Xử Lý Ánh Sáng Tự Nhiên: Chân Dung High Key với Bóng Có Hoa Văn

Tìm hiểu cách đọc ánh sáng là một kỹ năng nhiếp ảnh thiết yếu! Trong loạt bài viết này về “Xử Lý Ánh Sáng Tự Nhiên”, chúng ta xem xét các nhiếp ảnh gia phân tích ánh sáng xung quanh như thế nào để có ánh sáng đẹp. Trong bài viết này, Yuya Sugimoto chia sẻ cách anh làm cho những hoa văn từ bóng hàng rào đổ lên người mẫu nổi bật trong ảnh high key.

 

Câu chuyện đằng sau ảnh này

Tôi cầm máy ảnh đi dạo vào một buổi chiều muộn khi tôi phát hiện một địa điểm ở đó mặt trời chiếu qua hàng rào từ một phía. Ánh sáng không quá gắt—được khuếch tán đẹp, và tôi quyết định chụp một tấm chân dung ở địa điểm đó, với người mẫu là vợ tôi.

Khái niệm: “Những cái bóng thú vị”
Để phù hợp với chủ đề này, tôi cố tình che nét mặt của người mẫu sao cho ảnh sẽ có vẻ trừu tượng hơn.

Tác dụng của ống kính: Hiệu ứng bokeh làm đơn giản hóa tấm ảnh
Sử dụng một ống kính tele tầm trung làm mất nét các yếu tố không phải ánh sáng và bóng, điều này làm nổi bật đối tượng chính.

Bố cục: Làm cho bóng trông có tính động hơn
Vì không có nhiều màu sắc trong ảnh, tôi quyết định sử dụng hoa văn tạo bởi bóng của hàng rào để tạo ra điểm thú vị. Tôi cùng với người mẫu tìm được một vị trí đứng ở đó các hoa văn từ bóng có kích thước lớn và giãn ra ở đầu cô ấy, nhưng sát nhau hơn ở phần dưới. Điều này giúp thêm tính động cho các hoa văn từ bóng, nếu không sẽ có một kiểu đều đặn có thể dễ dàng gây nhàm chán.

Ngay cả chuyển động nhỏ nhất cũng có thể làm cho những cái bóng thay đổi. Quan sát những cái bóng cẩn thận khi bạn quyết định vị trí chụp.

 

Phân tích ánh sáng và phơi sáng

Hướng ánh sáng: Ánh sáng bên vào chiều muộn, chiếu theo một góc chéo từ kế bên đầu của người mẫu
(A) Chiếc áo sơmi trắng. Những điểm sáng bị cháy sáng mà tôi cảm thấy là chấp nhận được.
(B) Tóc của người mẫu. Cần phải đảm bảo phần này không quá tối.
(C) Làn da của người mẫu. Cần phải đảm bảo kết cấu mượt mà, do đó tôi quyết định điều chỉnh phơi sáng bằng cách sửa tập tin RAW.

Đọc histogram: Cần phải tăng phơi sáng đồng thời tránh nhiễu ảnh

Nếu tôi phơi sáng ảnh để giảm các điểm sáng bị cháy sáng ở vai và ngực người mẫu ở (A), ảnh tổng thể sẽ trở nên quá tối. Tôi quyết định làm sáng tương đối ảnh, để nguyên những điểm sáng ở (A) đồng thời đảm bảo rằng những phần tối ở tóc và má người mẫu, thể hiện bằng (B), không nhìn thấy nhiễu ảnh.

 

Cách xử lý (A), (B) và (C)

Đối với (A): Tại sao những điểm sáng bị cháy sáng lại là chấp nhận được

Bước 1: Đánh giá ảnh

Như với mọi tấm ảnh, chụp ảnh có chủ đích có thể giúp bạn làm việc hiệu quả hơn: biết bạn cần phải làm gì trong khi chụp, và cân nhắc bạn sẽ xử lý hậu kỳ ảnh như thế nào.

Khi một cảnh có những sự tương phản lớn đến mức những điểm sáng hoặc những điểm tối đều không nằm trong dãy tương phản của máy ảnh, bạn sẽ phải chọn giữa các điểm tối bị mất chi tiết và các điểm sáng bị cháy sáng. Quyết định này nên dựa trên ảnh cuối cùng mà bạn hình dung ra.

