Một Địa Điểm, Hai Hình Thức: Chụp Ảnh Hải Đăng Dưới Ánh Trăng so với Dưới Ánh Sao

Chìa khóa để giúp cho mỗi một tấm ảnh chụp trời đêm của bạn trông hoàn toàn độc đáo nằm ở yếu tố bạn chọn làm yếu tố trung tâm của ảnh. Bạn cũng có thể thêm điểm khác biệt bằng cách chụp vào những lúc khác nhau trong ngày, cũng như từ những góc khác nhau. Bài viết này giới thiệu một số kỹ thuật để chụp trời đêm trước và sau khi mặt trời lặn.

EOS 5D Mark III/ EF16-35mm f/2.8L II USM/ FL: 18mm/ Manual exposure (f/2,8, 30 giây)/ ISO 2500/ WB: Tungsten light

 

Hình thức #1: Dưới bầu trời đầy sao kỳ ảo

Địa điểm:

– Để chụp một bầu trời đầy sao, tôi tránh xa địa điểm chụp Bầu Trời Phía Tây, ở đó dư quang của mặt trăng vẫn còn, đến một địa điểm tôi có thể chụp Bầu Trời Phía Bắc.
(Ảnh này được chụp ngay trước bình minh. Tại thời điểm này, hướng duy nhất vẫn còn tối đen là Bầu Trời Phía Bắc.)

– Tôi chọn một góc thấp trông lên ngọn hải đăng.

Các thiết lập máy ảnh quan trọng:

– Độ dài tiêu cự: 18mm, bao gồm bầu trời sao mà không làm cho ngọn hải đăng trở nên quá nhỏ.
– Tốc độ cửa trập: 30 giây, để chụp những ngôi sao như những chấm sáng tập trung,
– Khẩu độ và độ nhạy sáng ISO: f/2.8 (tối đa) và ISO 2500, để có được mức sáng đảm bảo vẫn có thể nhận ra hình dạng của ngọn hải đăng.

Các thiết lập khác:
Để tăng ấn tượng của những vì sao lấp lánh, tôi muốn khắc họa mạnh ánh sáng của ngọn hải đăng như một nguồn sáng tập trung, giống như các ngôi sao. Những điểm sáng bị cháy sáng trong bóng đèn của ngọn hải đăng không bị thay đổi.

 

Những yếu tố góp phần tạo ra tấm ảnh này

Điểm 1: Chọn phần trời không có nguồn sáng không mong muốn

Những ngôi sang trông sáng nhất khi mặt trăng thấp hơn đường chân trời và bầu trời hoàn toàn tối. Cân nhắc sự ảnh hưởng của các nguồn sáng không mong muốn và vị trí của mặt trời mọc, tôi chọn chụp Bầu Trời Phía Bắc. Bạn có thể kiểm tra trước thời điểm mặt trăng lặn hoặc trên mạng hoặc bằng một ứng dụng điện thoại thông minh như Sun Surveyor.

Điểm 2: Chụp từ một góc thấp

Để giảm thiểu ảnh hưởng của mọi nguồn sáng, tôi chọn một góc thấp trông lên ngọn hải đăng sao cho tôi có thể bao gồm bầu trời đầy sao ở hậu cảnh. Làm như thế sẽ tạo ra hiệu ứng phóng phối cảnh đối với ngọn hải đăng, dẫn dắt sự chú ý của người xem vào nguồn sáng ở giữa ảnh.

Điểm 3: Phơi sáng 30 giây trở xuống để chụp sao như những điểm sáng mạnh.

Để chụp sao như những điểm sáng mạnh, cách tốt nhất là duy trì thời gian phơi sáng ở khoảng 30 giây trở xuống. Thời gian lâu hơn sẽ dẫn đến nhìn thấy rõ các vệt sáng. Để điều chỉnh tốc độ cửa trập, hãy nâng độ nhạy sáng ISO. Trong ví dụ này, tôi cài đặt độ nhạy sáng ISO thành 2500.

 

Nắm thông tin này: Tốc độ cửa trập ảnh hưởng đến hình dạng các ngôi sao

Mặc dù độ dài tiêu cự cũng quan trọng, tốc độ cửa trập càng chậm sẽ làm cho những ngôi sao càng nhòe, làm cho chúng có vẻ thiếu lấp lánh.

