Sự lăn tăn nằm ở chỗ ta đã chĩa máy vào chủ thể, nhấn nửa nút chụp để lấy nét và có sự xác nhận đã lấy nét bằng tiếng beep của máy lẫn cái sự đổi màu của khung lấy nét nhưng ảnh chụp ra vẫn không nét như ta mong đợi trong khi ta vẫn cầm con siêu zoom như thiên hạ.
Sai lầm thứ nhất : zoom có nghĩa là kéo nó lại gần ta.
Điều này hoàn toàn sai, zoom chỉ có nghĩa là kéo cái hình ảnh của nó lại gần ta, đồng nghĩa với việc buộc tia sáng phản xạ từ chủ thể phải đi xa hơn, chịu nhiều nhiễu loạn và tổn thất trên đường đi trước khi đến cảm biến máy ảnh và được ghi nhận lại. Cái ta lưu lại trên máy ảnh đa số là ánh sáng phản xạ từ chủ thế chứ hiếm khi nó là ánh sáng trực tiếp từ nguồn sáng. Rủi ro thay chỉ có một thứ ánh sáng phản xạ nhưng đủ mạnh cho chúng ta chụp là hình ảnh mặt trăng, với một diện tích đủ lớn để phản xạ lượng ánh sáng mạnh và đủ xa để gom lại và còn được đặt trong bối cảnh xung quanh hoàn toàn tối đen. Hầu hết hình ảnh chúng ta ghi nhận ở cuộc sống này có diện tích không quá lớn, phản xạ kém và đặt trong bối cảnh ánh sáng gần như tương đương về độ sáng, do vậy càng ở xa, năng lượng phản xạ đó càng mất mát và nó không đủ mạnh để khắc họa lại hình ảnh phản chiếu đó đủ sắc nét rõ ràng như ta muốn.
Điều đúng đắn là ngay cả với máy cảm biến fullframe ta vẫn phải cố gắng lại gần chủ thể càng nhiều càng tốt, trong khi cái máy siêu zoom với cảm biến tý hon thì không phải để chụp ảnh chân dung với xóa phông mù mịt, việc đứng xa và zoom hòng đạt được cái mục đích xóa phông sẽ giết chết chất lượng hình ảnh của bạn về mặt chi tiết và sắc nét và không chỉ giết một lần mà giống như giết xong hiếp, hiếp xong lại đốt xác… cứ như thế.
Điều đúng đắn là ngay cả với máy cảm biến fullframe ta vẫn phải cố gắng lại gần chủ thể càng nhiều càng tốt, trong khi cái máy siêu zoom với cảm biến tý hon thì không phải để chụp ảnh chân dung với xóa phông mù mịt, việc đứng xa và zoom hòng đạt được cái mục đích xóa phông sẽ giết chết chất lượng hình ảnh của bạn về mặt chi tiết và sắc nét và không chỉ giết một lần mà giống như giết xong hiếp, hiếp xong lại đốt xác… cứ như thế.
Sai lầm thứ hai: thích là chụp bất kể thời điểm và bối cảnh thuật lợi hay không
Ngay cả nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp cũng phải sử dụng máy chuyên nghiệp và trong bối cảnh hết sức thuận lợi đôi khi phải sắp đặt cực khổ và công phu để có hình ảnh như mong muốn và không chỉ ở một lần chụp là thành công. Còn chúng ta thì sao, chúng ta ôm con siêu zoom và cho mình là lãng tử, thích là chụp, quen cũng chụp, lạ cũng chụp, xa cũng chụp, gần cũng chụp, nắng cũng chụp, mưa cũng chụp…đến cả bị cấm chụp vẫn rình mà chụp. Thế mới gọi là chất siêu zoom lãng tử chứ. Cho nên cái sự tùy tiện chụp không quan tâm thời điểm thuận lợi ví dụ khái niệm “Giờ vàng của nhiếp ảnh” mà cái quý giá nhất của thời điểm này chính là ánh sáng vô cùng thuận lợi, không quá gắt, vẫn còn đủ sáng để chụp bằng ánh sáng tự nhiên.
Sai lầm thứ ba: siêu zoom có nghĩa là vạn năng
Siêu zoom thực sự chỉ có một thế mạnh là zoom xa với cấu hình gọn nhe, cơ động và giá mềm. Để có được điều đó nhà sản xuất phải giảm chất lượng tổng thể sao cho khả năng của máy vẫn còn chấp nhận được với kích thước nhỏ gọn và kinh phí hạn hẹp. Hậu quả là cảm biến chi ở mức xoàng, tương đương với các dòng PnS hoặc nhỉnh hơn chút về chất lượng lẫn kích thước, ống kính đa năng nên không hề chuyên biệt đặc thù cho mục tiêu nào, kiểu máy gọn nhẹ phù hợp tiêu chí du lịch nên không thể gánh vác những đặc điểm chuyên nghiệp nào khác. May mắn vẫn có vài kiểu siêu zoom được trang bị tốt hơn để làm điểm nhấn cho dòng máy siêu zoom của nhà sản xuất nhưng số còn lại thì rất bình thường.
