Chụp Ảnh Phong Cảnh Bằng Ống Kính Siêu Tele: Một Cái “Hang” Bí Ẩn trong một Hẻm Núi Phủ Rêu

Hỏi: Ảnh bên dưới là a) một cái hang sâu hay b) một hẻm núi có vách dốc đứng? Bạn không có lỗi nếu cho rằng nó là a), nhưng thực ra nó là Tarumae Garo, một khe núi đá lửa phủ rêu khác thường ở Thành Phố Tomakomai, Hokkaido, Nhật Bản. Nhiếp ảnh gia phong cảnh Katsuhiro Yamanashi chia sẻ cách ông sử dụng một chiếc ống kính zoom siêu tele để ghi lại không khí kỳ bí về nơi này.

 

EOS 5D Mark IV/ EF100-400mm f/4.5-5.6L IS II USM/ FL: 400mm/ Aperture-priority AE (f/16, 0,8 giây, EV -1,3)/ ISO 800/ WB: Auto
Thiết bị khác: Kính lọc PL

 

Câu chuyện đằng sau ảnh này

Nằm ở chân núi phía nam của Núi Tarumae, Tarumae Garo là một hẻm núi có vách đá phủ dày rêu xanh mượt như nhung. Nằm sâu trong núi, nó được bao phủ bởi không khí kỳ bí mà tôi muốn ghi lại và chuyển tải. Để thực hiện việc đó, tôi quyết định sử dụng ống kính zoom siêu tele để phóng to phần sâu nhất của hẻm núi, ở đó sương mù trên sông đang lơ lửng.

Tôi muốn chụp 3 nhóm đá (xem kỹ thuật “Lập bố cục/sử dụng ống kính” bên dưới) từ một góc nhất định để tận dụng hết hiệu ứng nén phối cảnh. Để có được tất cả chúng trong góc xem hẹp, tôi phải đặt chân máy trong dòng sông đang chảy. Trong những tình huống như thế, dòng nước có thể làm dịch chuyển chân máy, do đó hãy thực hiện các biện pháp đề phòng cần thiết để tránh rung máy. Tôi tránh sử dụng một tốc độ cửa trập quá thấp.

 

Độ dài tiêu cự: 400mm

Ống kính tôi sử dụng

EF100-400mm f/4.5-5.6L IS II USM

Sương mù trên sông chỉ được nhìn thấy ở những phần sâu nhất của hẻm núi. Để làm nổi bật sương mù, tôi chọn chụp ở độ dài tiêu cự dài nhất có thể với thiết bị tôi mang theo lúc đó—400mm trên ống kính EF100-400mm f/4.5-5.6L IS II USM. Góc xem hóa ra là hoàn hảo, vừa đủ để ghi lại dòng sông đang chảy trong khung hình. Độ phóng đại zoom 4x trên ống kính này hoạt động rất hiệu quả, và tôi hài lòng với khả năng phân giải của nó.

Phiên bản ngàm RF cho những ai sử dụng hệ thống EOS R:

RF100-500mm f/4.5-7.1L IS USM 

 

Kỹ thuật lập bố cục/sử dụng ống kính:  Sử dụng hiệu ứng nén

Sơ đồ bên trên cho thấy cảnh trông như thế nào khi zoom ra. Hình chữ nhật màu đỏ cho thấy khu vực tôi zoom vào đối với ảnh đầu tiên trong bài viết này.
Tôi lập khung hình sao cho 3 nhóm đá sau đây trở thành mối quan tâm chính:

(1) Tảng đá ở cửa hang
(2) Mấy tảng đá lõm phía sau bên trái
(3) Mấy tảng đá tận đằng sau tạo thành hình tam giác

Độ dài tiêu cự siêu tele (400mm) dẫn đến hiệu ứng nén phối cảnh kéo những tảng đá ở phía sau lại và làm cho chúng có vẻ như xếp gần nhau hơn. Điều này tạo ra một tấm ảnh chuyển tải chiều sâu giống như hang động của hẻm núi cũng như cảm giác đáng sợ về những gì không biết đằng sau nó.

Kết hợp (4), tảng đá nhiều rêu ở tiền cảnh bên trái ảnh, gợi thêm cảm giác về một môi trường ẩm ướt.

 

Phơi sáng: Sử dụng tốc độ cửa trập thấp và bù phơi sáng âm

Làm nhòe con sông đang chảy để thêm tính động

Tôi sử dụng tốc độ cửa trập 0,8 giây để biến nước sông đang chảy thành nhòe chuyển động. Vì chân máy của tôi nằm trong dòng sông, một tốc độ cửa trập quá thấp sẽ dẫn đến rung máy, do đó tôi tăng độ nhạy sáng ISO lên 800.

Bù phơi sáng âm giúp giảm mất chi tiết trong dòng nước đang chảy

EV ±0

EV -1,3

Bố cục này gồm có nhiều hình thù đá màu tối. Ở các chế độ đo sáng nhất định, máy ảnh sẽ phơi sáng dựa trên các phần tối hơn của những tảng đá, làm cho các chi tiết sáng hơn trong dòng nước đang chảy bị dư sáng và cháy sáng. Với ảnh này, tôi sử dụng bù phơi sáng âm (EV -1,3) để giữ lại các chi tiết sáng.

Ánh nắng phản chiếu từ rêu ướt và những tảng đá cũng có thể dẫn đến các điểm sáng bị cháy sáng, nhưng có thể phòng ngừa bằng cách sử dụng kính lọc phân cực (kính lọc PL).

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0988.225.880 CHAT NGAY