Bạn là người yêu thích nghệ thuật nhiếp ảnh và muốn trở thành nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp? Bạn muốn học những kiến thức, những thuật ngữ cơ bản trong ngành nhiếp ảnh. Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tổng hợp những kiến thức hướng dẫn chụp ảnh cơ bản cho người bắt đầu, hãy cùng khám phá nhé!
Phần 1 – Tổng quan những điều cần biết khi học chụp ảnh
Phần lớn mọi người đều nghĩ, để trở thành thợ chụp ảnh, nhiếp ảnh gia chỉ cần có tố chất và năng khiếu nghệ thuật. Thực tế thì nếu bạn muốn thành công trên con đường trở thành nhiếp ảnh gia, bạn cũng cần phải học. Học những kiến thức chụp ảnh cơ bản. Từ nền tảng đó kết hợp với trí sáng tạo và khả năng cảm thụ nghệ thuật, bạn mới có thể tỏa sáng.
1. Nhiếp ảnh là gì?
Nhiếp ảnh là hành động ghi lại hình ảnh cảnh sắc, con người mà chúng ta bắt gặp bằng thiết bị chuyên dụng. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, chúng ta có thể tiến hành hoạt động nhiếp ảnh từ điện thoại, iPad, iPod, máy chụp ảnh chuyên dụng,… Các tác phẩm nhiếp ảnh có thể được chia sẻ dưới dạng hình ảnh giấy, hình ảnh kỹ thuật số.
Do nhu cầu của xã hội, nhiếp ảnh không chỉ là một lĩnh vực nghệ thuật phục vụ đam mê của cá nhân. Mà nhiếp ảnh còn được phát triển thành nghề photographer (nhiếp ảnh gia) để phục vụ nhu cầu cộng đồng.
Mỗi dòng máy sẽ mang một phong cách chụp ảnh khác nhau
2. Lợi ích của nhiếp ảnh mang đến cho chúng ta
Lợi ích đầu tiên và thiết thực nhất của chụp ảnh cơ bản là giúp chúng ta ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ trong đời sống. Tiếp theo nhờ có nhiếp ảnh mà cuộc sống trở nên vui vẻ, lạc quan và giảm stress hiệu quả hơn. Đó chính là lý do vì sao nhiếp ảnh thường là một nghề tay trái hoặc là sở thích, là đam mê của nhiều người. Bên cạnh đó, nhiếp ảnh còn mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích khác như:
– Mang đến cho chúng ta cơ hội tận hưởng những điều thú vị, mới lạ trong cuộc sống hàng ngày và trong tự nhiên.
– Giúp bạn mở rộng kết nối với mọi người. Từ hành trình khám phá cái đẹp, bạn sẽ đi đến nhiều nơi, làm quen với nhiều người, tiếp thu nhiều điều mới lạ trong văn hóa vùng miền nơi bạn đặt chân đến. Đồng thời, hầu hết các nhiếp ảnh gia đều có xu hướng tham gia các câu lạc bộ nhiếp ảnh để kết giao và học hỏi kinh nghiệm.
– Nhiếp ảnh giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp, nhờ nhiếp ảnh bạn có thể kiếm thêm thu nhập.
– Mang đến cho bạn những giải thưởng danh giá khi bạn có tác phẩm nhiếp ảnh xuất sắc.
– Giúp bạn quảng bá nét đẹp văn hóa, quảng bá du lịch, quảng bá đặc sản vùng miền.