Khi cảm biến quá nhỏ về mặt kích thước vật lý thì dù cho điểm ảnh có nhiều, chất lượng ảnh vẫn kém cỏi về độ chi tiết hình ảnh, về độ sâu của màu sắc v.v.
Khi ống kính đa năng mà giá thành buộc phải thấp, chất lượng ống kính tất nhiên rất hạn chế, may mắn thay ống kính Fujinon dùng trong dòng siêu zoom của Fujifilm vẫn còn cho chất lượng ảnh chấp nhận được dù không thể đạt đến mức gọi là xuất sắc trong mục tiêu nào đó như ống kính chuyên dụng đắt tiền.
Cho nên sử dụng máy ảnh siêu zoom là ta phải biết tự giới hạn đối tượng chủ thể, bối cảnh, tự giới hạn yêu cầu về chất lượng ảnh và khả năng thể hiện của máy. Khi đó sẽ có sự hài lòng tương xứng.
Khi cảm biến quá nhỏ về mặt kích thước vật lý thì dù cho điểm ảnh có nhiều, chất lượng ảnh vẫn kém cỏi về độ chi tiết hình ảnh, về độ sâu của màu sắc v.v.
Khi ống kính đa năng mà giá thành buộc phải thấp, chất lượng ống kính tất nhiên rất hạn chế, may mắn thay ống kính Fujinon dùng trong dòng siêu zoom của Fujifilm vẫn còn cho chất lượng ảnh chấp nhận được dù không thể đạt đến mức gọi là xuất sắc trong mục tiêu nào đó như ống kính chuyên dụng đắt tiền.
Cho nên sử dụng máy ảnh siêu zoom là ta phải biết tự giới hạn đối tượng chủ thể, bối cảnh, tự giới hạn yêu cầu về chất lượng ảnh và khả năng thể hiện của máy. Khi đó sẽ có sự hài lòng tương xứng.
Sai lầm thứ tư: chụp ảnh nghĩa là nhắm và chụp (Point and Shot)
Chụp ảnh là một phạm trù mỹ thuật, tất nhiên là nó có tính chủ quan nhưng nó đòi hỏi có kiến thức, có kinh nghiệm. Một bức ảnh đạt chất lượng ở mức độ bình thường cũng đòi hỏi kiến thức về nhiếp ảnh, kỹ thuật sử dụng máy ảnh và ít nhiều kiến thức về mỹ thuật để đảm bảo ở mức cơ bản nhất các khái niệm về bố cục, về màu sắc v.v..
Hầu hết các máy siêu zoom có yêu cầu sử dụng phức tạp hơn máy du lịch PnS thông thường và để làm chủ thiết bị, chúng ta ít nhất phải hiểu các khái niệm cơ bản của nhiếp ảnh như khẩu độ, tốc độ, độ nhạy sáng, tiêu cự là gì cho đến mối quan hệ và sự ảnh hưởng của các thông số này lên ảnh chụp như thế nào. Ngoài ra cũng như mọi thiết bị khác, ta cần nắm rõ cách sử dụng cũng như tính năng, các hạn chế cơ bản của máy ảnh ta đang dùng. Hầu như mọi thứ ta cần đều có thể tìm ra nhanh chóng trên mạng Internet hoặc từ nhà sản xuất, nhà cung cấp. Vấn đề là ta có quan tâm hay không?
Hầu hết các máy siêu zoom có yêu cầu sử dụng phức tạp hơn máy du lịch PnS thông thường và để làm chủ thiết bị, chúng ta ít nhất phải hiểu các khái niệm cơ bản của nhiếp ảnh như khẩu độ, tốc độ, độ nhạy sáng, tiêu cự là gì cho đến mối quan hệ và sự ảnh hưởng của các thông số này lên ảnh chụp như thế nào. Ngoài ra cũng như mọi thiết bị khác, ta cần nắm rõ cách sử dụng cũng như tính năng, các hạn chế cơ bản của máy ảnh ta đang dùng. Hầu như mọi thứ ta cần đều có thể tìm ra nhanh chóng trên mạng Internet hoặc từ nhà sản xuất, nhà cung cấp. Vấn đề là ta có quan tâm hay không?