Cách Chụp Hoa Anh Đào Chi Tiết mà Mơ Mộng Bằng Một Kính Lọc Mờ Mịn

Bước đầu tiên để chụp được hoa anh đào chi tiết mà mơ mộng có thể là chụp cận cảnh một cây hoa anh đào lớn. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng các thiết lập gì khi chụp vào ban đêm và khi có gió để chụp lại chi tiết của những vùng ngoại biên? Tìm hiểu thêm về các kỹ thuật để làm như thế trong bài viết này.

EOS 5D Mark III/ EF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 32mm/ Aperture-priority AE (f/8, 1/3 giây, EV±0)/ ISO 800/ WB: Daylight
Hàng cây anh đào trong Công Viên Maruyama đã héo tàn một thời gian, nhưng dần dần hồi sinh trong những năm gần đây. Tôi cố chụp lại chi tiết một cây đầy sức sống đồng thời nhớ lại thời hoàng kim trước đây của nó.

 

Tập trung vào nhánh cây có những đóa hoa đẹp nhất

Tôi thích hoa anh đào nổi tiếng ở Gion. Cụ thể là, tôi thích ngắm chúng vào ban đêm trong Công Viên Maruyama ở Kyoto, Nhật Bản. Tôi lang thang quanh khu vực để tìm một góc từ đó có thể chụp được hình dạng của cây hoa một cách đẹp nhất, đồng thời cố không làm ảnh hưởng đến khách tham quan công viên.

Tốc độ cửa trập
Vì trời có gió nhẹ, trước tiên tôi cài đặt tốc độ cửa trập đủ để “đóng băng” những bông hoa. Để giảm thiểu nhiễu, cần phải sử dụng độ nhạy sáng ISO 800 trở xuống.

Khẩu độ
Xác định khẩu độ thích hợp cần sử dụng tỏ ra một khó khăn đối với ảnh này. Để khắc họa thích hợp chi tiết của rìa ảnh, tôi thường khuyên dùng f/8 trở lên. Khẩu độ tối đa f/4 có thể đảm bảo tốc độ cửa trập cao và dễ sử dụng, nhưng độ sâu trường ảnh nông, do đó chỉ có vùng giữa ảnh sẽ được chụp đạt yêu cầu.

Đối với ảnh này, tôi chụp cây hoa anh đào lớn từ khoảng cách gần. Mặc dù tôi chụp ở góc rộng, cần phải sử dụng khẩu độ hẹp, điều này làm cho khó biết được cần lấy nét ở đâu khi sử dụng f/5.6 đến f/8 cung cấp độ sâu trường ảnh vừa đủ. Khi tôi lấy nét ở những cánh hoa kế bên, những cánh hoa phía sau bị nhòe, và khi tôi lấy nét ở thân cây, xuất hiện điều kiện ngược lại.

Tôi thấy rằng tôi có được kết quả tốt nhất khi tôi lấy nét ở nhánh cây có những bông hoa đẹp nhất, ở khoảng cách chụp ở giữa. Từ đó, khi tôi khép khẩu đến f/8, tôi có thể đảm bảo toàn bộ cái cây đúng nét. Ngoài việc đảm bảo rằng hình dạng của cái cây được nhìn thấy hoàn toàn trong ảnh, tôi dùng một bộ lọc mờ mịn và duy trì sắc nét cho phần giữa ảnh đồng thời khắc họa cái cây lớn với hoàn thiện mờ ảo.

 

Thủ Thuật 1: Sử dụng f/8 để chụp sắc nét tất cả những bông hoa anh đào

Ở f/5.6, độ sâu trường ảnh nông, do đó không phải toàn bộ ảnh được rõ nét khi chụp cây hoa anh đào lớn với khoảng cách chụp ngắn. Vùng ngoại biên của ảnh không rõ, với nhánh cây rũ ở góc trên bên trái ảnh nổi bật vì không rõ nét, do đó độ sâu trường ảnh nói chung không đủ.

 

 


f/5.6


f/8

 

Thủ Thuật 2: Đảm bảo các nguồn sáng không đi vào khung hình

Đảm bảo rằng không có nguồn sáng nào làm xao nhãng sự chú ý là một điểm quan trọng khác để chụp đẹp hoa anh đào vào ban đêm. Cần phải thật cẩn thận khi dùng một kính lọc mờ mịn, vì các nguồn sáng sẽ đi vào các vùng khác của ảnh và xuất hiện nổi bật. Trong ảnh bên dưới, có rất nhiều ánh sáng ở vùng ngoài biên được chụp lại, cạnh tranh thu hút sự chú ý của người xem với hoa anh đào.

EOS 5D Mark III/ EF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 24mm/ Aperture-priority AE (f/8, 1/2 giây, EV±0)/ ISO 500

 

Kính Lọc MARUMI Foggilizer cho Máy Ảnh – Kính Lọc Hiệu Ứng Mờ Mịn 77mm

 

Ống kính khuyên dùng khi sử dụng f/8: EF24-105mm f/4L IS USM

Cá nhân tôi sử dụng ống kính EF24-105mm f/4L IS USM, nó cho phép lấy nét đáng tin cậy và mượt mà ngay cả ở những địa điểm tối. Mặc dù ảnh chụp ở khẩu độ tối đa f/4 là đủ sắc nét, nếu bạn khép khẩu xuống f/8, ngay cả những vùng ngoài biên cũng được chụp đẹp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0988.225.880 CHAT NGAY