Thông qua nhiếp ảnh, người thợ chụp ảnh sẽ giúp bạn lưu trữ lại những khoảnh khắc đẹp, những kỷ niệm đáng nhớ trong cuộc đời. Những phong cách chụp ảnh hiện nay được nhiều người ưa thích đó là chụp ảnh vintage, chụp ảnh trong studio, chụp ảnh theo concept nàng thơ, chụp ảnh cùng hoa cỏ,…
Chụp ảnh giúp chúng ta ghi lại được những khoảnh khắc đẹp
3. Cầm máy thế nào cho đúng
Để sáng tạo nên bức ảnh đẹp, chất lượng hình ảnh sắc nét. Bạn cần phải biết căn góc chụp, tạo tỉ lệ ánh sáng phù hợp. Quan trọng hơn cả là bạn phải cầm máy ảnh đúng kỹ thuật. Điều này sẽ giúp bạn tránh được những sự cố hình ảnh do rung lắc, làm cho ảnh bị mờ hoặc lấy nét không chuẩn. Dưới đây là cách cầm máy chụp ảnh cơ bản chuẩn được chia sẻ từ các bậc thầy nhiếp ảnh:
– Khi cầm máy ảnh, tay trái sẽ làm nhiệm vụ nâng đỡ máy ảnh. Cụ thể hơn là bạn đưa tay trái ôm sát ống kính, lòng bàn tay hướng lên trên. Lúc này ngón cái sẽ đặt ở bên trái ống kính, 4 ngón tay còn lại sẽ ôm sát ống kính.
– Tay phải khi tham gia hoạt động nhiếp ảnh sẽ làm nhiệm vụ chính là giữ đuôi máy và thao tác nhấn chụp. Cụ thể hơn, ngón cái sẽ được đặt sau máy ảnh để thực hiện lệnh chụp hình. Ngón trỏ sẽ được đạt lên cạnh trên của màn trập. 3 ngón tay còn lại sẽ bám vào thân trước của máy ảnh để tạo lực bám trụ cho ngón cái và ngón trỏ làm việc.
– Khi ngắm chụp, bạn hãy để chân mày mắt ngắm (mắt thuận của bạn) tì vào đệm cao su của máy. Điều này sẽ giúp giữ máy ổn định, chống rộng. Mắt còn lại thì nheo lại để tập trung tầm nhìn cho mắt ngắm.
Tư thế cầm máy ảnh đúng cách giúp chụp ảnh đẹp
4. Các thể loại nhiếp ảnh
Không ít người đã choáng ngợp trước sự phân loại thể loại nhiếp ảnh. Dưới đây là một số thể loại nhiếp ảnh mà chúng tôi tìm hiểu được:
– Nhiếp ảnh kiến trúc
– Nhiếp ảnh thiên văn
– Nhiếp ảnh đen trắng
– Nhiếp ảnh trẻ sơ sinh.
– Nhiếp ảnh trừu tượng:
– Nhiếp ảnh thương mại.
– Nhiếp ảnh sự kiện.
Nhiếp ảnh sự kiện
– Nhiếp ảnh thời trang.
– Nhiếp ảnh phong cảnh.
– Nhiếp ảnh tài liệu:
– Nhiếp ảnh hòa nhạc.
– Nhiếp ảnh Macro
– Nhiếp ảnh Boudoir
– Nhiếp ảnh phơi sáng kép
– Nhiếp ảnh ẩm thực, nhà hàng.
– Nhiếp ảnh chân dung.
– Nhiếp ảnh bất động sản.
– Nhiếp ảnh nội thất.
– Nhiếp ảnh thể thao.
– Nhiếp ảnh ảnh vật.
– Báo ảnh: Nhiếp ảnh gia ghi lại các hình ảnh sự kiện phục vụ cho các bài báo trên các phương tiện truyền thông báo chí
Nhiếp ảnh báo chí giúp ghi lại các hình ảnh sự kiện
– Nhiếp ảnh du lịch.
– Nhiếp ảnh dưới nước.
– Nhiếp ảnh trên không.
– Nhiếp ảnh đường phố.
– Nhiếp ảnh cưới.
– Nhiếp ảnh động vật hoang dã.
– Nhiếp ảnh thú cưng.
– Nhiếp ảnh gia đình.
– Nhiếp ảnh light painting
Phần 2: Máy ảnh – Ống kính – Thiết bị – Phụ kiện
Trong phần nội dung này chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn các thiết bị, phụ kiện cần dùng trong quá trình phục vụ nhiếp ảnh.
1. Máy ảnh
Trên thị trường hiện nay có các loại máy ảnh phổ biến, đó là máy ảnh cơ, máy ảnh dùng film và máy ảnh kỹ thuật số.
