Chụp Chính Xác: Những Vệt Sao Được Căn Hoàn Hảo Quay Quanh Sao Bắc Đẩu

Trong ảnh này, sao Bắc Đẩu, là tâm của vệt sao tròn, được căn ngay trên đỉnh núi. Đây là cách bạn cũng có thể có được cùng hiệu ứng này.

EOS 5D Mark III/ EF16-35mm f/2.8L II USM/ FL: 16mm/ Manual exposure (f/9, 25 phút)/ ISO 200/ WB: Auto

Địa điểm chụp: Núi Nantai (Quận Tochigi)

 

Chuẩn bị chụp

Vẻ đẹp của ảnh bên trên là cách sao Bắc Đẩu, tạo thành tâm của vệt sao tròn, được căn hoàn hảo ngay bên trên đỉnh núi. Những ảnh như thế này chắc chắn không thể có được bằng cách chỉ nhắm ống kính và chụp ngẫu nhiên.

Một số thủ thuật bắt đầu:
1. Tìm vị trí chính xác của Sao Bắc Đẩu.
2. Nghĩ đến việc bạn muốn liên hệ nó với các đối tượng khác trong bố cục của bạn như thế nào.
3. Chọn một địa điểm chụp có đèn đường tối thiểu. Bằng cách này, sẽ nhìn thấy nhiều sao hơn trong ảnh của bạn.
4. Ánh sáng của mặt trăng cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng quan sát sao. Bạn nên chụp vào đêm trăng non.

 

Địa điểm và thời điểm: Ánh sáng nhân tạo càng ít thì càng tốt

Để tránh phơi sáng ở khu vực quanh hồ (Hồ Chuzenji), tôi chụp ảnh này vào lúc trời khuya khi có ánh sáng nhân tạo ít hơn. Trên thực tế, ánh sáng chỉ đủ để phản chiếu bề mặt Núi Nantai, cho phép chụp rõ hình dạng ngọn núi.

 

Bước 1: Quyết định bạn muốn các vệt sao và núi xuất hiện ở đâu trong khung hình

Khi tôi lập bố cục ảnh, việc đầu tiên là tôi lập khung hình sao cho sao Bắc Đẩu nằm ngay trên đỉnh núi. Sau đó, tôi quyết định đối tượng chính (các vệt sao) và đối tượng phụ (ngọn núi).

Phân tích bố cục

A: Sao Bắc Đẩu
B: Đối tượng chính (các vệt sao)
C: Đối tượng phụ (núi)

 

Cách xác định sao Bắc Đẩu

Là một ngôi sao lớn thứ hai, sao Bắc Đẩu tương đối sáng và dễ xác định. Có một số ứng dụng di động bạn có thể dùng để giúp bạn định vị nó, nhưng nếu bạn thích cách truyền thống hơn, sau đây là 2 phương pháp:

Dùng sao Đại Hùng:
1. Định vị sao Đại Hùng.
2. Kẻ một đường tưởng tượng để nối sao thứ 6 và thứ 7 từ đỉnh của đuôi sao Đại Hùng.
3. Kéo dài đoạn thẳng đó 5 lần. Sao Bắc Đẩu sẽ nằm trong khoảng cuối đoạn thẳng đó.

Dùng la bàn (hoặc ứng dụng la bàn):
1. Nắm được vĩ độ của bạn.
2. Sử dụng la bàn (hoặc ứng dụng la bàn trên điện thoại thông minh) để tìm hướng Chánh Bắc. Hướng mặt về đó.
3. Chiều cao của sao Bắc Đẩu bên trên đường chân trời bằng với vĩ độ của bạn, ví dụ, nếu bạn đang ở 36 độ vĩ bắc, thì sao Bắc Đẩu sẽ nằm trong khoảng 36 độ bên trên đường chân trời.

 

Thủ thuật: 10 độ là khoảng nắm tay của bạn giữ ở chiều dài một cánh tay. Nếu bạn đang ở 36 độ vĩ bắc, sao Bắc Đầu sẽ nằm ở khoảng 3,5 nắm tay trên đường chân trời. (Nguồn: www.space.com)

Hình chụp màn hình ứng dụng la bàn

 

Bước 2: Đảm bảo chỉnh tiêu sắc nét ở sao Bắc Đẩu

Chìa khóa để chụp ảnh sao đẹp là đảm bảo rằng sao Bắc Đẩu được chụp với tiêu điểm chính xác. Cài đặt chế độ lấy nét của ống kính thành MF và phóng to hình ảnh Live View. Sao Bắc Đẩu có thể bị nhòe và mất nét—hãy điều chỉnh cho đến khi đúng nét. Nó xuất hiện càng nhỏ và càng sắc nét thì càng tốt.

 

Thủ thuật: Để tái tạo màu sắc trung thực hơn, hãy cài đặt thiết lập Picture Style thành ‘Standard’ hoặc ‘Faithful’.

Công tắc MF trên ống kínhChuyển sang MF

Trình đơn Picture Style

 

Bước 3: Sử dụng chế độ Bulb; phơi sáng lâu cho ảnh

Chế độ Bulb trên bánh xe điều chỉnh chế độ

Xoay bánh xe điều chỉnh chế độ đến ‘B’ (chế độ Bulb).

Tôi chụp ảnh này ở 16mm và lập bố cục sao cho bầu trời chiếm phần lớn ảnh. Điều này đảm bảo rằng đường đi tròn của các ngôi sao được ghi lại rõ.

Để tạo ra các vệt sao tròn, bạn cần phải sử dụng phơi sáng lâu. Tôi sử dụng chế độ Bulb và chức năng hẹn giờ cách quãng tích hợp trong máy ảnh. Nếu máy ảnh của bạn không có chức năng hẹn giờ cách quãng, bạn có thể cần phải tìm một cách khác để mở màn trập trong toàn bộ thời gian chụp, chẳng hạn như công tắc từ xa có chức năng hẹn giờ.
Thủ thuật: Thời gian phơi sáng
Những ngôi sao trên bầu trời phương bắc di chuyển khoảng 15 độ mỗi giờ. Thời gian phơi sáng càng lâu, vệt sang sẽ càng dài, nhưng nó cũng còn phụ thuộc vào độ dài tiêu cự bạn sử dụng và các yếu tố khác. Với ảnh này, tôi cài đặt thời gian phơi sáng lâu hơn 25 lần so với mức có khả năng gây ra dư sáng ở các ánh đèn ở chân núi. Có thể cần phải làm thử và tìm lỗi để biết thiết lập nào phù hợp với bố cục và điều kiện chụp của bạn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0988.225.880 CHAT NGAY