Tôi Có Thể Chụp Động Vật Nhỏ Có Hậu Cảnh Rối Nhưng Đẹp Bằng Cách Nào?

Khi chụp ảnh động vật nhỏ chẳng hạn như một con sóc nhỏ, bạn nên chụp một tấm nhấn mạnh kích thước nhỏ và vẻ đáng yêu của nó. Bài viết này giới thiệu những thủ thuật về cách chụp những đối tượng như thế có hậu cảnh rối nhưng đẹp, chẳng hạn như hậu cảnh hoa anh đào này. Bạn có thể thử sử dụng cách này như kỹ thuật sử dụng hiệu quả nhất hậu cảnh có màu nhạt.

 

EOS 60D/ EF70-200mm f/2.8L IS II USM + Extender EF 1.4xIII/ FL: 192mm (tương đương 312mm)/ f/6.3/ 1/250 giây/ ISO: 1250/ WB: Daylight
Tôi lấy nét ở những chú sóc nhỏ vừa rời tổ. Dùng ống kính tele, tôi đặt màu hồng của hoa anh đào ở hậu cảnh để có được sự cân bằng tốt với màu xanh của cây cối, và tái tạo không khí dịu dàng của mùa xuân.

 

BƯỚC 1: Thay đổi góc để kiểm tra các vật thể cần đưa vào hậu cảnh

Cảnh này là chụp một cái cây mọc trên một sườn dốc, ở đó những con sóc nhỏ leo lên phần dưới của cái cây và đùa nghịch trên một nhánh cây. Trời có mây trắng đi vào hậu cảnh khi chụp ở góc bình thường. Những bông hoa anh đào không có trong hậu cảnh khi tôi ngồi xổm. Tuy nhiên, tôi cố đưa hoa anh đào vào hậu cảnh lúc đứng nhón chân, do đó bạn nên kiểm tra trước tình huống.

 

BƯỚC 2: Chọn một vị trí chụp cho phép bạn đưa hậu cảnh đã chọn vào bố cục một cách phù hợp

Những chú sóc nhỏ di chuyển nhanh, do đó tôi phải quyết định vị trí chụp ngay lập tức. Khi tôi chụp ở tầm mắt, hậu cảnh có màu trắng. Tuy nhiên, tôi thấy rằng tôi có thể đưa hoa anh đào vào hậu cảnh khi tăng góc chụp. Khi sử dụng ống kính tele, ngay cả một sự thay đổi nhỏ về góc cũng làm thay đổi rất nhiều hình thức của hậu cảnh, như trong trường hợp này..

 

BƯỚC 3: Sử dụng ống kính tele để bao gồm môi trường xung quanh của động vật nhỏ nhiều hơn

Tôi đứng cách bầy sóc đủ xa để có thể cân nhắc sử dụng ống kính tele 500mm. Tuy nhiên, tôi muốn bao gồm môi trường xung quanh của bầy sóc và các yếu tố phong cảnh. Do đó, tôi sử dụng độ dài tiêu cự ngắn hơn một chút—312mm. Tôi sử dụng hiệu ứng nén phối cảnh để làm mất nét màu hồng của hoa anh đào ở hậu cảnh, và tôi đặt những trước lá lơ lửng vào khung hình để thêm màu cho sản phẩm.

 

BƯỚC 4: Chọn một số f đạt được hiệu ứng nhòe vừa phải ở hậu cảnh

Mặc dù bầy sóc nhỏ là tiêu điểm chính của ảnh này, tôi nghĩ đến việc thêm những đối tượng khác để làm cho ảnh thú vị hơn. Khi muốn có hiệu ứng nén phối cảnh bằng ống kính tele, điều quan trọng là không nên khép khẩu quá mức, nếu không những nhcành cây và lá cây ở hậu cảnh bắt đầu trở nên rõ nét, làm cho ảnh nói chung trở nên quá phức tạp. Ở đây, tôi sử dụng f/6.3.

 

THỦ THUẬT: Cách hậu cảnh được ghi lại sẽ xác định ảnh có đẹp hay không

Điểm bạn cần chú ý nhất là cách chụp hậu cảnh. Mức chú ý của bạn đối với điểm này sẽ ảnh hưởng quan trọng đến việc ảnh của bạn sẽ hay đến mức nào. Bên dưới là ví dụ ảnh không thành công, chụp từ góc quá thấp. Bầy sóc đến vị trí tôi dự kiến, nhưng tôi chụp quá trễ. Trong ảnh chính bên trên, tôi tăng góc để những bông hoa anh đào lấp đầy hậu cảnh ngay lập tức. Hãy thử sử dụng phơi sáng thủ công khi chụp để tránh những thay đổi về phơi sáng do có hậu cảnh.

EOS 60D/ FL: 192mm (tương đương 312mm)/ f/6.3/ 1/250 giây/ ISO 1250
Nếu không có những bông hoa anh đào, hậu cảnh trở nên sáng hơn và trắng hơn, làm thay đổi đáng kể không khí của ảnh cuối cùng. Lúc này bạn đã thấy hậu cảnh có thể ảnh hưởng thế nào đến ảnh, tại sao không thử suy nghĩ một chút về hậu cảnh của ảnh lần tới của bạn và tự xem kết quả?

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0988.225.880 CHAT NGAY