Chất lượng ảnh của máy ảnh film được các chuyên gia nhiếp ảnh đánh giá cao. Tuy vậy, ngày nay những máy ảnh kỹ thuật số lại được ưu tiên hơn vì dung lượng bộ nhớ nhiều. Bạn có thể thực hiện thao tác quay phim trên máy ảnh kỹ thuật số.
2. Ống kính máy ảnh
Ống kính máy ảnh thường được gọi là “Lens“. Đây là một bộ phận vô cùng quan trọng của chiếc máy ảnh. Chất lượng ánh sáng, lượng sáng đi qua lens sẽ quyết định chất lượng tác phẩm nhiếp ảnh. Mỗi ống kính sẽ có những công năng riêng biệt. Tùy theo thể loại nhiếp ảnh, thời gian, điều kiện môi trường mà bạn chọn ống kính cho phù hợp.
Ống kính máy ảnh sẽ quyết định chất lượng tác phẩm nhiếp ảnh
3. Thiết bị nhiếp ảnh
Thiết bị nhiếp ảnh là các thiết bị hỗ trợ quá trình tác nghiệp và bảo vệ tài sản của nhiếp ảnh gia. Dưới đây là 5 loại thiết bị nhiếp ảnh mà bạn nên mua sắm.
3.1. Đèn flash speedlight
Hầu hết các máy ảnh kỹ thuật số đều có trang bị đèn flash. Tuy nhiên, chức năng đèn flash trên máy chưa đáp ứng được nhu cầu của nhiếp ảnh gia. Lúc này, bạn cần đến sự hỗ trợ của đèn flash rời.
Chiếc đèn flash này sẽ được gắn lên thân máy. Chúng có nhiệm vụ hỗ trợ ánh sáng trong một số điều kiện chụp thiếu sáng hoặc cung cấp thêm nguồn sáng thứ cấp để tạo hiệu ứng đẹp mắt hơn cho tác phẩm.
3.2. Đèn chiếu sáng liên tục
Chúng ta có thể sử dụng một hoặc nhiều đèn chiếu sáng liên tục để bổ sung nguồn sáng thứ cấp cho môi trường. Nhờ có đèn chiếu sáng liên tục mà ảnh được hỗ trợ lấy nét tốt hơn, trở nên chuyên nghiệp hơn.
3.3. Báng cầm grip
Báng cầm là thiết bị nối thêm vào máy ảnh mang đến sự tiện lợi cho người dùng. Cụ thể hơn là:
– Giúp người dùng chụp ảnh thoải mái hơn ở mọi tư thế.
– Giúp ổn định vị trí máy ảnh tốt hơn.
– Giúp nhiếp ảnh gia làm việc liên tục nhiều giờ mà đỡ mỏi tay hơn.
– Giúp tăng thời lượng dùng máy ảnh nhờ có thiết kế pin kèm theo.
3.4. Tủ chống ẩm
Tủ chống ẩm có thiết kế khép kín như một chiếc tủ thông thường. Chiếc tủ này hoạt động nhờ điện năng, giúp cân bằng độ ẩm trong tủ. Nhờ vậy mà các vi mạch điện tử trong máy ảnh được bảo vệ tốt hơn, kéo dài thời gian tuổi thọ sử dụng máy ảnh. Đây được xem là một thiết bị vô cùng quan trọng đối với nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.
3.5. Máy tính hậu kỳ
Máy tính hậu kỳ sẽ làm nhiệm vụ biên tập lại ảnh. Tiêu chuẩn để chọn máy tính hậu kỳ sẽ căn cứ vào 2 yếu tố chính sau đây:
– Độ phân giải màu sắc và chất lượng màu sắc hiển thị trung thực.
– Cấu hình đủ mạnh để sử dụng được các phần mềm chỉnh sửa hình ảnh. Đồng thời tốc độ xử lý phải nhanh để tiết kiệm thời gian cho nhiếp ảnh gia.
