Những Quyết Định trong Chụp Ảnh Phong Cảnh: Thuận Sáng hay Ngược Sáng?

Trong chụp ảnh phong cảnh, hướng của ánh sáng là một trong những quyết định mà nhiếp ảnh gia phải đưa ra. Ưu tiên cá nhân thường là một yếu tố góp phần, và ảnh hưởng đến phong cách chụp của nhiếp ảnh gia. Trong bài viết này, chúng ta tìm hiểu từ hai nhiếp ảnh gia về những lý do của họ trong việc ưu tiên thuận sáng và ngược sáng.

 

 

Thuận sáng: Làm nổi bật màu sắc trong phong cảnh

EOS 5D Mark III/ EF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 24mm/ Aperture-priority AE (f/16, 1/30 giây, EV+1,0)/ ISO 200/ WB: Daylight
Địa điểm: Hành Lang Ngắm Hoa Anh Đào ở Okitama, Quận Yamagata, Nhật Bản
Ảnh của Takashi Nishikawa

 

trong chụp ảnh phong cảnh, mặc dù không phải ai cũng muốn tạo ra một hiệu ứng như thế, cách kinh điển nhất để chụp ảnh bầu trời trong xanh là khắc họa màu sắc sao cho ảnh xuất hiện như thể lấy ra từ một bức tranh.

Ảnh này, được chụp vào một buổi sáng đầu xuân, là một cây anh đào đang nở dọc theo đại lộ Dai no Sakura ở Hành Lang Hoa Anh Đào Okitama ở Quận Yamagata, Nhật Bản. Hoa của một loài cây có tên là “Beniyutaka”, có nghĩa là “rất đỏ” và, đúng như tên gọi, nổi tiếng với màu sắc có độ sâu. Những đỉnh núi ở hậu cảnh sẽ còn lại những vết tích cuối cùng của tuyết, biến nó thành một cảnh ngoạn mục.

Chụp thuận sáng với điều kiện trời trong là cách tốt nhất để khắc họa màu sắc của phong cảnh như thế này với vẻ đẹp nhất của chúng. Nhiếp ảnh gia Takashi Nishikawa có quy tắc là chụp ảnh phong cảnh thuận sáng ngay sau trời mưa, hoặc vào một ngày trời trong, đẹp.

 

Thủ thuật: Để giấu những tông màu không đều trên trời, hãy đặt đối tượng của bạn ở vị trí chiến lược

EOS 5D Mark III/ EF8-15mm f/4L Fisheye USM/ FL: 15mm/ Aperture-priority AE (f/11, 1/250 giây, EV+0,7)/ ISO 200/ WB: Manual
Ảnh của Takashi Nishikawa

 

Khi bạn chụp ảnh thuận sáng, những màu sắc không đều trên trời có xu hướng càng dễ nhận ra khi bạn chụp với góc càng rộng, ngay cả khi bạn không sử dụng kính lọc phân cực (PL). Nhưng nếu bạn đặt đối tượng ở chính xác vị trí màu của bầu trời là đậm nhất, như trong ảnh bên trên, bầu trời không chỉ có vẻ đều hơn, những bông hoa anh đào cũng sẽ có tông màu sâu hơn. Đây là một cách rất hay để đạt được hai mục đích.

 

Ngược sáng: Thu hút sự chú ý của người xem đối với ánh sáng, và để lại cho họ ấn tượng lâu dài

EOS 5D Mark III/ EF16-35mm f/4L IS USM/ FL: 16mm/ Aperture-priority AE (f/8, 1/250 giây, EV±0) / ISO 400/ WB: Daylight
Ảnh của GOTO AKI

 

Thuận sáng đảm bảo rằng ánh sáng chiếu vào toàn bộ cảnh, do đó làm nổi bật chi tiết phong phú của đối tượng. Ngược lại, ngược sáng tạo ra những vùng sáng và tối, thiếu chi tiết ở vùng tối. Độ tương phản có được có xu hướng có tác động mạnh.

Ở những nơi như trong rừng, ngược sáng được khuếch tán mạnh bởi cây cỏ, bao bọc chúng với ánh sáng biến chúng từ những vật bình thường thành những đối tượng để lại ấn tượng mạnh. Những đối tượng có hình dạng thú vị có thể được khắc họa như những cái bóng bằng cách chụp chúng ngược sáng và sử dụng bù phơi sáng âm. Do đó, khi bạn chụp ngược sáng, bạn nên để ý vùng sáng và tối khi bạn lập bố cục ảnh và cài đặt thiết lập phơi sáng.

 

Thủ thuật: Để nhấn mạnh ánh sáng, hãy xử lý sự xuất hiện của các vùng tối bằng bù phơi sáng

EV-0,3
EOS 5DS R/ EF100-400mm f/4.5-5.6L IS II USM/ FL: 255mm/ Shutter-priority AE (f/18, 1/800 giây, EV-0,3)/ ISO 200/ WB: Manual
Ảnh của GOTO AKI

 

EV-1,3
EOS 5D Mark IV/ EF24-70mm f/4L IS USM/ FL: 70mm/ Aperture-priority AE (f/5.6, 1/60 giây, EV-1,3)/ ISO 400/ WB: Manual
Ảnh của GOTO AKI

 

Các vùng tối thu hút sự chú ý đối với ánh sáng. Để kiểm soát sự xuất hiện của các vùng tối trong ảnh, hãy sử dụng bù phơi sáng. Nếu mục tiêu của bạn là tạo ra bóng đối tượng, bù phơi sáng âm lên đến khoảng EV-2,0 ở đó một phần của ảnh sẽ có màu đen đủ để nhấn mạnh ánh sáng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0988.225.880 CHAT NGAY