Ảnh bên dưới được chụp ở f/2 ở chế độ Aperture-priority AE, và gần giống độ sáng thực tế của cảnh. Việc có được một tấm ảnh high key đòi hỏi tôi phải điều chỉnh các thiết lập phơi sáng theo cách thủ công (xem Bước 2), và để quyết định nên sử dụng các thiết lập nào, tôi chú ý ba khu vực quan trọng sau đây:

1) Tóc: Không được có những vùng tối bị mất nét. Các chi tiết bị mất ở đây có nghĩa là mất kết cấu.
2) Chiếc áo choàng trắng: Những điểm sáng bị cháy sáng nhẹ là chấp nhận được
3) Màu da: Những điểm sáng bị cháy sáng là không chấp nhận được.

Tại sao?
Những điểm sáng bị cháy sáng trong ảnh chân dung high key sẽ thường là quá rõ trừ phi chúng chiếm một diện tích lớn hoặc nằm ở các khu vực rất thu hút. Do đó, việc giữ lại kết cấu ở các vùng tối trong tóc của người mẫu là ưu tiên của tôi so với việc giảm những điểm sáng bị cháy sáng nhẹ ở chiếc áo sơmi trắng.

Bước 2: Sử dụng chế độ Thủ Công để có được mức phơi sáng mong muốn

Tôi muốn sử dụng khẩu độ tối đa (f/2) để làm cho hiệu ứng bokeh hậu cảnh mờ mịn nhất có thể. Điều này là rất quan trọng để tạo ra một không khí nhẹ nhàng, thoáng đãng.

Do đó, sử dụng chế độ phơi sáng thủ công, tôi điều chỉnh tốc độ cửa trập để có được mức phơi sáng sáng hơn mà tôi muốn.

 

Đối với (B): Khôi phục các chi tiết tối trong xử lý hậu kỳ

Để có kết quả tốt nhất, sự tương phản phải được cân bằng hoàn hảo—không quá cao đến mức những vùng tối quá nổi bật, nhưng cũng không quá thấp đến mức toàn bộ ảnh trở nên nhạt nhòa.

Tôi tinh chỉnh sự tương phản chung trong xử lý hậu kỳ sao cho nó phù hợp với điều kiện ánh sáng đẹp, khuếch tán trong cảnh thực tế bằng cách:
– Giảm độ tương phản
– Tăng các vùng tối

Những điều chỉnh này cũng sẽ làm cho ảnh trông sáng hơn. Tôi đạt được độ tương phản lý tưởng khi tôi có thể nhìn thấy từng sợi tóc.

Trong chương trình sửa ảnh, tôi có được kết quả lý tưởng ở:
– Contrast: -50
– Shadows: +76

 

Đối với (C): Luôn chú ý đến những điểm sáng bị cháy sáng ở làn da

Trong chân dung, điều quan trọng là đảm bảo rằng tông màu da của đối tượng trông đẹp nhất có thể. Điều này áp dụng cho trong khi chụp và trong xử lý hậu kỳ. Những điểm sáng bị cháy sáng ở làn da có thể làm cho đối tượng trông bị nhạt hoặc tẹ hơn là, hòa vào hậu cảnh, nhất là trong ảnh high key có nhiều vùng sáng.

Trong khi chụp

Nếu cảnh không có nhiều màu sắc, như cảnh này, hãy đảm bảo rằng những phần sau đây không có các điểm sáng bị cháy sáng:
– Các phần nên có tông màu ấm: Khuỷu tay, má, v.v.
– Các phần có ánh sáng mạnh chiếu lên chúng

Nếu không, bạn sẽ mất thông tin màu quan trọng của chúng.

 

Trong xử lý hậu kỳ

Khi bạn tăng vùng tối, chú ý đến tông màu da. Đảm bảo rằng nó vẫn trông tự nhiên và đối tượng của bạn không nhòe vào môi trường.

Làn da dư sáng

Ở đây đối tượng trông bị nhạt vì có các điểm sáng bị cháy sáng ở khuỷu tay.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0988.225.880 CHAT NGAY