Trong nhiếp ảnh, bố cục là một trong những yếu tố quan trọng để tạo ra một bức ảnh thu hút và có chiều sâu. Bằng cách sắp xếp các chủ thể và thành phần trong khung ảnh theo một quy tắc nhất định, người chụp hoàn toàn có thể tạo nên được bức hình có hồn, dẫn người xem đến những vẻ đẹp sinh động dù chỉ với một khung hình tĩnh tại.
Hôm nay, hãy cùng GN CAMERA tìm hiểu 4 nguyên tắc bố cục “huyền thoại” trong làng nhiếp ảnh giúp bạn lên trình chụp ảnh nhanh chóng trong bài viết dưới đây nhé!
Nguyên tắc 1/3 là một quy tắc cơ bản trong bộ môn chụp ảnh. Với quy tắc này, các yếu tố chính của bạn thu hút sự chú ý đến một phần ba bố cục ảnh, đồng thời cân bằng không gian trống trong hai phần ba còn lại, tạo ra một bức ảnh cân đối, hài hòa tự nhiên.
Để có thể có được bức ảnh theo đúng quy tắc này, hãy chia bức hình chia bức ảnh thành 9 phần bằng cách sử dụng 2 đường ngang và 2 đường dọc, tạo ra các điểm giao. Sau đó hãy canh sao cho chủ thể bạn muốn làm nổi bật nằm ở những điểm giao của các đường thẳng đó. Hầu hết máy ảnh và điện thoại đều tích hợp khung lưới có sẵn, vì thế bạn chỉ cần bật chức năng Grid trên thiết bị, canh góc và bấm máy.
Là một quy tắc “huyền thoại” trong giới nhiếp ảnh, nguyên tắc 1/3 có thể được áp dụng trong nhiều chủ đề khác nhau từ ảnh phong cảnh, du lịch đến chân dung để nhấn mạnh sự nổi bật của chủ thể giữa môi trường xung quanh.
Khi nhìn vào một bức ảnh, mắt người luôn có xu hướng nhìn theo các đường thẳng. Tận dụng thói quen này, bạn có thể dễ dàng dẫn người xem đến hành trình xuyên qua cảnh, hướng về chủ đề chính của bức ảnh một cách tự nhiên.
Đường dẫn tồn tại trong mọi cảnh vật với nhiều hình dạng khác nhau như thẳng, chéo, cong, ngoằn ngoèo, chữ S, xuyên tâm,… Thông thường, cầu thang, núi, con đường và nhiều thứ khác có thể tạo ra những đường dẫn tốt. Đôi khi, đường dẫn không nhất thiết phải là một đối tượng vật lý, mà được sắp xếp để phù hợp với chủ thể và bối cảnh. Trước lúc đưa máy lên, hãy quan sát và xác định được các đường dẫn đó. Sau đó hãy đưa chủ thể chính nằm trong đường hướng dẫn mắt này.
Áp dụng nguyên tắc sử dụng đường dẫn, bạn sẽ tạo điểm nhấn sâu lắng trong ảnh, giúp nâng cao hiệu quả truyền đạt ý nghĩa cho những “bộ môn” phức tạp như nhiếp ảnh đường phố, kiến trúc hay phong cảnh.
Bố cục đối xứng sẽ chia không gian ảnh thành 2 phần cân bằng nhau theo chiều ngang, dọc hay chéo, tạo ra sự hài hoà, trật tự, mang đến tính thẩm mỹ cho bức hình.
Để chụp ảnh theo quy tắc này, bạn cần đặt máy ảnh song song với đối tượng. Hãy đảm bảo rằng đối tượng nằm chính giữa tấm ảnh và chia bức ảnh thành hai phần đối xứng theo chiều dọc hoặc chiều ngang. Bạn có thể tận dụng hiện tượng phản chiếu qua gương hay mặt nước để tạo hiệu ứng đối xứng cho bức hình.
Nếu bạn đang muốn thử sức với chủ đề nhiếp ảnh kiến trúc, phong cảnh hay sản phẩm, bố cục đối xứng là một “bí thuật” thích hợp giúp bạn ghi được những bức hình hài hòa, ấn tượng.
Một cách khác để tạo chiều sâu, thu hút sự chú ý vào cảnh vật nhanh chóng là đặt chúng trong một khung hình.
Một số khung hình bạn có thể sử dụng là cây cầu, cửa sổ, mái vòm, hàng rào,… Bằng cách đặt chủ thể xung quanh mép những khung hình đó, bạn có thể tách biệt đối tượng chính khỏi thế giới bên ngoài đồng thời loại bỏ những phần trống của bức ảnh. Thành phẩm nhận được sẽ là một tuyệt tác với đối tượng nổi bật tự nhiên, có chiều sâu và thu hút mọi ánh mắt người xem.
Bạn có thể vận dụng quy tắc này để thực hành chụp các kiểu ảnh phong cảnh, kiến trúc hay nhiếp ảnh sáng tạo.