4. Phụ kiện ngành ảnh
Những phụ kiện ngành ảnh sẽ bổ trợ cho quá trình chụp ảnh của bạn. Chúng giúp nâng cao hiệu quả chụp ảnh và gia tăng sự tiện lợi trong quá trình tác nghiệp. Dưới đây là một số phụ kiện ngành ảnh bạn nên mua sắm:
– Ngàm chuyển: Đây là bộ phận liên kết giữa ống kính mà thân máy ảnh. Ví dụ, bạn muốn gắn len Canon 24-70f4 cho máy ảnh Sony A7, bạn cần ngàm chuyển Commlite EF-Nex hoặc ngàm chuyển M4/3-Nex.
– Kính lọc filter.
– Chân máy tripod.
– Thẻ nhớ.
– Tấm hắt sáng.
– Phụ kiện studio: phông nền, đèn chiếu sáng,…
– Balo đựng máy ảnh và phụ kiện.
Phần 3 – Các khái niệm và thông số nhiếp ảnh cơ bản
Khi học chụp ảnh cho người mới bắt đầu bạn sẽ làm quen với nhiều khái niệm cơ bản. Đây được xem là các từ ngữ chuyên ngành chụp ảnh cơ bản, các thông số kỹ thuật máy ảnh mà bất kỳ nhiếp ảnh gia nào cũng nên biết.
1. Khẩu độ là gì?
Khẩu độ được ký hiệu là F/X là độ mở của ống kính. Trong đó là X là chỉ số độ mở của ống kính. Giá trị X càng lớn thì khẩu độ càng nhỏ.
Khẩu độ càng lớn thì ánh sáng đi vào càng nhiều, giúp cho ảnh sáng và rõ hơn. Tuy vậy, khi chụp ảnh, bạn không nên điều chỉnh khẩu độ ở mức hợp lý, không nên sử dụng khẩu độ tối đa của ống kính.
2. Tiêu cự là gì?
Tiêu cự chính là khoảng cách từ trọng tâm ống kính đến cảm biến hình ảnh. Đơn vị đo của tiêu cự được tính bằng milimet.
Tiêu cự càng lớn thì độ khuếch đại hình ảnh càng lớn. Có nghĩa là chúng ta có thể chụp được đối tượng ở khoảng cách xa mà không cần dùng đến tính năng zoom ảnh.
Tiêu cự chính là khoảng cách từ trọng tâm ống kính đến cảm biến hình ảnh
3. Độ nhạy sáng ISO là gì?
Chỉ số độ nhạy sáng IOS biểu thị yếu tố ảnh hưởng đến độ sáng tối của bức ảnh. Chỉ số IOS càng cao thì cảm biến bắt sáng càng nhạy. Tuy nhiên, độ nhạy sáng IOS càng cao thì hình ảnh nhiễu hạt càng nhiều. Vì vậy, khi chụp ảnh cơ bản, nếu đủ ảnh sáng bạn hãy cố giữ IOS ở mức thấp nhất.
4. Màn trập và tốc độ màn trập
Màn trập có tác dụng điều chỉnh thời lượng phơi sáng cảm biến của máy ảnh. Khi bạn chụp ảnh, màn trập sẽ mở ra để thu hút ánh sáng. Thời gian thu hút ánh sáng được gọi là tốc độ màn trập.
Nếu bạn làm chủ tốc độ màn trập tốt sẽ giúp bạn làm chủ được độ sáng của ảnh. Tốc độ màn trập thông thường sẽ được dùng ở mức 1/40s-1/250s (áp dụng cho chuyển động sinh hoạt hàng ngày) hoặc 1/300s-1/1000s (áp dụng cho chuyển động thể thao).
5. Độ sâu trường ảnh DOF
Độ sâu trường ảnh là khoảng không gian phía trước ống kính có thể cho ra hình ảnh rõ nét trên cảm biến máy ảnh. Nói dễ hiểu hơn, khi bạn muốn chụp chủ thể nào đó, bạn hãy đưa chủ thể vào độ sâu trường ảnh DOF để lấy nét chủ thể đó.
