Điểm cân nhắc #1: Ống kính RF có công nghệ tiên tiến hơn
Ra mắt vào năm 1987, ngàm EF được thiết kế để hoạt động tốt trong tương lai trong ít nhất 30 năm. Nhưng 30 năm tiếp theo thì sao?
Ngàm EF ra mắt vào năm 1987. Là ngàm điện tử hoàn toàn đầu tiên không yêu cầu bất kỳ liên kết cơ học nào giữa ống kính và thân máy, nó là một yếu tố thay đổi cuộc chơi được phát triển với sự chú ý đến 30 năm tiếp theo. Và điều đó thể hiện ở khả năng tương thích chéo của nó. Bạn có thể sử dụng ống kính EF được phát hành cách đây 30 năm trên một thân máy ảnh gần đây, và nó vẫn hoạt động tốt với rất ít hạn chế về chức năng.
Nhưng đã hơn 30 năm, và công nghệ máy ảnh đã được cải thiện rất nhiều. Để tận dụng tối đa các công nghệ mới nhất, cần phải phát triển một loại ngàm mới có thể vẫn phù hợp trong 30 năm tới. Đây là động lực đằng sau ngàm RF, được phát triển cùng với hệ thống mirrorless EOS R với sự chú ý đến 3 phẩm chất:
1. Chất lượng hình ảnh cao hơn
2. Chức năng tốt hơn
3. Khả năng tương thích chéo cao
Sự khác biệt: Khoảng cách back focus
Nó là gì và tại sao nó lại quan trọng?
Khoảng cách buồng tối đề cập đến khoảng cách từ ngàm ống kính (ở phía máy ảnh) đến cảm biến hình ảnh. Nhưng điều thực sự ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh là khoảng cách back focus, là khoảng cách từ thấu kính sau cùng đến cảm biến hình ảnh.
Ống kính EF
Hệ thống ngàm EF được thiết kế cho máy ảnh SLR, những máy ảnh này có một cái gương ở phía trước cảm biến hình ảnh. Cần phải có không gian để cái gương này di chuyển lên xuống, có nghĩa là khoảng cách back focus của ống kính EF không được quá ngắn. Hạn chế về thiết kế này khiến cho việc tối ưu hóa chất lượng hình ảnh của ống kính EF trở nên khó khăn hơn.
Ống kính RF
Hệ thống ngàm RF được thiết kế cho máy ảnh mirrorless, do đó không cần để lại khoảng trống cho chuyển động của gương. Điều này có nghĩa là thiết kế ống kính linh hoạt hơn, giúp dễ dàng áp dụng một cấu hình ống kính tối ưu hóa chất lượng hình ảnh.
Ngàm RF có khoảng cách buồng tối là 20mm, nhưng ống kính RF có thể được thiết kế với khoảng cách back focus ngắn hơn 20mm.
Các ống kính khẩu độ lớn góc rộng và góc rộng được hưởng lợi nhiều nhất từ ngàm RF. Một ví dụ là RF16mm f/2.8 STM, lẽ ra sẽ lớn hơn và nặng hơn nhiều.
Điểm giống nhau: Đường kính ngàm
Thật tốt, không cần phải thay đổi!
Ngàm RF và ngàm EF có cùng đường kính ngàm 54mm. Đường kính ngàm lớn hơn giúp bạn có thể sử dụng một thành phần thấu kính lớn hơn cho thấu kính sau cùng. Điều này đảm bảo rằng ánh sáng bị bẻ cong ít hơn trước khi đến cảm biến hình ảnh, do đó giảm quang sai của ống kính.
Mặc dù ngàm EF đã được thiết kế hơn 30 năm trước, nhưng các kỹ sư của hệ thống EOS R đã quyết định rằng nó đủ tốt, và đã sử dụng cùng một đường kính ngàm cho ngàm RF.
Sự khác biệt: Chân kết nối
Nhiều chân hơn, giao tiếp tốt hơn
Ngàm RF có 12 chân kết nối điện tử, nhiều hơn 4 chân so với 8 chân trên ống kính EF. Những đặc điểm này cùng với một giao thức truyền tải cải tiến cho phép giao tiếp giữa ống kính và thân máy ảnh nhanh hơn so với ống kính EF. Thông tin về lấy nét, zoom, khẩu độ, ổn định hình ảnh, và các quang sai ống kính khác nhau sẽ nhanh chóng được gửi đến máy ảnh, cho phép kiểm soát tinh vi hơn.
