Chụp ảnh dưới nước là cuộc chạy đua với thời gian. Ngoài ra, không phải lúc nào bạn cũng có thể mang theo nhiều ống kính để chụp. Ống kính macro thường được sử dụng nhất để chụp ảnh cá nhỏ, nhưng sau đây là một kỹ thuật sử dụng chúng để chụp ảnh dưới nước với hiệu ứng bokeh.
EOS 5D Mark III/ EF100mm f/2.8L Macro IS USM/ FL: 100mm/ Manual exposure (f/5, 1/100 giây)/ ISO 100/ WB: 4.600K
Bầy cá thia đốm xanh tập trung xung quanh một khối san hô với tôi trông giống như bọt tuyết, và tôi cố khắc họa chúng như thế.
Mở khẩu ở những địa điểm sáng để tạo ra hiệu ứng bokeh từ những chú cá ở tiền cảnh
Ống kính macro 100mm thường được các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp sử dụng để chụp ảnh sinh vật để ghi tư liệu. Các ống kính này thường được sử dụng cùng với số f khoảng f/7.1 – 16, số f này khắc họa rõ các đặc điểm và tình trạng của sinh vật.
Nhưng ống kính macro 100mm có thể được cải tiến và sử dụng để chụp ảnh có hiệu ứng bokeh. Điều này biến nó trở nên hữu ích hơn nữa cho chụp ảnh dưới nước, nhất là vì có giới hạn về số lượng ống kính bạn có thể mang theo dưới nước.
Với ảnh bên trên, khắc họa một bầy cá thia đốm xanh bên trên một khối san hô, tôi cài đặt khẩu độ thành f/5. Tôi chọn một đối tượng ở địa điểm sáng ở đó có đủ ánh nắng và sau đó lập khung hình với biển xanh làm nền đồng thời chụp đối tượng ở tầm mắt. Tôi sử dụng đèn flash công suất thấp vì tôi muốn tạo ra những thay đổi về sự chuyển màu của màu xanh dương. Mặc dù cá thia đốm xanh là đối tượng chính, tôi lấy nét ở khối san hô ở phía sau để tạo ra một lớp gồm các điểm bằng cách làm nhòe lũ cá ở phía trước.
EOS 5D Mark III/ FL: 100mm/ Manual exposure (f/4, 1/10 giây)/ ISO 100
Tôi chụp ảnh này ở f/4 vì tôi muốn tạo ra vòng tròn bokeh lớn. Tôi làm như thế bằng cách đặt lũ cá màu bạc ngay phía trước ống kính, và dùng đèn flash để chiếu sáng vùng đó.
EOS 5D Mark III/ FL: 100mm/ Manual exposure (f/5, 1/10 giây)/ ISO 100
Tôi tạo ra những đốm sáng nhiều màu sắc trong nước bằng cách tạo ra các vòng tròn bokeh từ lũ cá tập trung phía trước.
Điểm chính: Chụp ở cùng tầm với khối san hô
Khoảng cách lấy nét đến khối san hô là 80cm. Tôi nằm sấp và đảm bảo tôi đứng lên cho đến khi tôi ở ngang tầm mắt với khối san hô. Sau đó tôi sử dụng đèn flash ngoài để chụp.
Thao tác với ống kính: Ống kính macro tele 100mm là thiết bị thiết yếu để chụp ảnh dưới nước
Mặc dù một yêu cầu cơ bản của chụp ảnh dưới nước là đến gần các sinh vật bạn chụp, một ống kính có khoảng cách chụp dài trở nên cần thiết khi khó làm như vậy. Ống kính macro tầm 100mm và 500mm được sử dụng trong những trường hợp như thế như, cá nhân tôi, ống kính duy nhất tôi dùng trong 15 năm qua là ống kính macro 100mm.