Trong số nhiều ống kính thay đổi được khác nhau, ống kính tele cho phép chúng ta phóng to và chụp được cảnh lớn của vật thể ở xa. Trong bài viết này, tôi sẽ tập trung vào các ống kính này và giải thích các kỹ thuật cơ bản để sử dụng chúng hiệu quả nhất.
Ống kính tele không chỉ mang lại cảnh lớn của đối tượng
Thế giới chúng ta thấy qua ống kính tele là hoàn toàn khác biệt với những gì chúng ta thấy bằng mắt thường. Một số đặc điểm tiêu biểu của loại ống kính này gồm có hiệu ứng phóng to làm cho một đối tượng ở xa có vẻ gần hơn nhiều so với thực tế, và hiệu ứng nén dường nhu thu hẹp khoảng cách giữa vật thể ở xa và vật thể ở gần. Nhưng một đặc điểm đáng chú ý khác là độ sâu trường ảnh nông hơn khi chúng ta phóng to hơn, điều này cho phép tạo ra hiệu ứng bokeh dễ dàng hơn ở nền sau. Do đó, khi cân nhắc các tính chất này, sẽ là thiếu khi nói rằng ống kính tele chỉ là ống kính chụp các vật thể ở xa. Thay vào đó, tại sao không hiểu các hiệu ứng có thể được tạo ra bởi ống kính tele và sử dụng chúng một cách hiệu quả trong các tác phẩm nhiếp ảnh của bạn?
1. Tôi muốn chụp những bông thủy tiên dưới ánh mặt trời hoàng hôn
Một luống hoa thủy tiên nở rộ. Tôi muốn chụp những bông hoa với ánh nắng hoàng hôn ở nền sau.
2. Dùng một ống kính zoom tiêu chuẩn tạo ra ấn tượng nén lại
[Tương đương 88mm ở định dạng 35mm]
Tôi bắt đầu bằng cách chụp một tấm dùng ống kính EF-S18-55mm f/3.5-5.6 IS STM. Ở độ dài tiêu cự 55mm (88mm tương đương định dạng 35mm), một khu vực rộng được chụp lại và chủ đề chính không được xác định rõ. Tôi không thể đến gần những bông hoa hơn, do đó tôi quyết định chuyển sang một ống kính tele.
3. Chủ đề chính nổi bật sau khi tôi chuyển sang một ống kính tele
[Tương đương 400mm ở định dạng 35mm]
Ở đây, tôi chụp một ảnh ở đầu tele của ống kính là 250mm (400mm tương đương định dạng 35mm). Mặc dù chủ đề chính nổi bật trong ảnh này, khu rừng ở nền sau làm cho toàn bộ ảnh có vẻ tối. Tôi sẽ cần phải điều chỉnh góc và vị trí của máy ảnh để chụp được nền sau sáng hơn.
4. Thế là xong! Đã chụp được tấm ảnh hoàn hảo
Bằng cách thay đổi hướng nhắm của ống kính, tôi có thể chụp được cả bông hoa thủy tiên cũng như ánh nắng hoàng hôn làm sáng nền sau. Dùng một ống kính tele có độ sâu trường ảnh nông cho phép chúng ta tạo ra hiệu ứng bokeh lớn ở cả những bông hoa và nền sau.
[Thủ thuật] Một sự thay đổi nhỏ ở góc của máy ảnh có thể làm thay đổi đáng kể cách xuất hiện của nền sau
Vì ống kính tele có hiệu ứng làm cho một vật thể ở xa có vẻ gần hơn, một sự điều chỉnh nhỏ ở góc hoặc vị trí của máy ảnh sẽ có tác động đáng kể đến cách xuất hiện của nền sau. Do đó, điểm quan trọng khi chụp ảnh bằng ống kính tele, là kiểm tra đối tượng được chụp ở nền sau trước khi quyết định vị trí hoặc góc máy ảnh.
Các cảnh trong đó bạn muốn sử dụng ống kính tele
Có nhiều cảnh trong đó có thể sử dụng hiệu quả ống kính tele, chẳng hạn như phong cảnh thiên nhiên, thể thao, động vật và xe cộ. Trong nội dung sau đây, chúng ta hãy xem một số ví dụ để thấy chúng ta có thể sử dụng ống kính tele để làm nổi bật chủ đề chính và chuyển tải ý định nhiếp ảnh bằng cách nào.
Sở thú và bể cá
Một chú hải cẩu con nằm trên lưng mẹ. Ở đây, tôi xén phần lớn nền sau và làm nhòe nó để tránh các bồn nước trong sở thú tạo ra ấn tượng nén. Làm như thế sẽ làm nổi bật tự nhiên điểm hấp dẫn chính của mặt chú hải cẩu đang ngủ.
Phong cảnh thiên nhiên
Ống kính tele cũng trở thành một công cụ mạnh mẽ khi chúng ta chụp các thác nước khó đến gần. Thay vì chụp toàn bộ phong cảnh, tôi tập trung vào phần ở đó dòng nước nổi bật nhất và lập bố cục ảnh dọc. Nhờ vào hiệu ứng nén, tôi có thể chụp được tấm ảnh thác nước linh động bằng cách chụp cảnh lớn nước đổ ở phía xa.
Một thảm hoa nhỏ
Ống kính tele cũng hiệu quả khi chụp một thảm hoa nhỏ. Bằng cách cài đặt ống kính về đầu tele và lấy nét ở giữa bố cục, chúng ta có thể làm nhòe cả nền trước lẫn nền sau để làm nổi bật những bông hoa, tạo ra trọng tâm ảnh.