Sự khác biệt: Vòng chỉnh tiêu điện tử, vòng điều khiển trên ống kính RF
Kiểm soát tốt hơn khi chụp
Ống kính RF có một vòng điều khiển và vòng chỉnh tiêu điện tử. Trên một số ống kính, chúng được kết hợp với nhau.
Trên vòng chỉnh tiêu điện tử, bạn có thể tùy chỉnh các thao tác như:
– Hướng xuay: Đặc biệt hữu ích cho những ai chuyển từ một hệ thống máy ảnh khác, những người đã quen với việc xoay vòng theo hướng ngược lại
– Độ nhạy của vòng chỉnh tiêu MF: Đến một mức mang lại cảm giác trực quan nhất cho bạn trong quá trình lấy nét thủ công chính xác.
Bạn có thể gán vòng điều khiển để điều khiển khẩu độ, tốc độ màn trập, độ nhạy sáng ISO, bù phơi sáng, hoặc tùy vào kiểu máy ảnh của bạn, thậm chí là cân bằng trắng, Picture Style, và chế độ AF. Cũng có thể thay đổi hướng xuay của vòng điều khiển.
TL;DR: Ống kính RF được thiết kế cho tương lai. Chúng cung cấp chức năng và khả năng kiểm soát tốt hơn so với ống kính EF và bạn cũng có thể kỳ vọng chất lượng quang học tốt hơn so với ống kính EF cùng loại. Với khả năng linh hoạt cao hơn trong thiết kế, ống kính RF hầu hết cũng nhỏ hơn và nhẹ hơn so với ống kính EF tương đương.
Điểm cân nhắc #2: Khả năng tương thích chéo
Có thể sử dụng các ống kính tiết kiệm chi phí nhất ngay cả khi bạn nâng cấp máy ảnh. Nhưng còn tùy vào dạng nâng cấp!
i) Giữa máy ảnh EOS DSLR và hệ thống EOS R: Ống kính EF
Ống kính EF và EF-S không chỉ gắn được vào máy ảnh EOS DSLR mà còn có thể được sử dụng trên máy ảnh thuộc hệ thống EOS R và EOS M với ngàm chuyển thích hợp. Điều này làm cho chúng trở thành một giải pháp rất hiệu quả về chi phí nếu bạn đang có ngân sách hạn hẹp, hoặc vẫn đang sử dụng đồng thời một máy ảnh EOS DSLR/EOS M series.
Trên thực tế, có ba ngàm chuyển EF-EOS R khác nhau. Ngàm Chuyển Vòng Điều Khiển EF-EOS R hoặc Ngàm Chuyển Kính Lọc Thả Vào EF-EOS R không chỉ cho phép bạn gắn các ống kính EF và EF-S vào máy ảnh thuộc hệ thống EOS R mà còn cung cấp các tính năng bổ sung.
3 ngàm chuyển EF-EOS R khác nhau
Ngàm Chuyển EF-EOS R
Phiên bản tiêu chuẩn này điều chỉnh khoảng cách buồng tối để bạn có thể gắn ống kính EF/EF-S vào máy ảnh thuộc hệ thống EOS R
Ngàm Chuyển Vòng Điều Khiển EF-EOS R
Chuyển ngàm ống kính EF/EF-S và cũng bổ sung chức năng vòng điều khiển.
Ngàm Chuyển Kính Lọc Thả Vào EF-EOS R
Chuyển ngàm ống kính EF/EF-S và cũng tiếp nhận kính lọc PL hoặc ND dạng thả vào. Thông tin bổ sung về điều này ở phần sau của bài viết.
Cảnh báo: Ngàm chuyển làm tăng thêm vài cm và thêm một chút trọng lượng. Mặc dù điều này sẽ là không đáng kể trên hầu hết các kết hợp máy ảnh-ống kính, nhưng nó có thể khiến cho một số ống kính được thiết kế nhỏ gọn (chẳng hạn như ống kính 50mm f/1.8) nhô ra nhiều hơn mong muốn một chút. Để có sự kết hợp nhỏ gọn nhất, hãy chọn một ống kính RF.
ii) Giữa máy ảnh APS-C và máy ảnh EOS full-frame: Ống Kính RF
Nếu bạn sử dụng máy ảnh APS-C EOS, có thể bạn đã sở hữu ống kính EF-S/RF-S, được thiết kế cho cảm biến APS-C nhỏ hơn. Điều quan trọng là phải biết rằng:
– Không thể gắn ống kính EF-S vào máy ảnh DSLR EOS full-frame.
– Có thể gắn các ống kính RF-S và RF full-frame vào bất kỳ máy ảnh nào trong hệ thống EOS R bất kể kích thước cảm biến, không cần ngàm chuyển.
