Ảnh chân dung là một sự hợp tác giữa nhiếp ảnh gia và đối tượng, nhưng một chút trợ giúp từ máy ảnh có thể giúp cho việc chụp ảnh trở nên mượt mà hơn―làm cho người mẫu của bạn trông đẹp hơn ngay cả trước khi bạn chỉnh sửa ảnh! Sau đây là 3 kỹ thuật nên thử.
Kỹ thuật #1: Làm mờ yếu tố tiền cảnh để tăng sự quan tâm trực quan
EOS R8/ RF85mm f/2 Macro IS STM/ Aperture-priority AE (f/2, 1/250 giây, EV +0,7)/ ISO 400
Nếu bạn cho rằng ảnh chân dung của bạn về một người trên một hậu cảnh quá đơn giản, hãy đặt vật gì đó ở tiền cảnh và chụp để làm mờ nó. Kỹ thuật “sandwich” này cũng làm tăng chiều sâu cho ảnh của bạn. Tùy vào bố cục của bạn, bạn cũng có thể sử dụng vật thể tiền cảnh được làm mờ (“bokeh tiền cảnh”) để tạo ra một khung hình trong hiệu ứng khung hình hướng tầm nhìn của người xem đến khuôn mặt của đối tượng của bạn.
Vật thể ở tiền cảnh có thể là bất kỳ thứ gì: một bức tường, một cái cửa sổ, hoặc những bông hoa như tôi đã làm ở đây. Chỉ cần đảm bảo hiệu ứng bokeh không che người mẫu quá nhiều.
Thủ Thuật 1: Tận dụng hiệu quả tính năng tự động lấy nét (AF) Phát Hiện Khuôn Mặt (Eye Detection AF) và thiết lập vùng AF
Thiết lập phát hiện mắt: Tùy vào ý định của bạn
Theo mặc định, Eye Detection AF được cài đặt thành “Auto”, có nghĩa là nó ưu tiên con mắt gần máy ảnh nhất. Thiết lập này hoạt động tốt nếu bạn và người mẫu của bạn đang thử các tư thế khác nhau để xem thư thế nào có hiệu quả! Tuy nhiên, nếu bạn có một hình ảnh cụ thể trong đầu liên quan đến người mẫu ở một tư thế tĩnh, cụ thể, bạn có thể muốn cài đặt Eye Detection AF ưu tiên con mắt bên trái hoặc phải.
Khu Vực AF: Flexible Zone AF
Tôi sử dụng Flexible Zone AF vì nó phản ứng với những thay đổi về tư thế và vị trí của người mẫu, và đồng thời đủ giới hạn để đảm bảo rằng tiêu điểm không bị khóa ở người qua đường.
Cài đặt khu vực AF đủ lớn để bao phủ phạm vi chuyển động của người mẫu. Để chụp ảnh chân dung cận cảnh, bạn có thể thấy một khu vực AF hình vuông là dễ làm việc nhất. Bạn cũng có thể điều chỉnh kích thước của khu vực AF trong trình đơn Thiết Lập Nhanh trong khi chụp.
Khi người mẫu ở tư thế tĩnh, tôi sử dụng One Shot AF.
Thủ Thuật 2: Cách có hiệu ứng bokeh tiền cảnh đẹp hơn
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu ứng bokeh:
– Sử dụng một ống kính có khẩu độ tối đa rộng (ống kính nhanh).
– Chụp ở càng gần đối tượng tiền cảnh càng tốt.
Khẩu độ rộng hơn sẽ tạo ra mức mờ mạnh hơn. Đặt ống kính càng gần vật thể bạn đang làm mờ (những bông hoa trong trường hợp của tôi) càng tốt để nó chắc chắn nằm ngoài vùng lấy nét. Ở đây, tôi sử dụng ống kính Macro RF85mm f/2 IS STM, dễ sử dụng và cung cấp một khoảng cách làm việc thoải mái để chụp chân dung bán thân và từ ngực trở lên.
Thủ thuật bổ sung: Cũng cân nhắc màu sắc của hiệu ứng làm mờ tiền cảnh
Màu sắc của vật thể ở tiền cảnh có thể cải thiện ảnh của bạn―miễn là bạn chọn một cách khôn ngoan. Hãy nghĩ đến:
– Tính thẩm mỹ mà bạn muốn tạo ra.
