Những điều cơ bản về lens tele

Giới thiệu ống kính tele

Những đặc điểm của ống kính tele:

1. Cho phép bạn “kéo” đối tượng lại gần và để đối tượng lấp đầy khung hình, trong khi trên thực tế đối tượng ở xa.
2. Độ sâu trường ảnh nông; giúp dễ tạo ra hiệu ứng nhòe hậu cảnh (“bokeh” hậu cảnh).
3. Góc xem hẹp; giúp dễ loại bỏ các yếu tố hậu cảnh không mong muốn ra khỏi khung hình.
4. Hiệu ứng nén phối cảnh; làm cho các yếu tố trông gần nhau hơn.

 

Ống kính tele nói chung có thể chia thành ba loại phụ dựa vào độ dài tiêu cự tương đương phim 35mm của chúng:

Ống kính tele tầm trung: Khoảng 85mm đến 100mm, hoặc thậm chí 135mm.
Ống kính tele thông thường: 200mm đến 300mm
Ống kính siêu tele: 400mm trở lên

Ảnh được tạo ra bằng ống kính tele có xu hướng chân thực hơn, với hiện tượng méo khó nhận ra hơn so với ảnh chụp bằng ống kính góc rộng. Khi nhiếp ảnh gia ưu tiên sự tái tạo trung thực hình dạng đối tượng, họ có xu hướng chọn ống kính tele tầm trung hoặc ống kính tele thông thường. Trên thực tế, ống kính một tiêu cự 85mm cũng thường được gọi là “ống kính chân dung” vì chúng được sử dụng phổ biến để chụp chân dung.

Độ dài tiêu cự của ống kính càng dài, khả năng “kéo” đối tượng lại gần càng mạnh và để các đối tượng ở xa lấp đầy khung hình. Vì ống kính tele cũng có độ sâu trường ảnh nông và do đó có thể tạo ra ảnh có vùng đúng nét hẹp, chúng là lựa chọn phù hợp để chụp ảnh có hiệu ứng bokeh hậu cảnh.

Nhưng một đặc điểm nổi bật khác của ống kính tele là góc xem hẹp của chúng. Điều này giúp cho bạn có thể loại bỏ những yếu tố hậu cảnh không mong muốn ra khỏi ảnh để có một bố cục gọn gàng hơn. Ống kính tele cũng rất hiệu quả trong việc làm cho khoảng cách giữa các yếu tố ở xa và các yếu tố ở gần trông ngắn hơn. Điều này được gọi là hiệu ứng nén, và bạn có thể sử dụng nó để giảm cảm giác phối cảnh trong ảnh.

Các loại ống kính tele chính

Ống kính L dành cho máy ảnh full-frame

EF70-200mm f/2.8L IS II USMEF70-200mm f/2.8L IS II USM
 

EF100-400mm f/4.5-5.6L IS II USMEF100-400mm f/4.5-5.6L IS II USM 

EF300mm f/2.8L IS II USMEF300mm f/2.8L IS II USM
 

Ống kính không phải L dành cho máy ảnh full-frame

EF70-300mm f/4-5.6 IS II USMEF70-300mm f/4-5.6 IS II USM
 

Ống kính EF-S/EF-M

EF-S55-250mm f/4-5.6 IS STMEF-S55-250mm f/4-5.6 IS STM
EF-M55-200mm f/4.5-6.3 IS STM EF-M55-200mm f/4,5-6.3 IS STM
 

Các ống kính tele của Canon có thể được chia thành 3 loại: Ống kính L dành cho máy ảnh full-frame, ống kính không phải L dành cho máy ảnh full-frame, và ống kính EF-S/EF-M.

Ống kính tele L dành cho máy ảnh full-frame là các ống kính cao cấp mang lại hiệu năng chất lượng chuyên nghiệp và độ bền cao, và đó là lý do tại sao chúng có xu hướng nặng hơn và đắt hơn.