Khi bạn gắn ống kính EF-S hoặc RF-S vào máy ảnh trong hệ thống EOS R full-frame, máy ảnh sẽ tự động chuyển sang chế độ crop 1,6x, cung cấp thị trường giống như máy ảnh APS-C. Điều này được phản ánh trong hình ảnh trên khung ngắm/Live View.
Dĩ nhiên, bạn cũng có thể đảm bảo thiết bị của mình có thể được sử dụng trong tương lai bằng cách mua ống kính RF.
Khả năng tương thích loại máy ảnh/ống kính
EOS R (Full-frame) | |||||
EOS R (APS-C) | |||||
EOS DSLR (Full-frame) | |||||
EOS DSLR (APS-C) | |||||
EOS M (APS-C) |
●Có thể được gắn trực tiếp
●Cần có ngàm chuyển
Điểm cân nhắc #3: Ống kính RF phát huy hết tiềm năng của máy ảnh trong hệ thống EOS R
Nếu các chức năng sau đây là quan trọng đối với bạn và đối tượng bạn chụp, thì tốt nhất bạn nên chọn ống kính RF:
● Khả năng AF và chụp liên tục
Mặc dù bạn có thể sử dụng ống kính EF trên máy ảnh thuộc hệ thống EOS R thông qua ngàm chuyển, nhưng sẽ có những hạn chế đối với tốc độ chụp liên tục và phạm vi bao phủ AF vì các cơ chế bên trong của chúng dựa trên công nghệ cũ hơn. Để tận dụng tối đa tốc độ và khả năng AF của máy ảnh trong hệ thống EOS R, hãy sử dụng ống kính RF.
Chim bói cá đang lặn có tiếng là nhanh và khó chụp. Sử dụng tính năng chụp liên tục tốc độ cao với ống kính RF giúp tăng tỉ lệ thành công của bạn.
● Ổn định hình ảnh
Nếu bạn đang sử dụng máy ảnh EOS R có cơ chế Ổn Định Hình Ảnh Trong Thân Máy (IS Trong Thân Máy), việc kết hợp nó với một ống kính RF được trang bị cơ chế Ổn Định Hình Ảnh Quang Học (IS Quang) có thể đạt được khả năng ổn định hình ảnh tốt hơn. Điều này là do hầu hết các ống kính RF được trang bị IS đều hỗ trợ Coordinated Control IS, trong đó các hệ thống IS của ống kính và máy ảnh phối hợp để đạt được khả năng ổn định hình ảnh tốt hơn.
Nắm thông tin này: Trên máy ảnh DSLR EOS, tính năng ổn định hình ảnh chỉ khả dụng nếu bạn sử dụng ống kính EF có IS Quang. Tuy nhiên, các máy ảnh trong hệ thống EOS R có IS Trong Thân Máy sẽ ổn định hình ảnh ngay cả khi bạn sử dụng ống kính RF/EF không có IS Quang.
Điểm cân nhắc #4: Sử dụng ống kính EF cho phép bạn hưởng lợi từ Ngàm Chuyển Kính Lọc Thả Vào EF-EOS R
Người thường xuyên sử dụng kính lọc và người quay video, hãy lưu ý
Nếu bạn thường sử dụng kính lọc phân cực (PL) hoặc kính lọc neutral density (ND) dạng vặn, có khả năng là bạn có nhiều kính lọc có kích thước khác nhau để gắn vào các ống kính có đường kính kính lọc khác nhau. Một số ống kính như EF8-15mm f/4L Fisheye USM và EF11-24mm f/4L USM cũng không thể lắp kính lọc dạng vặn do thấu kính phía trước của nó nhô ra.
Ngàm Chuyển Kính Lọc Thả Vào EF-EOS R là một giải pháp tiện lợi cho cả hai vấn đề. Chỉ cần lắp kính lọc thích hợp, và bạn có thể sử dụng nó với bất kỳ ống kính EF nào—ngay cả những ống kính không hỗ trợ kính lọc dạng vặn.
Có 3 kính lọc khả dụng cho Ngàm Chuyển Kính Lọc Thả Vào EF-EOS R:
– Kính Lọc Phân Cực Tròn
– Kính Lọc ND Khả Biến Dạng Thả Vào (ND3 – ND500)
– Kính Lọc Trong Dạng Thả Vào
Trên Kính Lọc ND Khả Biến Dạng Thả Vào (ND3 – ND500), xoay bánh xe sẽ điều chỉnh hiệu ứng giảm sáng trong khoảng từ 1,5 đến 9 stop. Nó cũng hữu ích để quay video, chẳng hạn như khi bạn muốn sử dụng khẩu độ rộng để đạt được hiệu ứng lấy nét nông vào một ngày có nắng!
