2 Kỹ Thuật Tức Thời để Cải Thiện Ảnh Chân Dung Ngoài Trời

Bạn đang tìm một thứ gì đó khác để thử với ảnh chụp chân dung? Sau đây là 2 kỹ thuật sẽ làm cho ảnh của bạn trông thú vị hơn nữa. Tại sao không thử áp dụng chúng vào lần sau?

 

1. Làm cho ảnh chân dung của bạn trông giống như được chụp vào ban đêm

Những thứ bạn cần

– Ống kính zoom tele
– đèn Speedlite (đèn flash tích hợp có thể không chiếu đủ xa được)
– Các nguồn sáng điểm neon (ví dụ: đèn đường và đèn phanh của xe)

Cách hoạt động của nó

i) Tạo ra những vòng tròn bokeh bằng ống kính tele

Độ sâu trường ảnh nông của một chiếc ống kính tele giúp dễ biến các nguồn sáng neon thành vòng tròn bokeh dễ dàng hơn. Hiệu ứng nén phối cảnh của ống kính tele sẽ làm cho những vòng tròn bokeh có vẻ gần đối tượng chân dung của bạn hơn, mang lại ấn tượng là ảnh được chụp vào ban đêm.

ii) Chiếu sáng đối tượng của bạn từ phía trước 

Chiếu đèn flash trực diện vào người mẫu của bạn sẽ làm cho làn da của đối tượng trở nên sáng bóng, để lại ấn tượng là ảnh được chụp vào ban đêm. Nó rất hiệu quả khi bạn chụp vào đầu buổi tối, ngay sau khi đèn đường được bật lên nhưng khi môi trường xung quanh vẫn còn sáng.

Ánh sáng thuận từ đèn flash cũng sẽ ngăn khuôn mặt của đối tượng trở nên quá tối, nhờ đó cân bằng sự tương phản với hậu cảnh.

Lưu ý điều này:

– Sử dụng một độ dài tele lớn yêu cầu bạn phải chụp xa người mẫu hơn một chút. Đảm bảo rằng bạn có đủ không gian.
– Ánh sáng từ đèn flash tích hợp có thể không chiếu đủ xa được. Để có kết quả tốt hơn, hãy sử dụng đèn Speedlite, nó có công suất mạnh hơn. Trong lúc đó, tại sao không thử sử dụng đèn flash ngoài máy ảnh để chiếu sáng?

Thủ thuật: Kích thước của vòng tròn bokeh và độ tối của hậu cảnh đóng vai trò quan trọng!

Để cải thiện độ sáng của ban đêm, hãy sử dụng một thiết lập khẩu độ lớn hơn để tạo ra vòng tròn bokeh lớn hơn. Điều chỉnh tốc độ cửa trập để làm cho ảnh tối hơn sao cho chỉ có những vòng tròn bokeh là nổi bật trong ảnh. Bạn cũng có thể làm cho vòng tròn bokeh xuất hiện lớn hơn nữa bằng cách chụp cách xa người mẫu hơn và sử dụng một độ dài tiêu cự lớn hơn, điều này sẽ làm tăng hiệu ứng nén phối cảnh.

Hiệu ứng né không đủ = Trông không giống như ban đêm

Bạn cần phải sử dụng hiệu ứng nén phối cảnh của độ dài tiêu cự lớn để “kéo lại” những khu vực tối. Ảnh này được chụp với góc rộng hơn trong đó không có hiệu ứng nén phối cảnh, dẫn đến không đủ sự khác biệt về độ sáng của đối tượng và môi trường xung quanh. Kết quả là, nó không có hiệu ứng “chụp vào ban đêm”.

 

2.  Sử dụng kỹ thuật flash đồng bộ chậm để “đóng băng” chuyển động và thu hút sự chú ý vào người mẫu

EOS 5D Mark IV/ EF24-70mm f/2.8L II USM/ FL: 35mm/ Manual exposure (f/22, 1/2 giây)/ ISO 100/ WB: 5,500K

Những thứ bạn cần

– Chân máy
– Đèn Speedlite
– Một địa điểm chụp có nhiều người qua đường

Tóm tắt: Kỹ thuật flash đồng bộ chậm thường hoạt động thế nào

Flash đồng bộ chậm là khi bạn nháy đèn flash trong khi sử dụng một tốc độ cửa trập chậm. Nó thường được sử dụng khi chụp ảnh chân dung ở điều kiện thiếu sáng, chẳng hạn như vào ban đêm. Trong những cảnh như thế, có sự khác biệt về độ sáng giữa đối tượng và hậu cảnh. Tốc độ cửa trập thấp giúp đảm bảo rằng hậu cảnh được phơi sáng phù hợp, trong khi đèn flash chiếu sáng đối tượng. Điều này giúp cân bằng phơi sáng trong ảnh cuối cùng.

Để điều chỉnh mức phơi sáng của các yếu tố hậu cảnh, hãy điều chỉnh khẩu độ của bạn.
Để điều chỉnh độ sáng của đối tượng, hãy điều chỉnh các thiết lập đèn flash ngoài.

Cách hoạt động của nó ở đây: Tạo sự tương phản giữa tĩnh và động

Khi bạn sử dụng kỹ thuật flash đồng bộ chậm để chụp chân dung trên một con phố đông người, tốc độ cửa trập thấp sẽ làm nhòe chuyển động của người qua đường ở hậu ảnh, trong khi đèn flash làm cho đối tượng của bạn đứng yên tương đối. Ảnh có được sẽ ghi lại sự tương phản giữa tĩnh và động, và người xem sẽ chú ý đến yếu tố có vẻ đứng yên: Đối tượng chân dung của bạn.

Thủ thuật:

– Sử dụng tốc độ cửa trập 1/15 trở xuống
Cách này sẽ đảm bảo có nhòe chuyển động đầy đủ. Hãy nhớ sử dụng chân máy để tránh rung máy!

– Chụp khi trời có mây, hoặc sử dụng kính lọc ND
Nếu trời quá sáng, bạn sẽ phải sử dụng một khẩu độ hẹp hơn để tránh dư sáng. Bạn không muốn chụp quá hẹp vì nó làm tăng khả năng xuất hiện nhiễu xạ, do đó hãy tránh bằng cách chụp khi trời ít sáng hơn hoặc sử dụng kính lọc ND.

Thận trọng: Đảm bảo đối tượng của bạn không di chuyển

Ảnh bên trên là ví dụ về chuyện gì xảy ra khi đối tượng của bạn di chuyển trong khi phơi sáng. Để tránh nhòe như thế, hãy đảm bảo rằng họ đứng yên nhất có thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0988.225.880 CHAT NGAY