Độ sâu trường ảnh là khoảng không gian phía trước ống kính
6. Các loại ánh sáng
Ánh sáng là một trong những yếu tố chụp ảnh cơ bản ảnh hưởng hàng đầu đến chất lượng tác phẩm của nhiếp ảnh gia. Trước khi chụp ảnh, nhiếp ảnh gia thường quan tâm đến các loại ánh sáng sau đây:
– Độ sáng của ánh sáng tự nhiên.
– Độ sáng của ánh sáng nhân tạo.
– Độ sáng của ánh sáng thuận.
– Độ sáng của ánh sáng nghịch.
– Ánh sáng xiên từ góc hợp với hướng chụp.
7. Các mode chụp (chế độ chụp) trên máy ảnh
Các chế độ chụp (mode) trên máy ảnh là chế độ tùy chỉnh tự động trên máy ảnh. Các mode chụp sẽ được hiển thị trên bánh xe vòng xoay trên thân ống kính máy ảnh. Để hiểu rõ hơn về các mode chụp ảnh trên mỗi dòng máy ảnh cụ thể bạn hãy xem xét các ký hiệu trên bánh xe vòng xoay và bảng hướng dẫn sử dụng.
Chế độ chụp (mode) trên máy ảnh là chế độ tùy chỉnh tự động trên máy ảnh
8. Stop phơi sáng và bù sáng EV
Stop phơi sáng là một đại lượng chỉ mức sáng của ảnh. Stop phơi sáng phụ thuộc vào 3 chỉ số quan trọng là ISO, khẩu độ và tốc độ màn trập. Nếu bạn muốn thay đổi stop phơi sáng bạn cần điều chỉnh đồng thời cả 3 chỉ số mà chúng tôi vừa nêu.
Tuy nhiên, nếu bạn chỉ thay đổi tốc độ màn trập mà không thay đổi khẩu độ và ISO thì độ sáng của ảnh sẽ bị giảm đi 1 stop (giảm đi một nửa). Lúc này để giữ nguyên độ sáng, bạn chỉ cần thực hiện thao tác bù sáng EV bằng cách điều chỉnh bánh xe tăng giảm EV ở góc phải máy ảnh. Trong đó, mỗi mức tăng giảm bù sáng EV sẽ tương đương với các mức tăng giảm 1/3 stop phơi sáng.
9. Biểu đồ ánh sáng Histogram
Histogram là một công cụ xử lý ảnh hậu kỳ trên nền tảng các phần mềm chỉnh sửa ảnh. Biểu đồ Histogram gồm 5 vùng: Tối- bóng -trung tính – sáng mờ – sáng rõ. Nếu trên biểu đồ histogram có càng nhiều điểm ảnh ở gần khu vực gốc thì ảnh càng tối. Tương tự, nhiều điểm ảnh ở gần khu vực ngọn thì độ sáng của ảnh càng sáng.
10. Chế độ đo sáng
Đo sáng là bước chụp ảnh cơ bản bạn cần biết. Đây là hoạt động điều chỉnh thông số trong tam giác phơi sáng (ISO, khẩu độ và tốc độ trập). Đo sáng giúp nhiếp ảnh gia kiểm soát được độ sáng chuẩn theo ý đồ cá nhân. Trên máy ảnh có gợi ý một số chế độ đo sáng, bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, bạn có thể điều chỉnh các thông số trong tam giác phơi sáng để có được bức ảnh nghệ thuật như ý.
11. Nhiệt độ màu
Theo vật lý ứng dụng, mỗi màu sắc sẽ tương ứng với tần số sóng ánh sáng và bước sóng ánh sáng nhất định. Tương ứng với màu quang phổ mắt người có thể nhìn thấy. Đồng thời, mỗi màu sắc sẽ có một nhiệt độ nguồn mà chúng ta thường quen gọi là nhiệt độ màu. Do đó, khi tiến hành chụp ảnh, chúng ta cần xem xét điều kiện môi trường nguồn sáng. Tiếp đến thực hiện cân bằng sáng tương ứng trên máy ảnh để màu sắc thể hiện trong bức ảnh sẽ trung thực và rõ nét hơn.
