NHIẾP ẢNH NHẬP MÔN CHO NGƯỜI MỚI

Exposure – Cân bằng sáng hay đo sáng

Đầu tiên tôi xin nhấn mạnh với các bạn rằng là ÁNH SÁNG chính là YẾU TỐ QUAN TRỌNG nhất của bộ môn nghệ thuật nhiếp ảnh này, và tất cả những gì bạn phải học ở đây đều liên quan đến ánh sáng.

Với những ai mới bắt chụp ảnh, cân bằng sáng là chìa khóa để chụp một tấm ảnh đẹp. Hiểu được cân sáng là gì và cách thức cân bằng sáng trên máy ảnh sẽ giúp bạn làm chủ được chiếc máy ảnh của mình và chụp được những bức ảnh tốt hơn. Khẩu độ, tốc độ màn trập, ISO là các yếu tố then chốt cùng phối hợp để tạo nên sự cân bằng sáng cho bức ảnh.

Và bạn sẽ được biết, những yếu tố này không chỉ để phơi sáng mà nó một sự ảnh hướng lớn hơn rất nhiều ví dụ như: Độ sâu trường ảnh, hiệu ứng xóa phông hay nhiễu ảnh. Chuyên mục này dưới góc độ là cho một người mới vừa chập chững sử dụng máy ảnh, tôi sẽ đề cập đến những đặc trưng cơ bản, tôi sẽ nói sâu hơn với từng yếu tố nhưng là ở một bài viết liên quan.

Một khi bạn đã hiểu được từng yếu tố hoạt động như thế nào, bạn có thể đi sâu vào chế độ chụp thủ công (Manual) – đây là cảnh giới cao nhất mà một thợ ảnh cần phấn đấu để làm chủ hoàn toàn chiếc máy ảnh.

“Tam giác cân bằng sáng” là một cách tuyệt vời để bạn có thể hình dung một cách đầy đủ về 3 chế độ này. Khi kết hợp lại với nhau, các yếu tố này sẽ chi phối lượng ánh sáng đi vào cảm biến từ bất kỳ khung cảnh nào. Điều này sẽ giúp bạn hiểu được rằng chỉ cần thay đổi một yếu tố thì phải thay đồi các yếu tố còn lại để cân bằng sáng. Đương nhiên tôi nói ở đây là trong trường hợp bạn chụp trong cùng một điều kiện ánh sáng.

Dưới đây là “tam giác cân bằng sáng” với toàn bộ thông tin bạn cần nắm rõ:

Aperture – Khẩu độ trên máy ảnh

Khẩu độ trên máy ảnh ký hiệu là chữ f đến dấu “/” và đến một con số. Hiểu đơn giản đây là 1 lỗ nhỏ bên trong chiếc lens của bạn, thông qua đó ánh sáng sẽ đi vào cảm biến. Nó giống như con ngươi của mắt vậy. Khẩu độ càng rộng thì ánh sáng sẽ đi vào cảm biến càng nhiều và ngược lại. Đơn giản phải không nào?

Khi khẩu độ càng lớn tức chiếc “lỗ” mà chúng ta đề cập càng lớn thì con số sau dấu “/” càng bé và ánh sáng đi vào cảm biến càng nhiều. Khẩu độ lớn, ánh sáng đi vào nhiều nên sẽ thích hợp với các điều kiện ánh sáng yếu nhưng điều này sẽ khiến cho độ sâu trường ảnh của bạn trở nên rất mỏng.

Note: Khi độ sâu trường ảnh mỏng sẽ tạo nên một hiệu ứng rất đặc trưng của máy ảnh đó là hiệu ứng xóa phông, tuy nhiên mặt trái để có hiệu ứng xóa phông là ảnh sẽ dễ bị out nét nếu bạn là một tay mơ mới bước vào con đường nhiếp ảnh và điểm cần chú ý nửa là hiệu ứng này cũng không thích hợp cho các bức ảnh phong cảnh.

