Sự quyến rũ của máy ảnh DSLR nằm ở khả năng mở rộng hệ thống và chất lượng hình ảnh rất cao. Trong bài viết này, chúng ta hãy tìm hiểu về các đặc điểm của máy ảnh SLR số bằng cách so sánh chúng với máy ảnh số nhỏ gọn.
Hoàn Toàn Khác Biệt về Sức Mạnh Biểu Đạt
Kích thước của cảm biến hình ảnh trong một chiếc máy ảnh SLR là rất lớn so với máy ảnh số nhỏ gọn, và điều này giúp dễ tạo các hiệu ứng bokeh hơn. Nhòe nền sau lớn giúp làm nổi bật chủ đề chính.
Ngược lại, máy ảnh số nhỏ gọn, có cảm biến hình ảnh nhỏ, và không hỗ trợ ống kính thay đổi được, làm cho khó tạo được hiệu ứng bokeh lớn.
Tác động của kích thước cảm biến hình ảnh đối với hiệu ứng bokeh
Bên cạnh bề ngoài vượt trội, máy ảnh DSLR và máy ảnh số nhỏ gọn cũng khác nhau đáng kể về cấu trúc bên trong. Sự khác biệt dễ nhận thấy nhất là ở cảm biến hình ảnh, thành phần nhận ánh sáng và tạo ảnh. Trong khi các máy ảnh số nhỏ gọn thường có cảm biến hình ảnh với kích thước 1/2 inch, cảm biến hình ảnh định dạng APS-C, thường được sử dụng trên các máy DSLR, có diện tích lớn hơn gần 10 lần. Một cảm biến hình ảnh lớn cho phép mỗi điểm ảnh bắt nhiều ánh sáng hơn, và điều này cũng giúp tăng thêm rất nhiều lợi thế cho các tính chất điện, chẳng hạn như mức nhiễu thấp. Ngoài ra, ấn tượng của ảnh có được sẽ thay đổi rất lớn với nhòe nền. Về mặt này, máy ảnh DSLR, cho phép thay đổi ống kính, cũng vượt trội so với máy ảnh số nhỏ gọn. Sự khác biệt về hiệu ứng bokeh dựa trên kích thước cảm biến hình ảnh cũng phụ thuộc nhiều vào độ dài tiêu cự của ống kính. Nếu chúng ta so sánh hai ảnh có cùng một bố cục, độ dài tiêu cự có xu hướng ngắn hơn (góc rộng) khi khu vực được cảm biến hình ảnh chụp nhỏ hơn. Điều này đến lượt nó làm cho bạn khó tạo ra nhòe nền hơn. Do đó, một trong những lý do mà ảnh có được lại rất khác biệt trong trường hợp máy ảnh DSLR có thể là do kích thước cảm biến hình ảnh.
Hoàn toàn khác biệt về kích thước cảm biến hình ảnh
1: 35mm
2: 24mm
3: 36mm
Khu vực có thể được chụp bởi một tấm phim 35mm là khoảng 24 x 36mm. Cái tên, “35mm,” xuất phát từ chiều rộng của phim.
1: 24mm
2: 36mm
Một cảm biến hình ảnh full-frame chụp được khu vực giống như của một tấm phim 35mm. Cảm biến này có thể được tìm thấy chủ yếu trên các mẫu máy EOS được thiết kế cho các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và các nhiếp ảnh gia nghiệp dư cao cấp.
1: 14,9mm
2: 22,3mm
Cảm biến này được sử dụng trên nhiều mẫu máy ảnh khác nhau, từ các mẫu cấp thấp đến tầm trung. Nó cho phép máy ảnh có thiết kế nhỏ gọn đồng thời tạo ra chất lượng hình ảnh cao.
1: 4,8mm
2: 6,4mm
Được minh họa ở đây là cảm biến hình ảnh 1/2 inch. Đối với các máy ảnh số nhỏ gọn, cảm biến CMOS có nhiều kích thước đa dạng được sử dụng, chẳng hạn như các định dạng 1/2,5 inch và 1/1,7 inch.
Chất lượng hình ảnh cũng phụ thuộc vào kích thước cảm biến hình ảnh
Bên trên là sự so sánh các kích thước cảm biến hình ảnh điển hình với phim 35mm làm cơ sở. Chúng ta có thể thấy rằng ngay cả đối với cảm biến định dạng APS-C, được sử dụng rộng rãi, diện tích là đủ lớn, và sự khác biệt được thấy rõ khi so sánh với cảm biến của máy ảnh số nhỏ gọn. Diện tích của cảm biến cỡ APS-C lớn hơn khoảng 10 lần so với cảm biến 1/2 inch được sử dụng trên các máy ảnh số nhỏ gọn. Khoảng cách này thậm chí còn lớn hơn trong trường hợp cảm biến full-frame, lớn hơn khoảng 28 lần. Ngoài hiệu ứng bokeh lớn hơn được tạo ra bởi kích thước cảm biến hình ảnh lớn hơn, mỗi điểm ảnh bên trong cảm biến hình ảnh cũng có khả năng thu được nhiều ánh sáng hơn, do đó hình ảnh sẽ ít bị hạt hơn (ít nhiễu hơn). Đồng thời, phạm vi tăng màu tái tạo từ trắng đến đen cũng mở rộng tỉ lệ thuận với khu vực được chụp bởi cảm biến hình ảnh.
