Quyết Định về Colour Grading: Những Bông Hoa Màu Xanh Lam Trong Một Cánh Đồng Xanh Mướt Mờ Sương Với Bokeh

Colour grading là một cách để hoàn thiện một bức ảnh sao cho nó phản ánh chân thực tâm trạng và bầu không khí mà bạn muốn thể hiện. Đồng thời, nó có thể cần nhiều lần thử và sửa lỗi trước khi bạn có được kết quả mình muốn. Tiết kiệm thời gian bằng cách học cách phân tích những gì bạn cần làm! Yukie Wago sẽ hướng dẫn chúng ta từng bước về cách cô ấy thực hiện colour grading cho một trong những ảnh macro tele tuyệt đẹp chụp những bông hoa có hậu cảnh mờ ảo được đặt có chủ ý và hiệu ứng bokeh tiền cảnh. Mỗi hình tranh có thể khác nhau, nhưng thật là mở mang tầm mắt khi tìm hiểu về những chi tiết mà cô ấy chú ý đến!

 

Trong khi chụp: Chụp để có thể chỉnh sửa dễ hơn

Có những lúc chúng ta chụp trước và nghĩ cách sửa sau. Nhưng nếu bạn chụp với ít nhất một ý tưởng chung về việc bạn muốn hình ảnh cuối cùng của mình trông như thế nào, điều đó sẽ giúp ích cho quy trình làm việc của bạn và mang lại kết quả tốt hơn.

Ảnh này cho thấy những bông hoa huệ xạ, nở vào đầu mùa xuân. Ảnh cuối cùng mà tôi hình dung sẽ:
– Nhấn mạnh màu xanh của hoa
– Chất lượng rõ ràng, mờ sương.

Dĩ nhiên, nó cũng sẽ có hình thức đặc trưng của tôi, đó là bao quanh đối tượng chính của tôi bằng hiệu ứng bokeh đẹp, mơ màng được chụp ở khẩu độ rộng nhất của ống kính tele—trong trường hợp này là ống kính EF300mmf/2.8L USM.

Ảnh trước khi sửa

3 điều tôi chú ý khi chụp

A: Tối đa hóa hiệu ứng bokeh ở tất cả các yếu tố hậu cảnh trừ đối tượng chính
Điều này không chỉ đạt được hình thức đặc trưng của tôi—có hiệu ứng bokeh mờ mịn, mượt đồng thời đảm bảo sự chuyển tiếp liền mạch giữa các màu.

B: Tránh các điểm sáng bị cháy sáng
Các điểm sáng bị cháy sáng không thể colour grading tốt, và sẽ gây mất tập trung dạng lóa so với phần còn lại của ảnh.

C: Làm cho các tông màu nhất quán hơn bằng cách hạn chế màu sắc trong khung hình
Để nhấn mạnh một màu, bạn sẽ muốn thống nhất tông màu của tất cả các màu trong khung hình sao cho chúng nhất quán với màu bạn đã chọn. Việc này sẽ dễ thực hiện hơn khi có ít màu hơn. Bạn càng có nhiều màu trong khung hình, khả năng thứ gì đó cuối cùng xuất hiện kỳ quặc trong quy trình này càng cao.

Trong ví dụ bên trên, tôi đã điều chỉnh màu sắc trong ảnh để chúng có cùng tông màu. Việc này sẽ dễ thực hiện hơn khi có ít màu hơn.

Trong vài bước tiếp theo, tôi chia sẻ cách tôi thực hiện colour grading cho ảnh này. Những điều chỉnh này được thực hiện trong Adobe Lightroom, nhưng bạn có thể tìm thấy các công cụ tương tự trong phần mềm chỉnh sửa hình ảnh khác.

Bước 1: Sửa tông màu—loại bỏ màu vàng

Trước

Một chút sắc vàng nhẹ làm cho ảnh trông có vẻ u ám.

Sau

Sau khi điều chỉnh, ảnh chỉ có hai tông màu: xanh lục và xanh lam.

i) Nhiệt độ màu: Lạnh hơn

Để giảm màu vàng và làm cho toàn bộ ảnh có màu xanh hơn, tôi đã điều chỉnh nhiệt độ màu để nó lạnh hơn.

ii) Căn chỉnh: Giảm sắc độ chính của màu xanh lam

Trong chụp ảnh kỹ thuật số, màu sắc được thể hiện bằng cách sử dụng những cách kết hợp khác nhau của màu đỏ, xanh lục và xanh lam trong mỗi pixel. Công cụ Calibration (căn chỉnh) hoạt động ở cấp độ rất cơ bản đó bằng cách điều chỉnh những sự kết hợp đó.

Ở đây, trong ‘Blue Primary’, tôi đã di chuyển thanh trượt Hue về phía bên trái. Điều này làm giảm màu đỏ tía trong ảnh và tăng màu xanh lam.

Quan trọng: Đừng di chuyển các thanh trượt Calibration quá nhiều!
Ở giai đoạn này, chúng ta chỉ muốn đảm bảo rằng tất cả các màu trong ảnh đều có tông màu ngả xanh. Một chút điều chỉnh để loại bỏ màu vàng là đủ—điều chỉnh quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến bước tiếp theo.

Sau những điều chỉnh ở Bước 1, các khu vực có màu vàng lúc này trông xanh hơn. Nó đã tốt hơn, nhưng tôi vẫn chưa đạt được màu sắc lý tưởng của mình!