Trên là những thông tin cơ bản nhất, chúng ta cùng đi vào chi tiết của bài viết này. Khẩu độ được mặc định đối với các nhiếp ảnh gia là phải cài đặt trước các yếu tố khác, bởi vì nó quyết định số khung cảnh mà bạn lấy nét. Nhưng, nếu bạn đang muốn tạo ra một bức ảnh với hiệu ứng chuyển động nhòe như thế này, điều thứ hai bạn cần quan tâm đó là tốc độ màn trập hay còn gọi là tốc độ chụp.

Việc đo sáng sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn có thể nhớ các mốc sau.

Các tỉ lệ theo hình trên: f/1.4, f/2, f/2.8, f/4, f/5.6, f/8, f/11, f/16, f/22.

Shutter Speed – Tốc độ màn trập

Khi ánh sáng truyền qua khẩu độ của ống kính, nó tiếp tục đi đến Shutter Speed – Màn trập. Bây giờ ánh sáng chưa đến được cảm biến, bạn cần xác định lượng ánh sáng sẽ đi vào cảm biến của mình.

Tốc độ càng nhỏ tức là tốc độ đóng của màn trập nhanh thì ánh sáng sẽ ít đi vào cảm biến hơn và ngược lại thì màn trập sẽ đóng chập hơn thì ánh sáng sẽ đi vào cảm biến nhiều hơn.

Thông thường tốc độ màn trập rất nhỏ (ví dụ 1/250s) để ảnh không bị nhòe khi chụp. Tuy nhiên tốc độ màn trập có thể linh hoạt để tạo ra các hiệu ứng khác nhau tùy theo ý đồ người chụp.

Ví dụ để chụp thể thao người ta thường để tốc độ màn trập rất nhỏ khoảng từ 1/1000s trở xuống hay để tạo ra các hiệu ứng ray sáng hoặc các bức ảnh ban đêm ảo diệu người ta sẽ để tốc độ màn trập lâu hơn từ  5s đến 30s. Tất cả phụ thuộc vào ý đồ của người chụp, phần này mình sẽ phân tích sâu hơn ở một bài viết khác.

Biết về cách màn trập hoạt động thông qua tốc độ màn trập sẽ là một chìa khóa giúp bạn nắm được kiến thức căn bản về nhiếp ảnh.

Độ Nhạy Sáng – ISO

Một khi ánh sáng đã đi qua khẩu độ và lọt qua được màn trập rồi thì nó sẽ đến được cảm biến. Đó là nơi mà chúng ta sẽ quyết định yếu tố tiếp theo đó là ISO.

Khi bạn đẩy ISO lên cao, bạn đã tăng cân bằng sáng làm bức ảnh của bạn sáng lên. Nhưng, đồng thời chất lượng hình ảnh cũng bị giảm đi. Khi đó bức ảnh của bạn sẽ bị một hiện tượng gọi là nhiễu kỹ thuật số hay còn gọi là “grain” (bị hạt).

Cho nên bạn phải quyết định thật kỹ càng giữa việc cân bằng sáng và sự nhiễu. Ví dụ, tôi sẽ chấp nhận giảm chất lượng ảnh nếu nó giúp tôi tránh được tình trạng bức ảnh bị out nét vì dù sao thì một bức ảnh chất lượng thấp thì vẫn cứu được bằng hậu kỳ còn một bức ảnh bị out nét thì vô phương cứu chữa.

Một khi bạn đã có những khái niệm nhất định và hiểu được về khẩu độ, tốc độ màn trập và ISO rồi thì bạn cần phải học cách để phối hợp các yếu tố này với nhau để tạo ra một bức ảnh chuẩn chỉnh. Trong tất cả các kiến thức về nhiếp ảnh cơ bản thì kiến thức về cân bằng sáng là quan trọng nhất vì như tôi đã nói đầu bài viết, ánh sáng là yếu tố quan trọng nhất trong bộ môn nghệ thuật nhiếp ảnh.

Nếu bỏ qua yếu tố này, bố cục và khung sẽ trở thành yếu tố quan trọng nhất. Nhưng trên hết hãy học cân bằng sáng một cách nghiêm túc trước đã.

Hiểu được khẩu độ là gì, tốc độ màn trập là gì, ISO là gì trước đã và học cách phối hợp các yếu tố này với nhau. Và điều quan trọng nhất đó là thực hành, vì không ai chỉ đọc lý thuyết suông là giỏi lên được.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0988.225.880 CHAT NGAY