập hữu ích để kết hợp với lấy nét sẵn với điểm Servo AF ban đầu là Servo AF Case 3. Với thiết lập này, AF sẽ tìm thấy và khóa ở con chim một cách dễ dàng hơn một khi nó đi vào điểm AF.

Thiết lập hữu ích 2: Zone AF/Large Zone AF

Nếu có các yếu tố gây xao nhãng ở hậu cảnh và bạn muốn giảm khả năng xuất hiện focus hunting, hãy thử chuyển sang phương pháp Zone AF, phương pháp này giới hạn vùng AF. Lưu ý rằng tính năng Animal Eye Detection không khả dụng ở chế độ này.

Ở chế độ Zone AF, máy ảnh chỉ thực hiện phát hiện AF trong khu vực trong khung màu trắng. (Các) điểm AF có hiệu lực xuất hiện như các hộp màu xanh dương. Các chế độ Large Zone AF có khung AF lớn hơn.

EOS R5 + EF600mm f/4L IS III USM @ f/4, 1/3200 giây, ISO 1600, EV -1

 

Cảnh 3: Khi một con chim khác cản đường

EOS R5 + EF300mm f/2.8L IS II USM @ f/3.5, 1/5000 sec, ISO 400
Chim nhàn Sumatra

Chim nhàn thường bắt cá theo đàn, và khi săn mồi, đường bay của chúng khá là khó dự đoán, do đó có khả năng cao là những con chim khác bay vào ngay cả khi bạn muốn chụp chỉ một con.

Các thiết lập AF chính

– Face Detection + Subject Tracking Priority AF
– Switching tracked subjects: Enable (slow)

Kỹ thuật

Sử dụng điểm Servo AF ban đầu để chọn con chim bạn muốn làm đối tượng, và duy trì nó trong khung hình.

Thiết lập hữu ích: “Switching tracked subjects”

Tính năng trình đơn này cho phép bạn cài đặt mức dễ dàng cho máy ảnh thay đổi điểm AF một khi nó không phát hiện được đối tượng ban đầu. Tôi cài đặt nó thành ‘Enable (slow)’, vẫn đủ “bám dính” để theo sát đối tượng ngay cả khi một con chim khác bay phía trước nó.

EOS R5 + EF300mm f/2.8L IS II USM @ f/5, 1/4000 giây, ISO 640

 

Thủ thuật: Có được mức phơi sáng và chi tiết tốt nhất khi chụp những con chim màu trắng

EOS R5 + EF300mm f/2.8L IS II USM @ f/2,8, 1/6400 giây, ISO 640

Nếu bạn sử dụng chế độ đo sáng đánh giá, chi tiết lông chim của những con chim màu trắng sẽ bị dư sáng, nhất là khi nó là một cảnh có độ tương phản cao và bạn đang sử dụng chế độ phơi sáng tự động. Sử dụng đo sáng điểm và khóa AE để tránh tình trạng này. Bạn có thể muốn làm cho ảnh thiếu sáng một chút để cho có thể khôi phục nhiều chi tiết hơn trong xử lý hậu kỳ.

 

Thiết lập hữu ích: Highlight tone priority

Bật ‘Highlight tone priority’ để ghi lại các chi tiết sáng trong những lông chim màu trắng chính xác hơn. Tôi thường sử dụng thiết lập ‘Enhanced’ (D+2).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0988.225.880 CHAT NGAY