Điểm cân nhắc #5: Bạn cần một loại ống kính cụ thể?
Hiện nay một số ống kính chỉ dành cho một ngàm…
Hệ thống EF đã tồn tại hơn 30 năm, đó là lý do tại sao nó có dòng sản phẩm phong phú hơn. Có hơn 180 ống kính EF, so với 32 ống kính RF tính đến tháng 7, 2022! Cũng có một số ống kính đặc biệt không có phiên bản RF hiện hữu, chẳng hạn như ống kính tilt-shift, ống kính mắt cá, và MP-E65mm f/2.8 1-5X Macro Photo.
Tuy nhiên, dòng ống kính RF cũng có các ống kính duy nhất không có phiên bản EF tương đương, chẳng hạn như RF5.2mm f/2.8L Dual Fisheye (Phiên bản tiếng Anh), được sử dụng với EOS R5 hoặc EOS R5 C để quay video VR.
Danh sách sau đây hiển thị tất cả các ống kính RF khả dụng kể từ tháng 7, 2022 ở bên trái. Các ống kính EF chính được phát hành gần đây nằm ở bên phải và chúng tôi đã liệt kê các ống kính RF tương đương bên cạnh nó nếu có. Giữa ống kính EF và phiên bản RF của nó, ống kính RF là sự đầu tư tốt hơn.
Danh sách ống kính RF và ống kính EF chính (tính đến tháng 7, 2022)
EF8-15mm f/4L Fisheye USM | |||
EF11-24mm f/4L USM | |||
RF15-30mm f/4.5-6.3 IS STM | |||
RF14-35mm f/4L IS USM | EF16-35mm f/4L IS USM | ||
RF15-35mm f/2.8L IS USM | EF16-35mm f/2.8L III USM | ||
EF17-40mm f/4L USM | |||
RF24-70mm f/2.8L IS USM | EF24-70mm f/2.8L II USM | ||
EF24-70mm f/4L IS USM (Macro) | |||
RF24-105mm f/4L IS USM | EF24-105mm f/4L IS II USM | ||
RF24-105mm f/4-7.1 IS STM | EF24-105mm f/3.5-5.6 IS STM | ||
RF24-240mm f/4-6.3 IS USM | |||
RF28-70mm f/2L USM | |||
EF28-300mm f/3.5-5.6L IS USM | |||
RF70-200mm f/2.8L IS USM | EF70-200mm f/2.8L IS III USM | EF1.4×/2x | |
RF70-200mm f/4L IS USM | EF70-200mm f/4L IS II USM | EF1.4×/2x | |
EF70-300mm f/4-5.6L IS USM | |||
RF100-400mm f/5.6-8 IS USM | RF1.4×/2x | EF70-300mm f/4-5.6 IS II USM | |
RF100-500mm f/4.5-7.1L IS USM | RF1.4×/2x | EF100-400mm f/4.5-5.6L IS II USM | EF1.4×/2x |
EF200-400mm f/4L IS USM Extender 1.4X |
EF1.4×/2x | ||
RF5.2mm f/2.8L Dual Fisheye | |||
EF14mm f/2.8L II USM | |||
RF16mm f/2.8 STM | EF20mm f/2.8 USM | ||
EF24mm f/1.4L II USM | |||
RF24mm f/1.8 Macro IS STM | EF24mm f/2.8 IS USM | ||
EF35mm f/1.4L II USM | |||
RF35mm f/1.8 Macro IS STM | EF35mm f/2 IS USM | ||
EF40mm f/2.8 STM | |||
RF50mm f/1.2L USM | EF50mm f/1.2L USM | ||
EF50mm f/1.4 USM | |||
RF50mm f/1.8 STM | EF50mm f/1.8 STM | ||
RF85mm f/1.2L USM DS | |||
RF85mm f/1.2L USM | EF85mm f/1.2L II USM | ||
EF85mm f/1.4L IS USM | |||
RF85mm f/2 Macro IS STM | EF85mm f/1.8 USM | ||
RF100mm f/2.8L Macro IS USM | EF100mm f/2.8L Macro IS USM | ||
EF135mm f/2L USM | EF1.4×/2x | ||
EF180mm f/3.5L Macro USM | EF1.4×/2x | ||
EF200mm f/2L IS USM | EF1.4×/2x | ||
EF200mm f/2.8L II USM | EF1.4×/2x | ||
EF300mm f/2.8L IS II USM | EF1.4×/2x | ||
EF300mm f/4L IS USM | EF1.4×/2x | ||
RF400mm f/2.8L IS USM | RF1.4×/2x | EF400mm f/2.8L IS III USM | EF1.4×/2x |