12. Cân bằng trắng White Balance (WB)
Trong môi trường tự nhiên, màu trắng thường áp đảo các màu sắc khác. Điều này sẽ làm cho màu sắc bức ảnh sẽ không chuẩn màu nếu bạn không thực hiện cân bằng trắng. Phần lớn các máy ảnh kỹ thuật số sẽ có tính năng tự động cân bằng trắng hoặc bạn có thể tự động cân bằng trắng theo các thông số tùy chọn.
13. Chế độ lấy nét
Lấy nét là thao tác chụp ảnh cơ bản sử dụng kết hợp độ phân giải của ống kính, cảm biến hình ảnh. Theo đó, chủ thể được làm nổi bật hơn trong khung hình.
Hiện nay rên các dòng máy ảnh có 2 cách để lấy nét là: lấy nét tự động (AF) và lấy nét thủ công (MF).
14. Bố cục nhiếp ảnh
Bố cục trong nhiếp ảnh đề cập đến cách sắp xếp các yếu tố hình ảnh bên trong khung cảnh để tạo ra một cấu trúc và sự cân đối hài hòa. Bố cục nhiếp ảnh có thể được coi là kiến trúc tổ chức của các yếu tố như: đối tượng chính, đường cong, màu sắc, đối xứng và không gian âm dương trong khung cảnh.
Một bố cục tốt trong nhiếp ảnh có thể tạo ra ảnh có sự thu hút mạnh mẽ và sắp xếp các yếu tố hình ảnh một cách cân đối và hài hòa. Dưới đây là một số nguyên tắc chung trong bố cục nhiếp ảnh: bố cục 1/3, bố cục đường hội tụ, bố cục đường dẫn, bố cục đối xứng,…
Bố cục nhiếp ảnh đóng vai trò vô cùng quan trọng khi chụp ảnh
15. Ảnh HDR
Ảnh HDR -High Dynamic Range (Phạm vi động rộng cao) là một kỹ thuật chụp ảnh được sử dụng để tái tạo một phạm vi độ tương phản rộng hơn so với ảnh thông thường. Kỹ thuật HDR được sử dụng để tái hiện chân thực các trường hợp ảnh chụp trong điều kiện có ánh sáng khó khăn như: chụp cảnh đêm hoặc trong các cảnh có sự khác biệt rõ rệt giữa vùng sáng và vùng tối. Kết quả là một bức ảnh có màu sắc tươi sáng, độ tương phản cao và các chi tiết rõ ràng trong cả khu vực sáng và tối.
16. Chụp Raw hay Jpeg
Thông tin chụp ảnh cơ bản cuối cùng chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đó là Raw và Jpeg. Raw là hình ảnh ở dạng thô, được ghi nhận theo hình ảnh nguyên gốc chưa qua xử lý thông tin ánh sáng mà được chuyển trực tiếp vào thẻ nhớ. Còn Jpeg là hình ảnh đã được xử lý màu sắc, cân bằng trắng, độ nét và các thông số hình ảnh khác trước khi lưu vào thẻ nhớ.
Thông thường các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp sẽ chọn phương pháp chụp Raw. Sau đó sẽ sử dụng phương án xử lý hậu kỳ để tạo nên tác phẩm nghệ thuật theo phong cách riêng. Còn phương pháp chụp Jpeg sẽ phù hợp với những nhiếp ảnh nghiệp dư, những người thích chụp ảnh lưu niệm, không có thời gian xử lý ảnh hậu kỳ.