Ống kính tele không phải L dành cho máy ảnh full-frame cũng cung cấp chất lượng hình ảnh cao, nhưng chúng rẻ hơn và có xu hướng tương đối nhỏ gọn và nhẹ hơn.

Ống kính tele EF-S/EF-M lần lượt dành cho máy ảnh DSLR có cảm biến cỡ APS-C và máy ảnh mirrorless EOS M-series. Chúng có xu hướng nhỏ gọn, nhẹ và lưu động cho phù hợp với các máy ảnh đích của chúng.

 

 

Dải độ dài tiêu cự tele

 

Một ống kính thường được xem là ống kính tele nếu nó có độ dài tiêu cự tương đương phim 35mm dài hơn 70mm. Dải độ dài tiêu cự được xem là “tele” là rất lớn, như bạn có thể thấy từ sơ đồ bên trên. Độ dài tiêu cự của ống kính càng dài, nó có khả năng đặt đối tượng từ cách xa lấp đầy khung hình càng cao.

 

Các kỹ thuật nên thử với ống kính tele

1. Làm cho hậu cảnh có vẻ gần hơn

Trường hợp này được gọi là hiệu ứng nén phối cảnh, và hiệu ứng này càng mạnh khi độ dài tiêu cự càng dài. Các ví dụ bên dưới được chụp lần lượt ở 70mm và 200mm. Mặc dù là chụp cùng cảnh, ví dụ 200mm gồm có phần lớn hơn của bức tường ở phía xa đằng sau, cho thấy rằng hậu cảnh đã được “nén” vào ảnh. Bạn có thể sử dụng ảnh này để làm cho các yếu tố sát lại gần nhau hơn để có một bố cục chặt hơn.

Hiệu Ứng Nén Yếu Hơn


EOS 5D Mark III/ EF70-200mm f/2.8L IS II USM/ FL: 70mm/ Aperture-priority AE (f/8, 1/60 giây, EV-0,7)/ ISO 2000/ WB: Daylight

Hiệu Ứng Nén Mạnh


EOS 5D Mark III/ EF70-200mm f/2.8L IS II USM/ FL: 200mm/ Aperture-priority AE (f/8, 1/160 giây, EV-0,7)/ ISO 6400/ WB: Daylight

 

2. Làm nhòe hậu cảnh và định khung hình để làm cho đối tượng chính nổi bật

Góc xem hẹp của ống kính tele và khả năng nó dễ dàng tạo ra hiệu ứng nhòe hậu cảnh có thể được sử dụng để làm cho hậu cảnh có vẻ đơn giản hơn và ít gây xao lãng hơn, cũng làm cho đối tượng của bạn trở nên nổi bật. Trên thực tế, điều chỉnh màu và độ sáng hậu cảnh có thể làm thay đổi rất nhiều hình thức và cảm nhận về ảnh của bạn. Một cách để cải thiện kỹ năng chụp ảnh của bạn là cẩn thận chú ý khi chọn hậu cảnh và không chỉ điều chỉnh đối tượng chính khi quyết định bố cục.

Hậu Cảnh Được Làm Mất Nét Để Để Trông Có Màu Liền Lạc


EOS 5D Mark III/ EF70-200mm f/2.8L IS II USM/ FL: 200mm/ Aperture-priority AE (f/5, 1/160 giây, EV-1)/ ISO 200/ WB: Daylight

Hậu Cảnh Có Nhiều Vòng Tròn Bokeh


EOS 6D/ EF70-200mm f/4L IS USM/ FL: 200mm/ Aperture-priority AE (f/4, 1/3,200 giây)/ ISO 100/ WB: Daylight

 

Bạn cũng có thể sử dụng một ống kính tele vì hiệu ứng nén phối cảnh của nó, tôi làm như vậy với cảnh đường phố bên trên, chụp ở độ dài tiêu cự 355mm (tương đương phim 35mm). Bằng cách sử dụng cảm giác nén có được, tôi chuyển tải không khí của con phố nhộn nhịp có nhiều người mua hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0988.225.880 CHAT NGAY