Với nhiều người mới bắt đầu, chưa có nhiều kinh nghiệm thì rất dễ mắc phải những lỗi cơ bản khi chụp ảnh. Chính vì thế, bài viết dưới đây GN CAMERA sẽ chỉ ra những lỗi dễ mắc phải khi bắt đầu chụp ảnh và cách khắc phục chúng. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn mới tập tành làm quen với máy ảnh có thể khắc phục để trở nên chuyên nghiệp hơn.
- Thiết lập sai các thông số
Thiết lập sai các thông số có thể là lỗi cơ bản nhất mà hầu hết những người mới chơi mắc phải. Khi đến với bộ môn nhiếp ảnh điều đầu tiên là bạn cần phải hiểu và thao tác thành thạo với các thông số chụp của máy ảnh. Việc hiểu cơ bản về các thông số chụp và cách thiết lập chúng sẽ giúp bạn làm chủ được ánh sáng, màu sắc để tạo ra bức hình như ý muốn.
Giải pháp cho lỗi này rất đơn giản. Bạn chỉ cần tìm hiểu và học kỹ các thông số như tốc độ màn trập, ISO, khẩu độ, cân bằng trắng… Và các chế độ chụp P, M, AV, TV… sau đó mang máy ra và thực hành. Như vậy là bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được chiếc máy ảnh của mình và cho ra những bức ảnh hoàn hảo nhất.
2. Lỗi phông nền
Lỗi thứ hai phổ biến nữa đó chính là lỗi phông nền. Những người mới chơi thường rất hay chụp ảnh ngay khi thấy một cái gì đó đẹp và thú vị. Có nghĩa là, người chụp chỉ quan tâm tới chủ thể mà không ngó ngàn đến những thứ xung quanh nó. Chính vì thế, có lúc những thứ xung quanh đó lại làm xấu bức ảnh, làm phân tán chủ thể và làm bức hình chụp được trở nên rối rắm, lộn xộn.
Ví dụ như chụp ảnh chân dung, tập thể, động vật… ngoài chủ thể, thì bạn hãy chú ý đến những gì xuất hiện phía sau và loại nó ra ngay nếu không muốn bức ảnh của bạn trở nên thảm họa. Bạn có thể loại bỏ chúng ra khỏi khung hình bằng cách di chuyển và chọn góc chụp khác phù hợp hơn. Hay lựa chọn những ống kính có khẩu độ lớn giúp xóa phông tốt hơn, người xem sẽ không để ý đến những gì có trong hậu cảnh.
Thêm một lưu ý khác đó là khi chụp, bạn đừng lựa chọn những phông nền quá rắc rối, màu sắc sặc sỡ dẫn đến chủ thể bị lu mờ, không nổi bật.
3. Lỡ tay định dạng thẻ nhớ
Đây là một trong những sai lầm nghiêm trọng mà bất cứ ai cũng nên tránh nếu không muốn mọi công sức mà bạn làm được sẽ tan thành mây khói.
Chính vì thế, khi cầm máy ảnh trên tay bạn nên thao tác từ từ và đảm bảo độ chính xác tuyệt đối. Trong trường hợp muốn định dạng lại thẻ nhớ, bạn hãy bình tĩnh và chắc chắn rằng mọi dữ liệu đã được sao lưu đầy đủ.
Hết pin/bộ nhớ
Đây cũng là một trong những lỗi khá thường gặp của nhiều người. Việc hết pin/bộ nhớ sẽ khiến bạn bỏ lỡ rất nhiều những shoots ảnh tuyệt vời hay các video sắc nét. Chính vì thế, bạn hãy sắm thêm ít nhất một viên pin dự phòng và một thẻ nhớ đi kèm, phòng trong trường hợp xấu nhất xảy ra.
Ống kính bị dính bẩn
Khi sử dụng máy chụp hình trong thời gian dài thì ống kính máy ảnh sẽ bị bám bụi bẩn và dấu vân tay làm ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh. Vì vậy bạn hãy thường xuyên lau chùi, vệ sinh ống kính. Trước tiên, bạn dùng bàn chải mềm, bóng thổi hơi để loại bỏ những hạt cát, bụi lớn để không làm trầy xước lớp kính. Tiếp đến, bạn nên dụng khăn vải mềm kết hợp với nước vệ sinh chuyên dụng để hạn chế những vết bẩn khó lau như vết dầu mở, dấu vân tay trên lớp kính cũng như thân ống kính một cách nhẹ nhàng. Cuối cùng, dùng khăn giấy hoặc vải sạch để lau lại một lần nữa.
Để máy bị rung khi dùng chân máy
Sử dụng chân máy ảnh là một trong những cách giúp cho bức ảnh của bạn không bị rung khi chụp. Tuy nhiên, một số yếu tố khách quan như địa điểm đặt chân máy kém vững chắc, gió… cũng khiến hình ảnh của bạn bị hỏng. Đặc biệt là khi bạn chụp ảnh với tốc độ màn trập chậm hay chụp phơi sáng.
Để khắc phục điều này, trước khi chụp bạn hãy vặn chặt các khớp trên chân máy, tìm địa điểm đặt máy vững chắc, che chắn nếu có gió to.
Bài viết trên GN CAMERA vừa chia sẻ với các bạn các những lỗi cơ bản thường gặp khi chụp ảnh và cách khắc phục chúng. Mong rằng với bài viết này, các bạn có thể hạn chế và khắc phục một cách tốt nhất những lỗi ấy để giúp cho những bức ảnh của mình thêm lung linh. Chúc các bạn thành công!