Tốc độ cửa trập: 15 giây

Tốc độ cửa trập: 40 giây

Hình thức #2: Ánh trăng kịch tính

EOS 5D Mark III/ EF16-35mm f/2.8L II USM/ FL: 16mm/ Aperture-priority AE (f/2,8, 10 giây, EV+0,3)/ ISO 800/ WB: Tungsten light

Thiết bị:

– Một ống kính góc rộng để làm nổi bật cảm giác rộng lớn của phong cảnh.
– Để tránh làm cho ngọn hải đăng trong ảnh bị méo thiếu tự nhiên, tôi lắp chân máy ở một điểm ngang tầm với ngọn hải đăng.

Các thiết lập máy ảnh quan trọng:

– Cân bằng trắng: “Tungsten light” để thêm một tông màu mát làm nổi bật không khí của tấm ảnh đêm.
– Khẩu độ: Nhiều nhiếp ảnh gia sẽ sử dụng một khẩu độ nhỏ cho cảnh như thế này, nhưng tôi chọn sử dụng khẩu độ tối đa f/2.8, và lấy nét ở ngọn hải đăng. Điều này làm cho mặt trăng có vẻ tối hơn, tạo ra ấn tượng mờ mịn hơn.
– Tốc độ cửa trập: 10 giây, để tránh các điểm sáng bị cháy gần bóng đèn của ngọn hải đăng.
– Độ nhạy sáng ISO: Thấp nhất có thể mà không làm ảnh hưởng đến sự chuyển màu trên bầu trời. Tôi tìm được sự cân bằng phơi sáng phù hợp ở ISO 800.

Bố cục:
Tôi muốn làm cho ngọn hải đăng trông sống động nhất có thể. Điều này sẽ không chỉ ổn định bố cục mà còn mang lại cho nó cảm giác hùng vĩ khi nó đứng sừng sững dưới ánh trăng. Những đám mây trôi trên trời thêm cảm giác kỳ ảo cho ảnh.

 

Những yếu tố góp phần tạo ra tấm ảnh này

Điểm 1: Tạo ra độ sâu bằng một độ dài tiêu cự góc rộng

Đối với ảnh có ánh trăng này, tôi không chỉ muốn sử dụng cảm giác rộng lớn về chiều dọc và chiều ngang để nhấn mạnh cảm nhận tỉ lệ, mà còn muốn sử dụng cảm giác độ sâu độc đáo có thể được tạo ra bởi ống kính góc rộng. Tôi chụp ở 16mm và bao gồm đám cỏ ở tiền cảnh và đường chân trời ở hậu cảnh trong khung hình, điều này tạo ra một hiệu ứng phóng đại phối cảnh ở những khu vực trước và sau ngọn hải đăng.

Điểm 2: Cân bằng trắng – “Tungsten light” để nhấn mạnh màu xanh của bầu trời

Tương tự như mặt trời đang lặn, mặt trăng ngả vàng bắt đầu chuyển sang tông màu đỏ khi nó tiến gần đến chân trời hơn. Ảnh này sẽ giống như ảnh chụp hoàng hôn nếu tôi cài đặt cân bằng trắng thành Auto. Thay vào đó, tôi cài đặt cân bằng trắng thành “Tungsten light” để chuyển tải hiệu quả hơn ấn tượng của tôi tại địa điểm chụp.

Điểm 3: Phơi sáng 10 giây để tránh các điểm sáng bị cháy

Ngọn hải đăng xoay dần trong khi chiếu sáng, điều này có thể làm cho ảnh bị lóa sáng tùy vào vị trí của bạn. Tôi tính thời gian cần thiết để ngọn đèn quay hết một vòng, và cài đặt tốc độ cửa trập thành 10 giây để ảnh không bị dư sáng.

 

Nắm thông tin này: Tầm quan trọng của ánh trăng

Ảnh bên dưới được chụp khi mặt trăng khuất trong mây. Chỉ với ánh sáng của ngọn hải đăng, đám cỏ ở tiền cảnh có vẻ tối và ngọn hải đăng thiếu tính ba chiều.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0988.225.880 CHAT NGAY