Nếu máy ảnh bạn đang sử dụng là một chiếc máy hiệu quả để chụp ở độ nhạy sáng ISO cao, bạn sẽ có thể tạo ra những tấm ảnh rõ nét ở một cảnh thiếu sáng mà không làm rung máy hay làm ảnh bị mất nét. Trong bài viết này, tôi sẽ giới thiệu một số kỹ thuật chụp ảnh ở sở thú vào ban đêm.
Ảnh Cận Cảnh Một Chú Sư Tử Được Chiếu Sáng Bằng Đèn Thủy Ngân
Với sự ra đời của những chiếc máy ảnh hỗ trợ chụp ảnh ở độ nhạy sáng ISO cao trong những năm gần đây, hiện nay bạn có thể chụp ảnh ở sở thú vào ban đêm, điều này là không thể thực hiện được trong quá khứ. Động vật xuất hiện trong bóng đêm dưới ánh sáng yếu sẽ có vẻ đường bệ mà quyến rũ. Vẻ tinh anh và uy nghi của chúng là những hình ảnh chỉ có thể thấy được vào ban đêm. Ở Nhật Bản, các sở thú thường kéo dài giờ hoạt động vào mùa hè đến 8 hoặc 9 giờ tối. Vì trời chỉ tối ở khoảng 7 giờ, thời gian còn lại để chụp ảnh đêm là rất ngắn. Mặc dù có nhiều đối tượng hay, chụp ảnh có thể tốn thời gian hơn dự kiến nếu bạn đang chờ cơ hội chụp phù hợp. Do đó, một cách khôn ngoan là hãy thu hẹp các đối tượng đích của bạn, và dành ra thời gian chụp các đối tượng khác nhau mỗi ngày, chẳng hạn như chụp chó sói vào ngày đầu tiên và chụp hổ vào ngày thứ hai.
ISO 12800
EOS-1D X/ EF300mm f/2.8L IS II USM/ FL: 300mm/ Aperture-priority AE (1/160 giây, f/2,8, -1.7EV)/ ISO 12800/ WB: Auto
Môi trường xung quanh được chiếu sáng bằng đèn thủy ngân, làm tăng thêm màu xanh lá cho ảnh. Ở đây, tôi đã điều chỉnh cân bằng trắng trong quá trình rửa ảnh thành một màu gần với màu của chú sư tử. Công cụ được sử dụng trong ví dụ này là Click White Balance có trong phần mềm Digital Photo Professional (DPP).
ISO 400
Dùng một độ nhạy sáng ISO thấp làm cho tốc độ cửa trập chậm lại, do đó chuyển động nhỏ nhất của đối tượng cũng sẽ làm nhòe ảnh. Do đó, để có được tốc độ cửa trập cao, cần có một thiết lập độ nhạy sáng ISO cao.
Kỹ thuật – Cài đặt phơi sáng giảm khi sử dụng AE
±0EV
-1EV
-2EV
Như minh họa trong các ví dụ này, chụp ảnh không có bù phơi sáng sẽ làm cho ảnh hơi sáng, không chuyển tải được ấn tượng của ảnh đêm. Trong trường hợp này, cài đặt mức phơi sáng thấp hơn là -1 đến -2EV sẽ giúp cải thiện không khí một cách đáng kể.
Thêm Tính Chiều Hướng Cho Ngọn Núi Khỉ Với Ánh Sáng Từ Một Bên
ISO 10000
EOS-1D X/ EF16-35mm f/2.8L II USM/ FL: 35mm/ Aperture-priority AE (1/10 giây, f/3.5, -1.3EV)/ ISO 10000/ WB: Auto
Một ngọn núi khỉ nhân tạo dành cho bầy khỉ Rhesus. Không như vào ban ngày, vào ban đêm chúng trốn trong núi, và môi trường xung quanh yên tĩnh đến mức khó có thể cảm nhận sự hiện diện của chúng.
Điều Chỉnh Cân Bằng Trắng Để Có Bầu Trời Xanh Hơn
ISO 10000
EOS-1D X/ EF16-35mm f/2.8L II USM/ FL: 35mm/ Aperture-priority AE (f/3.5, 1/10 giây, -1,3EV)/ ISO 10000/ WB: Tungsten light
Bầy hồng hạc trong sở thú được thả tự do mà không dùng lưới, giúp cho tôi có thể chụp được tấm ảnh ngoạn mục này vào giờ vàng.
ISO 800
Khi cân bằng trắng được đặt thành Auto, bầu trời được tái tạo với tông màu xám đậm, trong khi nguồn sáng bổ sung màu đỏ không khớp với ấn tượng của bầy hồng hạc. Thay đổi thiết lập cân bằng trắng thành Tungsten Light giúp tạo ra một không khí đẹp.
Ở sở thú vào ban đêm, sử dụng đèn flash bị cấm, do đó chúng ta chỉ có thể dựa vào hệ thống ánh sáng tại sở thú. Phải sử dụng một độ nhạy sáng ISO cao trong trường hợp này. Ngay cả khi đó, bạn có thể không có được tốc độ cửa trập đủ nhanh. Mặc dù có thể chọn một tốc độ cửa trập chậm hơn nếu bạn có dùng chân máy, việc bố trí chân máy sẽ gây ra bất tiện cho các khách tham quan khác, và quan trọng nhất là, tốc độ cửa trập thấp sẽ làm cho đối tượng bị nhòe. Để khắc phục các vấn đề này, hãy thử sử dụng chân máy 1 chân, hoặc phòng tránh rung máy bằng cách đặt máy ảnh lên thanh ray.