Phần 4 – Một số kỹ thuật chụp ảnh cho người mới bắt đầu
Biết cách chụp ảnh cơ bản bạn sẽ chụp được những bức ảnh đẹp, thu hút người xem. Sau đây chúng tôi sẽ tổng hợp một số kỹ thuật chụp ảnh cơ bản từ khóa học chụp ảnh online cho người mới bắt đầu, bạn hãy tham khảo nhé:
1. Chụp ngược sáng
Khi chụp ảnh, bạn cần phải phân biệt được đâu là hướng thuận sáng và đâu là hướng ngược sáng hay vị trí nào là ánh sáng xiên. Việc phân biệt rõ hướng sáng sẽ giúp bạn chụp được những bức ảnh đẹp và rõ nét nhất. Chụp ngược sáng mang lại hiệu quả thị giác tuyệt vời nhưng bạn cần phải biết cách. Có 4 phương pháp chính đó là:
– Chụp ngược sáng theo phong cách Silhouette – tức chụp bóng của chủ thể.
– Chụp ngược sáng nhưng bù sáng bằng điện thoại để làm rõ chi tiết của chủ thể.
– Chụp ảnh HDR.
– Chụp ngược sáng bằng cách đưa mẫu vào phần bóng râm để cho ánh sáng ngược bớt gắt, sau đó xử lý hậu kỳ.
2. Chụp phơi sáng
Kỹ thuật chụp ảnh tiếp theo bạn cần biết đó là chụp phơi sáng. Đây là phương pháp chụp với tốc độ màn trập chậm giúp thu được nhiều ánh sáng hơn vào cảm biến mà không cần phải đẩy ISO lên cao. Chụp phơi sáng cũng giúp tạo ra các hiệu ứng đẹp mắt cho ảnh như: làm biến mất đối tượng chuyển động, làm mềm chuyển động, vệt sáng kéo dài,…
Để chụp phơi sáng thành công không phải là điều đơn giản, bạn cần phải có kiến thức sâu và phải làm chủ 3 yếu tố gồm: ISO, tốc độ màn trập, khẩu độ ống kính. Bên cạnh đó bạn cùng phải thành thục trong việc sử dụng chân máy, filter, remote điều khiển, dây bấm mềm.
3. Chụp Panning lia máy
Chụp Panning lia máy là phương pháp chụp ảnh tạo chuyển động mờ giúp bức ảnh trông ấn tượng và nổi bật hơn. Để chụp được kỹ thuật này bạn cần phải chụp ảnh với tốc độ màn trập phù hợp với chuyển động của chủ thể, đồng thời phải kết hợp ăn ý với các chuyển động lia máy ảnh. Có như vậy thì sự kết hợp của chuyển động mới có thể giúp bạn làm nét chủ thể và xoá mờ phông được.
4. Chụp ảnh macro
Macro là thể loại chụp ảnh phóng to các chủ thể, tỷ lệ phóng đại tối thiểu là 1:1, nhiều khi có thể phóng đại tới 25:1. Thông thường, kỹ thuật chụp ảnh macro hay áp dụng cho đối tượng là hoa, côn trùng hay các sản phẩm mỹ nghệ tinh xảo đòi hỏi sự rõ nét từng hoa văn.
Để chụp được ảnh macro đẹp bạn cần phải chọn được ống kính macro chuyên dụng. Trong trường hợp không có ống kính chuyên dụng bạn có thể đảo đầu ống kính, bổ sung extension, lắp kính phóng đại,…
Kỹ thuật chụp ảnh macro hay áp dụng cho đối tượng là hoa, côn trùng
5. Chụp ảnh Panorama
Panorama là thể loại chụp ảnh cơ bản bạn cần biết, Panorama chỉ kỹ thuật chụp ảnh view rộng. Để chụp được bức ảnh này các nhiếp ảnh gia sẽ ghép nhiều tấm chụp liên tiếp kế nhau trong khi máy ảnh xoay lia thành một đường cong, mục đích để ghi hình tổng thể.
Có 2 phương pháp chụp ảnh Panorama điển hình nhất đó là: Chụp Panorama auto và chụp bằng tay.
– Panorama auto: Tích hợp sẵn trong các máy điện thoại tầm trung trở lên, chỉ cần bạn quét một vòng đường cong là các bức ảnh sẽ tự động nối với nhau thành một tấm view rộng duy nhất.