– Màu sắc của vật thể cân bằng thế nào với màu da và trang phục của người mẫu.
Ví dụ, nếu bạn muốn có một tấm ảnh trông tươi sáng và hạnh phúc, một vật thể ở tiền cảnh tạo hiệu ứng bokeh màu nâu sẽ làm giảm hiệu ứng cuối cùng. Nếu người mẫu của bạn mặc màu xanh lá, hiệu ứng bokeh tiền cảnh màu xanh lá có thể tiệp với trang phục.
EOS R8/ RF85mm f/2 Macro IS STM/ Aperture-priority AE (f/2, 1/500 giây, EV +1,0)/ ISO 320
Hiệu ứng bokeh tiền cảnh màu đỏ tía ở đây được tạo ra từ hoa thạch anh tím. Rất dễ định vị khuôn mặt của người mẫu giữa những bông hoa dài, mảnh như thế này.
EOS R8/ RF85mm f/2 Macro IS STM/ Aperture-priority AE (f/2, 1/640 giây, EV +1,0)/ ISO 320
Những bông hoa tròn, hình cầu như những bông hoa mao lương vàng tôi sử dụng ở đây tạo ra hiệu ứng bokeh tiền cảnh tròn, phồng.
Kỹ thuật #2: Làn da mềm mại, mượt mà với Creative filter ‘Soft Focus’
EOS R8/ RF50mm f/1.8 STM/ Creative filter (f/2, 1/100 giây, EV +1,0)/ ISO 500
Creative Filter: Soft focus (Strong)
Không có Creative filter ‘Soft Focus’
Trong ảnh bình thường này, chi tiết và kết cấu mạnh hơn và sắc nét hơn.
Không cần Vaseline
Bạn đã từng nghe đến việc các nhiếp ảnh gia thoa Vaseline lên kính lọc UV để tạo ra một hiệu ứng mềm mại, mờ? Bạn có thể có được hiệu ứng như vậy một cách nhanh hơn, an toàn hơn bằng cách xoay bánh xe điều chỉnh chế độ sang chế độ Creative filter và chọn hiệu ứng Soft Focus.
Bạn có thể điều chỉnh mức hiệu ứng bộ lọc theo ý thích. Đối với ảnh đầu tiên, tôi cài đặt mức hiệu ứng bộ lọc ở tối đa để làm cho ảnh trông thậm chí còn mơ màng hơn.
Kỹ thuật #3: Tông màu da đẹp với chế độ SCN ‘Portrait’
EOS R8/ RF24-105mm f/4-7.1 IS STM/ FL: 105mm/ Chế độ Cảnh Đặc Biệt: Portrait (f/7.1, 1/250 giây, EV +0,7)/ ISO 5000/ Brightness: +3
Cách cổ điển nhất để tạo ra một tấm ảnh chân dung hấp dẫn về một đối tượng nữ là đảm bảo rằng tóc và làn da của cô ấy trông mềm mại. Bạn có thể tự nghịch khẩu độ và thiết lập phơi sáng, nhưng nếu bạn không quen với các thiết lập đó hoặc đang vội, hãy xoay bánh xe điều chỉnh chế độ sang “SCN” (Cảnh Đặc Biệt) và chọn chế độ Portrait.
Chế độ SCN ‘Portrait’ sẽ chọn thiết lập khẩu độ rộng nhất có thể để tạo hiệu ứng mờ hậu cảnh để làm cho đối tượng trở nên nổi bật. Nó cũng làm cho tóc và da trông mềm mại và mịn màng. Chạm vào nút được cho biết bởi khung màu đỏ sẽ cho phép bạn kiểm soát độ sáng để có thể làm cho làn da trông đẹp hơn nữa.
Độ sáng: 0
Độ sáng: +3
Thủ thuật:
– Tránh ánh sáng trực tiếp mạnh: nó không làm cho làn da trông đẹp lên. Tôi chụp những ảnh này một nơi có mái che.
– Tăng độ sáng của ảnh có thể cho làm da trông sáng hơn, nhưng hãy đảm bảo ảnh không bị dư sáng!