Ống kính máy ảnh là bộ phận gắn ở ngoài, dễ dàng tháo, lắp và thay đổi theo nhu cầu sử dụng. Có đa dạng các loại ống kính với nhiều mức tiêu cự khác nhau. Tìm hiểu và lựa chọn được một ống kính phù hợp sẽ giúp người dùng có được những bộ ảnh hoàn hảo như ý muốn.
Có bao nhiêu loại ống kính máy ảnh?
Ống kính máy ảnh tác động trực tiếp đến quá trình xử lý hình ảnh, giúp hội tụ ánh sáng về tấm phim hoặc cảm biến ảnh. Mỗi loại lens sẽ những đặc tính phù hợp với những yêu cầu chụp khác nhau. Thông thường, cách để phân biệt các loại ống kính máy ảnh chính là qua tiêu cự.
1. Ống kính trung bình (normal)
Normal (tiêu chuẩn) là một dạng ống kính với đặc tính quang học gần như giống với mắt người. Nói cách khác, các bức ảnh chụp với ống kính tiêu chuẩn tương đương với những gì chúng ta nhìn thấy ngoài thế giới thực tế.
Cấu tạo
Đây là lens có góc nhìn giống với mắt người nhất trong các loại ống kính máy ảnh. Ống lens normal có tiêu cự với độ dài tương đương với đường chéo của khung phim hoặc cảm biến của máy ảnh. Ví dụ với máy ảnh phim 35mm, kích thước của khung phim là 24mm x 36mm, đường chéo 43mm thì tiêu cự trung bình đạt từ 45mm – 55mm.
Đặc tính
Ống kính máy ảnh trung bình có tiêu chuẩn thông thường, mang lại cảm giác tự nhiên. Cụ thể nó có các đặc tính sau:
- Thiết kế nhỏ gọn
- Có thể tạo độ phân giải cao cho ảnh
- Góc thu ảnh khoảng 45 độ
- Giữ nguyên tỉ lệ của cảnh và chủ thể
- Không gây ra tình trạng biến dạng nhiều của ảnh
- Khẩu độ rộng khoảng f/1.4 hoặc f1.8
- Có thể xóa phông
Ứng dụng
Ống kính normal được đánh giá là đa dụng khi có thể chụp được với tất cả các loại nhiếp ảnh. Nó có thể sử dụng cho chụp ảnh chân dung, đường phố, phong cảnh, đồ ăn,..
2. Ống kính góc rộng (wide-angle)
ống kính máy ảnh góc rộng là một trong những loại các nhiếp ảnh gia tin dùng bởi tầm nhìn rộng và khả năng “bắt trọn” được nhiều chi tiết.
Cấu tạo
Ống kính góc rộng có chiều dài tiêu cự nhỏ hơn ống kính normal, thông thường dài từ 40mm – 58mm. Khi sử dụng lens full frame gắn lên máy crop sẽ có khả năng mở góc nhìn lớn. Thông thường, nó được chia thành 3 loại: góc rộng, góc siêu rộng và góc cực siêu rộng.
Đặc tính
Đối với ống kính máy ảnh góc rộng, khi góc chụp thay đổi nhỏ cũng có thể tạo sự khác biệt, thậm chí là biến dạng ảnh. Loại lens này bao gồm những đặc tính sau:
- Góc thu ảnh từ 60 độ và lên đến 180 độ
- Vùng ảnh doF sâu
- Có thể tăng sự nổi bật cho chủ thể ở gần
- Tạo sự khác biệt lớn giữa tiền cảnh và hậu cảnh
- Đường chéo là yếu tố mạnh nhất trong góc nhìn của ống kính rộng
- Dễ làm biến dạng ảnh, đặc biệt là chủ thể hình tròn, cạnh khung,..
Ứng dụng
Lens góc rộng Canon, Sony…là những thiết bị được các nhiếp ảnh gia ứng dụng nhiều trong chụp ảnh cảnh. Góc rộng đặc biệt phù hợp với nhiếp ảnh kiến trúc, phong cảnh,.. Khi sử dụng loại ống này, người chụp không cần phải di chuyển nhiều mà vẫn chụp được những bức ảnh toàn cảnh, thu được nhiều chi tiết nhất có thể cho khung hình của mình.
3. Ống kính tele (ống kính tiêu cự dài)
Nghe có vẻ lạ lẫm song Tele là “cái tên” nhiều nhiếp ảnh cần trang bị bởi khả năng chụp cận “siêu” chất. Trên thị trường hiện nay, loại ống kính này được chia ra thành 3 loại chính gồm:
- Ống kính tele ngắn: Có tiêu cự trong khoảng từ 85mm – 135mm, thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng mang theo khi tác nghiệp ngoại cảnh trong thời gian dài
- Ống kính tele trung bình: Độ dài tiêu cự trong khoảng từ 135mm – 300mm, kích thước lớn và nặng hơn tele ngắn
- Siêu tele: Độ dài tiêu cự từ khoảng 300mm trở lên, kích thước lớn và nặng, vì vậy thường đi kèm với giá đỡ ba chân riêng.
