Những Quyết Định trong Chụp Ảnh Phong Cảnh: Góc Cao hay Góc Thấp?

Chụp từ một góc cao hay góc thấp? Nếu bạn thấy bị kẹt giữa hai lựa chọn này khi chụp ảnh phong cảnh, chắc chắn bạn không phải là người đầu tiên. Góc bạn chọn ảnh hưởng đến phong cách chụp cá nhân của bạn. Ở đây, chúng ta sẽ xem xét hai nhiếp ảnh gia có các ý tưởng khác nhau về chủ đề này, và tìm hiểu các kỹ thuật chụp của họ.

 

Góc thấp: Nhìn lên với hiệu ứng phóng đại phối cảnh

EOS 5D Mark IV/ EF16-35mm f/4L IS USM/ FL: 23mm/ Aperture-priority AE (f/11, 1/5 giây, EV+1,3)/ ISO 200/ WB: Daylight
Ảnh của Toshiki Nakanishi

Toshiki Nakanishi cho biết:

“Khi tôi bước vào một khu rừng và nhìn lên qua ống kính góc rộng, tôi thấy một thế giới hoàn toàn khác với thế giới tôi nhìn thấy bằng mắt thường và điều này làm tôi hài lòng. Khi tôi chụp ảnh lúc nhìn lên, tôi sử dụng ống kính góc rộng và chụp ở góc rộng nhất có thể đồng thời duy trì sự cân bằng trong ảnh. Bằng cách này, tôi có thể sử dụng hiệu ứng phóng đại phối cảnh để làm cho môi trường xung quanh trở nên rộng nhất có thể. Bạn có thể tạo ra những tấm ảnh thực sự ấn tượng bằng một góc thấp, nhưng đừng quên tinh chỉnh vị trí của bạn để đảm bảo rằng những khiếm khuyết không cần thiết không trở nên quá rõ ràng. Ví dụ, đảm bảo rằng các nhánh cây và lá cây được xếp cách nhau theo cách cân bằng.”

 

Thủ thuật: Khi lập bố cục ảnh với góc rộng, chú ý đến các góc ảnh

Ảnh không đạt
EOS 5D Mark IV/ EF16-35mm f/4L IS USM/ FL: 20mm/ Aperture-priority AE (f/11, 1/5 giây, EV+1,3)/ ISO 200/ WB: Daylight
Ảnh của Toshiki Nakanishi

Ảnh này được chụp với phong cách thông thường của tôi—hiệu ứng méo dùng tầm góc rộng của ống kính góc rộng để làm nổi bật cảm giác không gian. Tuy nhiên, vì có vị trí không phù hợp hoặc góc quá rộng, những chiếc lá phong trông quá xa nhau, và ảnh có vẻ thiếu gì đó. Lẽ ra sẽ tốt hơn nếu tôi chú ý bốn góc của khung hình và theo đó đặt các lá cây.

 

Góc cao: Cân bằng vùng trời để cho thấy những đặc điểm độc đáo của phong cảnh

EOS 5D Mark III/ EF70-200mm f/4L IS USM/ FL: 150mm/ Aperture-priority AE (f/10, 1/10 giây, EV-0,7)/ ISO 800/ WB: Auto
Ảnh của Masami Goto

Masami Goto cho biết:

“Khi chụp phong cảnh rộng lớn từ trên cao, chẳng hạn như đài quan sát, hầu hết mọi người sẽ lập bố cục ảnh sao cho bầu trời chiếm phần lớn khung hình. Mặc dù thực ra điều này mang lại cảm giác hùng vĩ cho ảnh, nhưng nó cũng có khả năng làm giảm ấn tượng của đối tượng ban đầu bạn quan tâm—bản thân cảnh quan.

Nếu trường hợp này xảy ra, thay vì bao gồm bầu trời rộng lớn trong bố cục, có thể tốt hơn khi chụp từ một góc hơi cao. Quan sát cảnh quan thiên nhiên phía trước bạn khi bạn nhìn xuống. Nếu bạn nắm bắt được điều gì làm cho nó độc đáo và đặc biệt, bạn có thể chuyển tải vẻ hùng vĩ của nó ngay cả khi bạn không đặt toàn bộ cảnh trước mặt bạn (bao gồm bầu trời) vào khung hình. Thực ra, bạn sẽ có thể có được ảnh có ấn tượng hơn về bản thân phong cảnh.”

 

Thủ thuật: Chụp ở tầm mắt và bao gồm bầu trời vào khung hình sẽ chuyển hướng sự chú ý ra khỏi điểm quan tâm chính

EOS 5D Mark III/ EF70-200mm f/4L IS USM/ FL: 116mm/ Aperture-priority AE (f/10, 1/10 giây, EV±0)/ ISO 800/ WB: Auto
Ảnh của Masami Goto

Bạn sẽ rất muốn đưa bầu trời vào bố cục, nhất là lúc bình minh hoặc hoàng hôn là khi có nhiều sự chuyển tiếp. Đây là những gì diễn ra trong ảnh bên trên, trong đó tôi chụp ở tầm mắt để bao gồm cả bầu trời và đầm lầy vào khung hình. Tuy nhiên, việc để phần lớn bầu trời ra khỏi bố cục, lấy đầm lầy làm trọng điểm và lập bố cục ảnh để có được cái nhìn không ảnh sẽ giúp mang lại thêm độ sâu cho cảnh này về đầm lầy ngập tràn màu sắc hoàng hôn phong phú.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0988.225.880 CHAT NGAY