EF400mm f/4 DO IS II USM | EF1.4×/2x | ||
EF400mm f/5.6L USM | EF1.4×/2x | ||
EF500mm f/4L IS II USM | EF1.4×/2x | ||
RF600mm f/4L IS USM | RF1.4×/2x | EF600mm f/4L IS III USM | EF1.4×/2x |
RF600mm f/11 IS STM | RF1.4×/2x | ||
RF800mm f/11 IS STM | RF1.4×/2x | ||
RF800mm f/5.6L IS USM | RF1.4×/2x | EF800mm f/5.6L IS USM | EF1.4×/2x |
RF1200mm f/8L IS USM | RF1.4×/2x | ||
MP-E65mm f/2.8 1-5X Macro Photo | |||
TS-E 17mm f/4L | |||
TS-E 24mm f/3.5L II | |||
TS-E 50mm f/2.8L Macro | |||
TS-E 90mm f/2.8L Macro | |||
TS-E 135mm f/4L Macro | |||
Extender RF1.4× | Extender EF1.4X III | ||
Extender RF2× | Extender EF2X III | ||
EF-S10-18mm f/4.5-5.6 IS STM | |||
EF-S10-22mm f/3.5-4.5 USM | |||
EF-S15-85mm f/3.5-5.6 IS USM | |||
EF-S17-55mm f/2.8 IS USM | |||
RF-S18-45mm f/4.5-6.3 IS STM | EF-S18-55mm f/4-5.6 IS STM | ||
RF-S18-150mm f/3.5-6.3 IS STM | EF-S18-135mm f/3.5-5.6 IS USM | ||
EF-S55-250mm f/4-5.6 IS STM | |||
EF-S24mm f/2.8 STM | |||
EF-S35mm f/2.8 Macro IS STM | |||
EF-S60mm f/2.8 Macro USM |
■ Không còn được sản xuất
* Cho biết ống kính có hỗ trợ extender. Chữ màu cam cho biết chức năng AF bị hạn chế trong quá trình sử dụng. Chữ màu đỏ cho biết AF không được hỗ trợ.
Điểm cân nhắc #6: Bạn có chụp các đối tượng ở xa hay không?
Các ống kính siêu tele RF có khả năng tương thích tốt hơn với extender
Như bạn có thể nhận thấy từ bảng bên trên, trong dòng sản phẩm EF, chỉ có ống kính tele L-series hỗ trợ extender (bộ chuyển đổi chụp xa), và thậm chí khi đó, chức năng AF cũng có thể bị hạn chế. Trong khi đó, trong dòng ống kính RF, có các ống kính siêu tele không phải L, vừa túi tiền, hỗ trợ sử dụng extender. Và nếu bạn muốn có được phạm vi tiếp cận xa nhất có thể, thì có RF1200mm f/8L IS USM. Khi được kết hợp với Extender RF2x, bạn có thể sử dụng đến 2400mm—hoàn chỉnh với khả năng hỗ trợ AF.
Sử dụng Extender RF2x với RF800mm f/11 IS STM tương đối rẻ để chụp ở 1600mm—đủ để chụp cận cảnh chi tiết mặt trăng mà không cần crop,
Tóm tắt: Lập kế hoạch chiến lược mua ống kính
Có thể nói rằng nói chung, ống kính RF là một khoản đầu tư tốt hơn ống kính EF. Chúng có được những lợi ích của ngàm RF, và được thiết kế để mang lại những gì tốt nhất cho máy ảnh trong hệ thống EOS R hiện tại và trong tương lai.
– Nếu bạn chưa sở hữu phiên bản EF của một ống kính:
Tốt nhất bạn nên mua ống kính RF.
– Nếu bạn đã sở hữu phiên bản EF:
Chuyển sang phiên bản RF nếu…
– Bạn cần tốc độ và hiệu suất AF cao nhất. Lời khuyên: Cụ thể là, ống kính tele RF có thể cung cấp hiệu suất AF và chụp liên tục tốt hơn ống kính EF.
– Bạn muốn có khả năng IS tối đa.
– Bạn cần một sự kết hợp nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ.
Tuy nhiên, nếu những điều này không thành vấn đề đối với bạn, bạn có thể tiếp tục sử dụng ống kính EF/EF-S với một ngàm chuyển.