Cấu tạo
Ống kính tele có độ dài tiêu cự lớn hơn ống normal. Cấu tạo của ống tele cho góc nhìn từ hẹp đến rất hẹp, nghĩa là nó khuếch đại những vật thể nhỏ trở nên lớn hơn. Nếu tiêu cự càng dài thì độ khuếch đại càng lớn và ngược lại.
Đặc tính
Ống kính tele có nhiều đặc tính thú vị như:
- Thiết kế dài và nặng hơn những loại ống khác
- Độ khuếch đại ảnh lớn
- Vùng ảnh rõ mỏng
- Có thể tách chủ thể và xóa phông
- Khi tiêu cự càng lớn, chiều sâu ảnh sẽ càng giảm.
Ứng dụng
Ống kính tele có thể cho phép nhiếp ảnh gia chụp những đối tượng ở xa hoặc không dễ tiếp cận giống như chụp ảnh động vật, chụp thể thao hay thiên văn. Bên cạnh đó, Tele cũng được ứng dụng để chụp lại những chi tiết nhỏ, siêu nhỏ trong lĩnh vực chụp ảnh sản phẩm, kiến trúc, chân dung,…
4. Ống kính zoom (đa tiêu cự)
Zoom hay còn gọi là ống kính đa tiêu cự, cho phép người dùng có thể tuỳ chỉnh độ dài fx mà không cần thay lens. Đây là lý do mà Zoom được sử dụng phổ biến như hiện nay.
Cấu tạo
Ống kính zoom được ghép từ nhiều bộ hình thấu kính khác nhau. Tùy theo sự thay đổi khoảng tiêu cự mà nó được gọi là wide-zoom (khoảng ngắn); tele-zoom (khoảng dài) và zoom (từ ngắn đến dài). Khi sử dụng, người dùng có thể tự linh hoạt, thay đổi loại lens theo ý muốn.
Đặc tính
Ống kính zoom có các đặc tính sau:
- Có thể cơ động nhiều khoảng tiêu cự, từ 18mm – 300mm
- Khả năng zoom in hoặc zoom out ấn tượng.
Ứng dụng
Từ khả năng zoom hình ấn tượng, ống kính này được áp dụng nhiều trong chụp ảnh phong cảnh, chụp chân dung, thể thao,… Đặc biệt, nó còn có thể trở thành một ống kính viễn vọng sử dụng trong thiên văn học khi có độ phóng đại lớn, “thu” vào khung hình những chi tiết ở khoảng cách lớn.
6. Ống kính đặc biệt
Gọi là ống kính đặc biệt bởi chúng bao gồm cả ống kính Macro và Fisheye.
Cấu tạo
Ống kính đặc biệt được trang bị những hiệu ứng độc đáo, giúp bức ảnh trở nên đầy nghệ thuật. Macro thiết kế một tiêu cự (thường là 50mm, 60mm, 90mm, 100mm, 105mm hay 200mm) với khả năng canh nét khoảng cách gần (từ vài cm) tạo nên hình ảnh có độ nét cao. Trong khi đó, Fisheye hay còn được gọi là góc siêu rộng “theo đuổi” tầm nhìn toàn cảnh hoặc ảnh có hình cầu đặc biệt, tạo ra hình ảnh mắt cá toàn khung với trường nhìn lên đến 180 độ mà các dòng ống kính tiêu chuẩn thông thường không thể làm được.
Đặc tính
Đối với ống kính Macro:
- Có thể lấy nét ở khoảng 1cm đến vô cực
- Tỷ lệ phóng đại ở cự ly gần là 1:2, 1:1 đến 10:1 hoặc thậm chí 20:1
- Độ sâu trường ảnh hẹp (vùng bắt nét nhỏ).
Đối với ống kính Fisheye:
- Có tiêu cự dưới 20mm, thường chỉ ở mức 8mm, 10mm, 15mm (quy đổi trên máy phim 35mm)
- Gây ra tình trạng méo hình. Tiêu cự càng nhỏ thì độ méo càng lớn
- Có thể bẻ các đường thẳng thành cong và ngược lại.
Ứng dụng
Ống kính Macro được ứng dụng nhiều trong chụp ảnh sản phẩm, chụp động vật,.. đặc biệt là những vật thể bé. Đối với Fisheye, nó được dùng nhiều trong nhiếp ảnh thiên văn, thể thao hay những bức ảnh đời thường thú vị, hài hước,…
5 ống kính máy ảnh trên không chỉ sử dụng để chụp ảnh mà còn là những lens quay phim chất lượng. Mỗi loại sẽ có đặc điểm và tính ứng dụng khác nhau. Người dùng cần tìm hiểu chi tiết trước khi đưa ra quyết định mua hàng.
Ngoài ra, chọn lens máy ảnh chất lượng còn dựa vào nhiều yếu tố, trong đó có những tiêu chí cơ bản mà “dân trong ngành” luôn chú trọng.