– Chụp Panorama bằng tay: Các tấm sau khi đã chụp xong sẽ được ghép lại với nhau. Khi chụp các tấm hình đơn để ghép thành ảnh toàn cảnh đòi hỏi phải có độ trùng khít với nhau để đảm bảo quá trình ghép nối được trơn tru.
6. Chụp ảnh đen trắng
Chụp ảnh đen trắng là thể loại chụp ảnh chỉ có 2 màu đen và trắng, trong đó mức đậm nhạt của màu đen được biến thiên giữa 3 vùng: Shadow – Midtone – Highlight. Ưu điểm của thể loại chụp ảnh này đó là:
– Không bị phụ thuộc quá nhiều vào nguồn sáng màu.
– Không khiến cho ánh mắt bị xao lãng.
– Tạo sự đồng điệu giữa mọi vật thể với nhau.
– Gợi cảm giác hoài niệm, sâu lắng, cổ kính thời xưa cũ.
Để chụp được ảnh đen trắng đẹp bạn cần chú ý để ISO thấp, tránh noise, chọn chế độ chụp ảnh Raw, tập trung cao cho phần bố cục gồm: bố cục tương phản, bố cục điểm hội tụ, hình khối cụ thể, hướng sáng,…
7. Luật cắt cúp trong nhiếp ảnh chân dung
Trong nhiếp ảnh chân dung không phải lúc nào chúng ta cũng chụp ảnh toàn thân, đôi khi chụp ⅓ thân hoặc chụp bán thân. Chính vì vậy bạn cần biết luật cắt cúp trong nhiếp ảnh chân dung, tức là biết chụp bán thân thì nên cắt ở vị trí nào để trông cho bức ảnh đẹp mắt và ấn tượng nhất.
Phần 5 – Lưu ý khi chụp ảnh bạn cần biết
Khi chụp ảnh cơ bản, có một số lưu ý quan trọng mà bạn cần biết để đảm bảo chất lượng và thành công của bức ảnh. Dưới đây là một số lưu ý bạn cần quan tâm:
– Chuẩn bị đầy đủ đồ cho một buổi chụp hình. Có thể tìm hiểu trước về nơi mình sẽ chụp để công tác chuẩn bị được tốt nhất. Nếu như chụp ảnh đường phố thì không nên mang quá nhiều đồ để thuận tiện di chuyển.
– Điều chỉnh cấu hình máy ảnh: Tùy thuộc vào điều kiện chụp, hãy điều chỉnh cấu hình máy ảnh như: độ mở khẩu (aperture), tốc độ màn trập (shutter speed), và độ nhạy ISO (ISO) để đáp ứng yêu cầu của bức ảnh. Hiểu và sử dụng các cấu hình này sẽ giúp bạn kiểm soát ánh sáng, độ sắc nét và độ nhiễu của ảnh.
Điều chỉnh máy ảnh để chụp được những bức hình đẹp nhất
– Quan sát ánh sáng: Ánh sáng là yếu tố quan trọng nhất trong chụp ảnh. Quan sát ánh sáng xung quanh, xem liệu nó có đủ sáng, mềm mại hay có bóng đổ không mong muốn. Điều chỉnh góc chụp và sử dụng nguồn sáng phụ nếu cần thiết để tạo ra hiệu ứng ánh sáng đẹp
– Ứng dụng nguyên tắc cân bằng và đối xứng: Áp dụng nguyên tắc cân bằng và đối xứng trong ảnh để tạo sự ổn định và cân đối. Sắp xếp các yếu tố trong ảnh sao cho hài hòa, đối xứng và cân bằng về hình dạng, màu sắc và tỉ lệ.
– Lựa chọn góc chụp phù hợp: Đảm bảo rằng bạn tìm ra được góc chụp phù hợp nhất để thỏa sức tác nghiệp những bức ảnh đẹp.
Kết luận
Trên đây là chi tiết toàn bộ những thông tin về kỹ thuật chụp ảnh cơ bản mà GN CAMERA đã tổng hợp được. Đây được xem là nền tảng vững chắc để con đường trở thành nhiếp ảnh gia của bạn được dễ dàng hơn. Chúc các bạn thành công!