Khi chụp ảnh dưới nước bằng máy ảnh không gương, có rất nhiều điều cần cân nhắc. Từ lựa chọn chế độ chụp lý tưởng cho đến các lựa chọn ánh sáng và sử dụng đèn chớp, tranh thông tin này sẽ giúp bạn hiểu về cài đặt máy ảnh không gương khi chụp ảnh dưới nước.
VỎ MÁY ẢNH CHỐNG NƯỚC
Trước khi bạn bước vào chi tiết với Tam giác Phơi sáng (Khẩu độ, Tốc độ Chụp và ISO) hoặc điều chỉnh Cân bằng Trắng, yêu cầu phải có vỏ chống nước vẫn là yếu tố cơ bản nhất. Hãy lưu ý thông số của máy ảnh và thận trọng. Trong trường hợp này, sê-ri Không gương không chống nước, và do đó cần phải có vỏ chống nước.
CHẾ ĐỘ CHỤP
Sau đây là các chế độ chụp ảnh hữu ích mà bạn có thể sử dụng khi chụp ảnh dưới nước:
Ưu tiên Chụp: Hữu ích nếu bạn hiểu rõ tốc độ chụp và biết cách đóng băng hình ảnh của mình (tốc độ chụp cao) hoặc tạo ra độ mờ chuyển động (tốc độ chụp thấp). Máy ảnh bù trừ độ sâu trường để đạt được tốc độ chụp đã định.
Thủ công: Chế độ này dành cho những người hiểu rõ về chụp ảnh dưới nước và muốn kiểm soát tất cả cài đặt máy ảnh. Chế độ này cũng cho phép sự linh hoạt cao nhất để tạo ra phong cách chụp riêng của bạn. Thử nghiệm bằng cách tạo bong bóng hay ngủ ở đáy đại dương để tăng thêm độ sâu hay tính người trong hình ảnh.
Chú ý: Hãy nhớ luôn chuẩn bị cài đặt của mình trước khi lặn do sẽ rất khó khăn khi thay đổi cài đặt dưới nước.
CÂN BẰNG TRẮNG
Điều chỉnh cân bằng trắng phù hợp với nhiệt độ màu sao cho ảnh được chụp giống nhất với những gì như được nhìn qua đôi mắt của con người. Cân bằng trắng có nhiều chế độ khác nhau, bao gồm: Tự động, Ánh sáng ban ngày, Bóng râm, Vonfram, Tùy chỉnh, Nhiệt độ Màu và nhiều chế độ khác. Mỗi chế độ đều có đặc điểm riêng – nhưng đối với chụp ảnh dưới nước, chúng tôi đề nghị nên sử dụng cài đặt Tự động, Tùy chỉnh hay Ánh sáng ban ngày tùy theo độ sâu lặn của bạn.
Đối với vùng nước nông hay khi sử dụng đèn nhấp nháy (đèn flash dưới nước), sử dụng cài đặt Ánh sáng ban ngày hay Tự động để hủy đầu ra ánh sáng ấm do máy ảnh tạo ra. Cài đặt Tự động/Ánh sáng ban ngày giúp đè sắc thái ấm bằng tông màu lạnh để chỉnh sửa đối tượng về màu ‘gốc’. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng cài đặt Tùy chỉnh ở vùng nước sâu (hoặc nơi mà mức độ xâm nhập của ánh sáng giảm) bằng cách mang theo tấm lặn trắng (hay còn được biết đến nhiều hơn với tên gọi thẻ xám) để sử dụng như điểm tham chiếu, từ đó cài đặt cân bằng trắng phù hợp. Sau đây là một số cài đặt cân bằng trắng mà bạn có thể sử dụng ở những độ sâu cụ thể trong chuyến lặn biển của mình:
Đối với nước nông (hay gần tầng mặt): Cài đặt ánh sáng ban ngày hoặc 5200K
Đối với độ sâu 5-15 m: Cài đặt u ám hoặc 6000K
Đối với độ sâu 15-25 m: Cài đặt bóng râm hoặc 7000K
Tuy nhiên, các ví dụ trên chỉ phù hợp với hoàn cảnh nhất định vì cân bằng trắng phụ thuộc vào thời tiết, độ mạnh của ánh mựt trời và màu nước biển. Nếu có sắc hơi xanh trong hình ảnh, hãy điều chỉnh cân bằng trắng bằng tay về mức 7500K. Hãy tiếp tục kiểm tra Cân bằng trắng bất cứ khi nào bạn chuyển đến địa điểm mới hay độ sâu của nước mới.
Chú ý: Hãy bảo đảm chụp RAW (thô) do sẽ dễ chỉnh cân bằng trắng hơn khi sử dụng phần mềm hậu kỳ. Đồng thời, sử dụng chế độ xem trực tiếp để dễ dàng xác định các vấn đề chỉnh màu và thực hiện những thay đổi cần thiết trước mỗi lần chụp.
ÁNH SÁNG và ISO
Ánh sáng trở nên yếu hơn khi nó đi qua nước. Tùy theo khả năng quan sát dưới nước, đèn nháy thường trở nên “khá hữu ích” khi đối tượng của bạn cách xa hơn hai mét. Khi tầm nhìn kém, di chuyển gần hơn đến đối tượng sẽ giúp giảm tình trạng tán xạ ngược (đèn nháy hay đèn flash trong máy ảnh làm sáng các hạt trong nước giữa ống kính và đối tượng). Khi tầm nhìn tốt, bạn sẽ ngạc nhiên khi đèn nháy giúp chiếu rõ chi tiết đối tượng (với mức pin đầy đủ và cài đặt khẩu độ phù hợp), từ đó giúp bạn chụp được đối tượng dưới nước cho dù chúng ở khá xa.
Do ISO không quá quan trọng như Tốc độ chụp hay khẩu độ trong chụp ảnh dưới nước, điều chỉnh cài đặt ISO của bạn tương ứng với mức độ lọc ánh sáng ở cảnh dưới nước trong quá trình chụp. Nếu hình ảnh có vẻ phơi sáng hơi quá, hãy chỉnh ISO giảm xuống hoặc tăng lên khi hình ảnh có vẻ phơi sáng quá yếu. ISO sẽ thay đổi tùy theo vị trí, cường độ đèn flash và đèn nháy của bạn. Do đó hãy tạo thói quen thỉnh thoảng kiểm tra cài đặt ISO
ĐỒNG HỒ PHƠI SÁNG
Trước khi bắt đầu chuyến phiêu lưu chụp ảnh sâu dưới nước, hãy bảo đảm bạn chụp thử vài tấm dưới nước để xác định độ phơi sáng phù hợp (không phơi sáng quá mức hay quá ít) bằng cách điều chỉnh đồng hồ phơi sáng tương ứng. Tiếp tục thực hiện các thay đổi cần thiết mỗi khi bạn tới địa điểm mới (khuyến nghị: mỗi 5-10 ft).
ĐÈN FLASH MÁY ẢNH
Đèn flash máy ảnh rất hữu ích trong những tình huống trong đó không có đủ ánh sáng, đặc biệt là vùng nước sâu. Luôn kiểm tra xem có bãi san hô nhô ra hay không giữa đèn nháy và đối tượng của bạn. Điều chỉnh vị trí đèn cho phù hợp sao cho ánh sáng vào vật được chụp chứ không phải san hô.
Chú ý: Không đặt những sinh vật biển nhạy cảm với ánh sáng dưới tầm ánh sáng mạnh trong thời gian dài hơn mức có thể chịu đựng của chúng.