Bước 2: HSL—Điều chỉnh màu xanh lục và xanh lam thành màu mong muốn

i) Điều chỉnh sắc độ

Một trong những phần quan trọng nhất nhưng khó khăn nhất của colour grading là điều chỉnh màu sắc theo sắc độ mong muốn. Nếu bạn làm quá tay, có thể gây ra hiện tượng nhảy màu, ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh.

Trước hết, tôi tăng sắc độ xanh lục sao cho màu xanh lục từ lá cây trông có màu xanh lam hơn. Tiếp theo, để làm cho màu xanh lam có vẻ mạnh hơn, tôi cũng tăng các mức sắc độ màu thủy lam và màu xanh lam.

Những điều chỉnh này không chỉ loại bỏ hoàn toàn màu vàng còn lại trong ảnh, nó còn bổ sung thêm tông màu xanh lam cho các mảng màu xanh lục. Hình thức tổng thể đạt được cảm giác trong trẻo, ẩm ướt mà tôi mong muốn.

Trước

Sau

 

Thủ thuật chuyên nghiệp: Bao nhiêu là quá mức? — Tránh nhảy màu

Khi thay đổi sắc độ, hãy chú ý cẩn thận đến các khu vực có hai hoặc nhiều màu. Nếu bạn điều chỉnh quá mức, bạn sẽ gặp tình trạng nhảy màu, trong đó những màu ban đầu không có sẽ xuất hiện. Hãy điều chỉnh chậm và từ từ, và liên tục kiểm tra xem có các kết quả không mong muốn hay không.

Trước khi điều chỉnh

Màu xanh lục ở đây trông hơi mơ hồ.

Được điều chỉnh thích hợp

Thêm một chút màu xanh lam vào màu xanh lục làm cho ảnh được rõ hơn. Một số khu vực chuyển tiếp trở nên xám một chút, nhưng chúng không rõ lắm và chúng ta sẽ sửa chúng ở Bước 3.

Quá tay (nhảy màu)

Việc tăng mức sắc độ xanh lam vượt quá một điểm nhất định sẽ gây ra các đường viền màu xám rất rõ ở một số khu vực chuyển tiếp.

Vừa phải

Quá mức

Hiệu ứng bokeh hậu cảnh trong cả hai ảnh trông giống như từ một bức tranh màu nước, nhưng ảnh bên phải trông kém liền lạc hơn vì có hiện tượng nhảy màu.

ii) Điều chỉnh độ bão hòa

Trước khi điều chỉnh độ bão hòa

Sau khi điều chỉnh sao cho tất cả các màu trong ảnh có tông màu xanh lam, ảnh tổng thể trông đẹp hơn nhiều, nhưng đối tượng chính của tôi trông hơi mờ. Điều này đã được giải quyết bằng cách tăng mức bão hòa màu xanh lam, cải thiện màu sắc của hoa huệ xạ.

 

Trước

Sau

Thủ thuật: Đừng tăng độ bão hòa đến mức bạn làm mất đi những thay đổi tinh tế trong các sắc thái của màu xanh lam!

iii) Điều chỉnh độ sáng

Việc cân bằng các tông màu và làm cho chúng đồng đều hơn cũng ảnh hưởng đến độ sáng, giống như độ bão hòa, làm cho đối tượng chính trông nhạt hơn. Do đó, tôi cũng tăng độ sáng của màu xanh lam. Điều này mang lại cho ảnh tổng thể nhiều chiều hơn và làm cho ánh sáng trông rõ hơn.

 

Trước

Tăng độ bão hòa làm cho màu xanh lam sâu hơn.

Sau

Sau khi tăng độ sáng của màu xanh lam, màu xanh lam trông sáng hơn và rõ hơn.

 

Thủ thuật: Việc tăng độ sáng quá nhiều có thể làm cho một số phần bị cháy sáng, do đó hãy điều chỉnh cẩn thận.

Bước 3: Colour grading—Biến màu xanh lục ở những vùng bóng thành màu xanh lam

Sau khi điều chỉnh HSL, vẫn có những phần của hình ảnh trong đó màu xanh lục và xanh lam không hòa trộn với nhau hiệu quả lắm. Do đó, trong bảng Colour Grading, tôi đã thêm màu xanh lam vào các vùng tối và tăng độ bão hòa.

Tôi cũng có thể đã thêm màu xanh lam vào các vùng sáng, nhưng điều đó sẽ làm mất đi độ rõ nét có được khi tôi điều chỉnh độ sáng ở Bước 2. Do đó, tôi để yên chúng và chỉ điều chỉnh những chỗ tối.

 

Trước

Bạn có thể thấy một số “cạnh” ở đó màu xanh lục hòa vào màu xanh lam.

Sau

Sau khi thêm màu xanh lam vào những vùng tối, những chỗ chuyển tiếp trở nên liền lạc hơn.

 

 

Kết luận

Colour grading có thể làm cho ảnh của bạn trở nên hấp dẫn hơn, và khi bạn biết cách hoạt động của chúng, những công cụ khác nhau trong phần mềm chỉnh sửa ảnh của bạn cung cấp cho bạn nhiều khả năng kiểm soát đối với kết quả. Những bức ảnh chụp hoa rất thích hợp để thực hiện colour grading, vậy tại sao bạn không chụp một vài tấm và thử xem?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0988.225.880 CHAT NGAY