Những Thủ Thuật Hay của Các Nhiếp Ảnh Gia Chuyên

Nghiệp về Cách Làm Nổi Bật Độ Sâu Nhiếp ảnh là một dạng nghệ thuật hai chiều. Bằng cách sử dụng độ dài tiêu cự để tạo ra những hiệu ứng chẳng hạn như bokeh và nén phối cảnh, chúng ta có thể làm nổi bật chiều sâu và tính ba chiều, có thể sử dụng những hiệu ứng này để chuyển tải ý định nhiếp ảnh trong các tác phẩm của chúng ta. Trong nội dung sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu một số kỹ thuật để đạt được kết quả này, các kỹ thuật này thường được các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp sử dụng.

 

Khi chụp ảnh phong cảnh có động vật, hãy sử dụng một ống kính tele để kiểm soát độ sâu

EOS 7D Mark II/ EF70-200mm f/2.8L IS II USM/ Độ dài tiêu cự: 90mm (khoảng 84mm ở định dạng 35mm)/ Phơi sáng thủ công (f/2.8, 1/80 giây)/ ISO 800/ WB: Daylight

Ảnh một chú Hươu Hokkaido Sika chụp tại Bán Đảo Shiretoko ở Hokkaido. Vì ảnh này được chụp tại một thời điểm có ít ánh nắng trong rừng, tôi chọn một ống kính có số f sáng. Khi sử dụng hiệu ứng bokeh ở đây, tôi cẩn thận sử dụng nó một cách khéo léo để đảm bảo ảnh sẽ không bị quá rối. (Ảnh và nội dung: Yukihiro Fukuda)

Sử dụng hiệu ứng nén phối cảnh của ống kính tele để tạo ra độ sâu

Trong ví dụ này, tôi chọn một độ dài tiêu cự khoảng 140mm sau khi cân nhắc 3 yếu tố mà tôi muốn đưa vào ảnh, bắt đầu bằng những bông hoa màu vàng ở nền trước, sau đó là cây cối, và cuối cùng là phong cảnh ở xa nhất mà con ếch che khuất. Hiệu ứng nén phối cảnh được tạo ra bởi độ dài tiêu cự đã giúp làm nổi bật độ sâu trong ảnh như mong muốn.

Một số f sáng để làm nhòe nền trước và nền sau

Tôi chọn khẩu độ tối đa f/2.8 để làm nhòe tất cả vật thể trừ đối tượng chính. Nên sử dụng một số f gần với khẩu độ tối đa để tạo ra hiệu ứng nén phối cảnh bằng ống kính tele. Tôi cũng tăng độ nhạy sáng ISO để tránh làm nhòe ảnh do rung máy.

Khi có bố cục phẳng, hãy tạo ra độ sâu bằng cách sử dụng ống kính góc rộng

EOS 5D Mark II/ EF24mm f/1.4L II USM/ FL: 24mm/ Aperture-priority AE (f/2, 1/6,000 giây, EV±0)/ ISO 200/ WB: Auto

Cảnh biển mùa hè này gợi nên kỷ niệm xa xôi những ngày tôi còn trẻ khi đó tôi từng sống gần biển. Tôi chụp cảnh này với hy vọng mang về những kỷ niệm xưa mà tôi chỉ có thể tìm thấy trong những giấc mơ. (Ảnh và nội dung: Masatsugu Koorikawa)

Thủ thuật: Chụp ảnh cận cảnh theo đường chéo từ phía sau để làm méo hình dạng của con thuyền

Ban đầu tôi chụp ảnh con thuyền từ bên hông, nhưng nó ghi lại quá chính xác hình dạng của đối tượng và không chuyển tải được cảm giác động. Bất kể bạn chọn ống kính góc rộng nào, rất khó tạo ra hiệu ứng méo đáng kể nếu bạn chụp đối tượng ngay từ phía trước. Khi so sánh, một bố cục với mũi thuyền hướng ra biển giúp tăng thêm cảm giác động và làm nổi bật độ sâu cho ảnh.

Một độ dài tiêu cự cường điệu hóa khoảng cách tương đối

Các ống kính góc rộng cường điệu hóa những chênh lệch tương đối về khoảng cách giữa các đối tượng ở gần và ở xa. Trong ví dụ này, tôi sử dụng đặc điểm này bằng cách bao gồm một con thuyền ở nền trước để thêm cảm giác động cho cảnh biển, nếu không sẽ tẻ nhạt. Biển sẽ có vẻ quá xa nếu góc ngắm quá rộng, do đó tôi quyết định độ dài tiêu cự 24mm là lựa chọn lý tưởng trong trường hợp này.

Một khoảng cách lấy nét tạo ra hiệu ứng méo đáng kể

Tôi đặt ống kính gần đối tượng hết mức sao cho vẫn nhìn thấy mũi thuyền từ bên hông. Làm như thế đã tạo ra hiệu ứng méo đáng kể ở con thuyền, như thể nó đang di chuyển ra biển. Như minh họa ở đây, bạn có thể sử dụng các đặc điểm riêng có của ống kính góc rộng bằng cách di chuyển máy ảnh đến gần đối tượng hơn.

Để làm cho đối tượng nổi bật so với nền sau có cùng màu, hãy mở khẩu

EOS 5D/ EF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 65mm/ Manual exposure (f/4, 1/8 giây)/ ISO 1600/ WB: Auto

Trong ví dụ này, tôi muốn tạo ra một tấm ảnh có không khí nhẹ nhàng dùng ánh sáng tự nhiên chiếu trên chiếc bình hoa này trong phòng tắm. Cả nền sau và đối tượng đều có màu trắc, do đó tôi điều chỉnh số f để đối tượng nổi bật so với nền sau. (Ảnh và nội dung: Katsura Komiyama)

Một số f tạo ra hiệu ứng bokeh lớn để có không khí nhẹ nhàng

Để đối tượng nổi bật so với nền sau cùng màu, tôi cài đặt khẩu độ thành giá trị tối đa (f/4) để tạo ra hiệu ứng nhòe nền, nhờ đó làm cho không khí được nhẹ nhàng. Tôi cũng chọn một vị trí ở đó ánh nắng chiếu lên đối tượng sao cho nền sau có vẻ tương đối tối hơn.

Một độ nhạy sáng ISO giúp tăng tốc độ cửa trập để tránh ảnh bị nhòe do rung máy

Khi chụp ở điều kiện thiếu sáng, chỉ có ánh sáng tự nhiên yếu, bạn có thể sử dụng nó một cách hiệu quả để tạo ra không khí nhẹ nhàng. Trong ví dụ này, tôi nâng độ nhạy sángISO lên 1600 để có được tốc độ cửa trập 1/8 giây. Điều này là để tránh làm nhòe ảnh do rung máy.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0988.225.880 CHAT NGAY