Hướng dẫn người mới chụp ảnh sáng tạo với đường hội tụ

Đường hội tụ là phương pháp sáng tác rất phổ biến trong nhiếp ảnh  hay còn được gọi là đường dẫn. Chúng đơn giản nhưng có hiệu ứng hình ảnh mạnh mẽ, khi người chụp muốn thực hiện các nhiếp ảnh phong cảnh hoặc chân dung, thì cần phải quan sát xem bố cục có đường hội tụ hay không, và tận dụng lợi thế từ chúng để tạo nên một bức ảnh có tính nghệ thuật, một số nơi thường xuất hiện đường hội tụ bao gồm đường bộ, sông, đường sắt, cầu, các tòa nhà cao tầng,… Dưới đây là những mẹo đơn giản để bạn có được đường hội tụ này nhé.

Hãy thử tìm nhiều hướng và vị trí chụp khác nhau.

Đường hội tụ không phải hội tụ từ tiền cảnh đến giữa bức ảnh, mà còn có thể hội tụ từ góc dưới bên trái đến góc trên bên phải, trở thành hiệu ứng đường chéo. Một đường hội tụ tốt có thể mang lại cho bức ảnh một cảm giác mạnh mẽ mà người chụp muốn thể hiện, thu hút người xem với một động lực mạnh mẽ, khi bạn nhìn lướt qua bức ảnh nó sẽ có sức hút làm cho bạn muốn nhìn lại nó một lần nữa. Vì vậy hãy thử các góc và hướng khác nhau khi chụp để tìm ra một đường hội tụ tốt.

 Sử dụng ống kính góc rộng

Việc sử dụng ống kính góc rộng có thể làm cho các vật thể ở xa và gần cảm thấy rõ ràng hơn và điểm bắt đầu của đường hội tụ sẽ tách biệt hơn và dễ tác động thị giác hơn.

Chú ý đến vị trí trọng tâm

Nếu bạn sử dụng đường hội tụ, ánh nhìn của người xem phải đi theo đường thẳng đến điểm hội tụ, đó là trọng tâm của sự chú ý đến từ người xem, vì vậy hãy chú ý đến vị trí của tiêu điểm. Nhìn chung, bạn có thể chọn đặt trọng tâm của bức ảnh ở giữa nơi kết thúc đường hội tụ. Một trong số phương pháp đơn giản nhất để có được một bức ảnh hội tụ ở trọng tâm đó là áp dụng quy tắc Một Phần Ba, hầu như các thiết bị ghi hình ngày nay, trên kính ngắm hay màn hình LCD, đều có hiển thị tỷ lệ một phần ba mặc định hoặc tuỳ chỉnh, giúp người dùng có thể căn chỉnh bố cục của ảnh một cách dễ dàng.

 Điểm cần quan tâm ngoài đường hội tụ

Bạn hãy nhớ rằng có rất nhiều nhân tố để tạo ra một bức ảnh, và không nhất thiết bức ảnh nào cũng phải có đường hội tụ. Chúng ta có thể đưa đường hội tụ vào khi chúng làm tăng tính quấn hút từ bức ảnh, và bạn nên nhớ rằng nếu có nhiều hơn một đường hội tụ thì nó nên hướng về một điệm tụ để tránh việc làm xáo trộn bố cục bức ảnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể xem xét các đối tượng nằm ở hai bên đường hội tụ, và trọng tâm của điểm tụ sẽ dẫn tới đâu điều này làm cho bức ảnh của bạn có thêm sức hút với người xem.

Đường hội tụ hay đường dẫn là một thứ để kết nối bức ảnh của bạn với người xem, hay đơn giản nếu bạn đặt bức ảnh trên bàn, sau khi mọi người đi lướt qua nó thì ánh nhìn đầu tiên của họ về bức ảnh sẽ tạo cảm giác lôi quấn, lạ lẫm từ bức ảnh khiến họ muốn quay lại để xem thêm lần nữa. Khi đó bạn đã thành công trong việc sử dụng đường hội tụ.

Nghệ thuật là cái nhìn tổng quát từ nhiều khía cạnh, với nhiều yếu tố hợp thành không thể áp dụng khuân mẫu cố định hay gượng ép, mỗi người có một cảm nhận nghệ thuật khác nhau và cách thể hiện nội dung bức ảnh khác nhau. Tuy nhiên Đường hội tụ là một trong những lối mòn nhỏ để đưa bạn đến gần hơn một bậc với con đường nhiếp ảnh.

Để biết thêm thủ thuật và hướng dẫn về nhiếp ảnh, hãy tham khảo thêm các bài viết khác tại GN CAMERA nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0988.225.880 CHAT NGAY