Hình ảnh phản chiếu: Một Lâu Đài Vào Ban Đêm với Hiệu Ứng Tranh Ảo Giác

Trompe l’oeil” (Tranh Ảo Giác) là từ tiếng Pháp có nghĩa là “đánh lừa con mắt” và dùng để chỉ một kỹ thuật nghệ thuật trong đó các đối tượng được khắc họa giống thật đến mức người xem gặp ảo giác quang học tưởng rằng nó tồn tại trong không gian ba chiều. Một nhiếp ảnh gia đã cố có được hiệu ứng này trong nhiếp ảnh bằng cách chụp hình ảnh phản chiếu dưới nước của Lâu Đài Takada ở Quận Niigata, Nhật Bản với chi tiết đáng kinh ngạc. Anh chia sẻ cách thực hiện.  

EOS 5D Mark II/ EF24-105mm f/4L USM/ FL: 35mm/ Aperture-priority AE (f/8, 20 giây, EV±0)/ ISO 100/ WB: Daylight
Mùa: Mùa Xuân/ Thời Điểm Trong Ngày: Ban đêm

Trong tấm ảnh phơi sáng 20 giây này, hình ảnh phản chiếu của Lâu Đài Takeda, được chiếu sáng vào ban đêm trong mùa hoa anh đào, nổi rõ trong làn nước tối đen của hào nước gần đó. Với lập khung hình và phơi sáng phù hợp, ảnh của bạn có thể trông thật đến mức người xem có cảm giác như họ bước vào trong cảnh.

 

Lâu Đài Takada: Một trong 3 địa điểm ngắm hoa anh đào hàng đầu ở Nhật

Hầu hết các lâu đài ở Nhật được xây dựng trên nền đá cao với vách đá xung quanh để ngăn chặn kẻ thù xâm nhập. Tuy nhiên, Lâu Đài Takada (Phiên bản tiếng Anh) không có đặc điểm nào như thế, được cho là để tiết kiệm thời gian và nguồn lực vì chiến tranh đang đến gần khi nó được xây dựng ban đầu vào năm 1614.

Chúng ta có thể cám ơn việc không có những bức tường đá để có hình ảnh phản chiếu đẹp, không bị khuất, với tòa tháp ba tầng của lâu đài trong làn nước của cái hào nước bên trong gần đó. Lâu đài cũng tình cờ là một trong 3 điểm ngắm hoa anh đào hàng đầu ở Nhật Bản—trên 4000 cây hoa anh đào được trồng trong công viên kế bên lâu đài sau Thế Chiến II. Khi chúng được chiếu sáng vào ban đêm bằng khoảng 3000 chiếc đèn lồng trong Lễ Hội Hoa Anh Đào Takada (Phiên bản tiếng Anh) (thường diễn ra từ ngày 1 đến 15 tháng 4 hàng năm), chúng tạo thành một cảnh tượng ngoạn mục và tạo ra một cảnh phản chiếu rất độc đáo.

 

Điểm #1: Đừng để thiếu sáng quá nhiều!

Chiều khóa để có được hiệu ứng siêu thực của ảnh chính nằm ở độ rõ và độ sáng của hình ảnh phản chiếu của lâu đài dưới nước.

Để tránh các điểm sáng bị cháy sáng, nhiều nhiếp ảnh gia sẽ cố tình làm cho ảnh bị thiếu sáng một chút. Tuy nhiên, nếu ảnh quá tối, hình ảnh phản chiếu trong nước sẽ có vẻ yếu hơn nhiều (xem hình ảnh bên trên).

Để có được kết quả tốt hơn, đừng lo lắng quá nhiều về các điểm sáng bị cháy sáng. Thay vào đó, hãy ưu tiên làm nổi bật những tông màu và sự chuyển màu ở các phần tối của cảnh.

 

Điểm #2: Nước phải tĩnh lặng nhất có thể.

Làm nhòe nước sẽ làm hỏng hiệu ứng giống gương. Nếu có gió, hãy tăng độ nhạy sáng ISO của bạn và sử dụng một tốc độ cửa trập nhanh hơn.

Lý tưởng là, nên chụp khi có rất ít gió hoặc hoàn toàn không có gió. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện thời tiết, việc này có thể là khá khó khăn. Nếu bạn phát bực, hãy thử chuyển sang một địa điểm khác để chụp từ một góc khác. Thậm chí một sự dịch chuyển 90 độ cũng có thể tạo ra một sự khác biệt lớn đối với hình ảnh của mặt nước, như ảnh bên dưới cho thấy.

Thông tin bổ sung về địa điểm này

Địa chỉ
Công Viên Takada, Motoshiro-cho, Joetsu, Quận Niigata

Tiếp cận
Chi tiết tại: https://www.tohokukanko.jp/en/attractions/detail_1305.html (Phiên bản tiếng Anh)

Giờ mở cửa và phí vào cửa
Vào cửa Công Viên Takada miễn phí quanh năm. Phí vào cửa chỉ áp dụng nếu bạn muốn vào tòa Lâu Đài Takada.

Những lưu ý khác:
– Có trên 1 triệu du khách tham dự Lễ Hội Hoa Anh Đào mỗi năm. Hãy chuẩn bị gặp những đám đông!
– Đừng lo nếu bạn lỡ mùa hoa anh đào. Công Viên Takada cũng rất đẹp trong những mùa khác. Vào cuối tháng 7 đến giữa tháng 8, hàng trăm bông hoa sen nở trong hào nước của lâu đài. Công viên này cũng là nơi có cây cỏ mùa thu và cảnh tuyết mùa đông đẹp như tranh.

Địa điểm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0988.225.880 CHAT NGAY