Mở Rộng Phạm Vi Biểu Đạt của Bạn bằng Nhiều Ống Kính Thay Đổi Được
Với trên 70 ống kính, ống kính EF series của Canon là một trong những ống kính hàng đầu trong ngành chụp ảnh trên thế giới.
Tiềm năng của máy ảnh DSLR của bạn mở rộng với số lượng ống kính
Các máy SLR số có nguồn gốc từ máy ảnh SLR phim, và có khả năng đáp ứng các nhu cầu chụp khác nhau với việc sử dụng các ống kính có thể thay đổi. Ngược lại, máy ảnh số nhỏ gọn, sử dụng một ống kính cố định, không tháo được, do đó bất kể khả năng ống kính zoom có thể mạnh đến mức nào, chúng không bao giờ có thể sánh được với dòng ống kính thay đổi được, phong phú dành cho máy ảnh DSLR. EOS series của Canon đi kèm các ống kính EF với độ dài tiêu cự từ 8mm đến 800mm, và trên 60 loại biến thể khác nhau. Những ống kính EF này được phân loại thêm theo các thuộc tính chẳng hạn như độ sáng và các đặc điểm của ống kính. Do đó, sự quyến rũ của ống kính DSRL nằm ở khả năng sử dụng đầy đủ tập hợp ống kính này, và một trong những ưu điểm lớn nhất của chúng là bạn có thể chụp ảnh mình muốn một cách đơn giản bằng cách thay đổi ống kính, cho dù đó là một tấm ảnh phóng to đối tượng, hay một tấm ảnh góc rộng chụp môi trường xung quanh.
Ảnh được chụp bằng ống kính EF8-15mm f/4L Fisheye USM.
Ống kính này có thể tạo ra một hiệu ứng phối cảnh mạnh, cho phép khắc họa với góc xem rộng hơn chúng ta thường thấy.
Ảnh được chụp bằng ống kính EF300mm f/2.8L IS II USM.
Bạn có thể chụp được những tấm ảnh ngoạn mục như thế này bằng cách gắn ống kính chụp xa. Nó làm đóng băng chuyển động của đối tượng để tạo ra sự khắc họa sắc nét.
Chụp khoảnh khắc quyết định
Khung ngắm quang giúp bạn chụp được khoảnh khắc quyết định
Độ trễ thời gian xuất hiện khi bạn dùng máy ảnh số nhỏ gọn.
Khi bạn chụp ảnh dùng màn hình LCD trên một chiếc máy ảnh số nhỏ gọn, máy ảnh không thể tái tạo chuyển động của đối tượng trong thời gian thực. Điều này làm cho nhiếp ảnh gia không thể nhả cửa trập đúng lúc. Nếu bạn đang chụp qua khung ngắm của một chiếc máy ảnh SLR, bạn sẽ có thể chụp được đối tượng tại thời điểm mong muốn.
Khả năng đáp ứng nhanh có thể chụp được những khoảnh khắc thoáng qua
So với máy ảnh số nhỏ gọn, một trong những phẩm chất khi dùng máy ảnh DSLR là độ trễ thời gian ngắn của các thao tác máy ảnh. Nhiều máy ảnh số nhỏ gọn chụp ảnh bằng màn hình LCD. Tuy nhiên, những gì bạn thấy trên màn hình là, nói nghiêm túc, không phải hình ảnh thời gian thực mà là hình ảnh của một lúc trước. Điều này là do độ trễ thời gian xuất hiện trong quá trình tái tạo ảnh bằng điện tử. Ngược lại, máy ảnh DSLR sử dụng khung ngắm quang, cho phép bạn thấy hình ảnh thực tế mà không có bất kỳ độ trễ nào, do đó không có độ trễ thời gian giữa chuyển động của đối tượng và những gì bạn thấy qua máy ảnh. Ngoài ra, chức năng tự động lấy nét, cũng như các cơ chế bao gồm cơ chế chuyển động cửa trập hoạt động ở tốc độ nhanh hơn nhiều trên máy ảnh DSLR. Đây là những phẩm chất giúp các nhiếp ảnh gia chụp được những khoảnh khắc quyết định. Với một chiếc máy ảnh DSLR, bạn có thể dễ dàng chụp được những tấm ảnh chẳng hạn như một trận thể thao và biểu đạt thoáng qua của một đối tượng chân dung, nếu dùng máy ảnh số nhỏ gọn bạn sẽ gặp khó khăn.
Tập trung sự chú ý liên tục vào đối tượng qua khung ngắm để chụp được khoảnh khắc phù hợp.