Mẹo Sử Dụng Các Ống Kính Một Cách Hiệu Quả

Chúng ta đã tìm hiểu về các kỹ thuật lập bố cục khác nhau trong các bài viết trước đây, nhưng đừng quên rằng ống kính/độ dài tiêu cự bạn sử dụng cũng đóng vai trò rất quan trọng trong bố cục của bạn! Bài viết này cung cấp thông tin giới thiệu ngắn gọn về ống kính góc rộng, tiêu chuẩn và tele và một số kỹ thuật lập bố cục để sử dụng chúng hiệu quả nhất.

Ống kính góc rộng

Định nghĩa
Ống kính một tiêu cự góc rộng: Độ dài tiêu cự dưới 35mm
Ống kính zoom góc rộng: Dải độ dài tiêu cự dưới 35mm
Dải độ dài tiêu cự góc rộng: Lên đến 35mm
Ống kính góc cực rộng: Độ dài tiêu cự dưới 24mm

*Tất cả độ dài tiêu cự là ở mức tương đương phim 35mm

Góc xem rộng

A: Góc xem
B: Ống kính

Như tên gọi, ống kính góc rộng có góc xem ngang rộng thường nằm trong khoảng từ 60º đến 100º. Để so sánh, mắt người có thị trường khoảng 40º đến 60º nếu bạn không cử động mắt.

Góc xem càng rộng có nghĩa là ống kính góc rộng có thể chụp được phần lớn của cảnh trước mặt bạn, thậm chí có thể chụp được những gì bạn không nhận thấy ngay lập tức.

Thông tin thú vị: Một lý do tại sao 24mm lại là một độ dài tiêu cự rất phổ biến trong chụp ảnh phong cảnh là vì góc xem của nó (74º ngang, 53º dọc) là gần giống với mắt người khi quan sát một vật gì đó ở xa.

 

Sử dụng ống kính góc rộng để phóng đại khoảng cách

Do có hiện tượng phối cảnh, những vật thể ở gần có vẻ lớn hơn và những vật thể ở xa có vẻ nhỏ hơn. Ống kính góc rộng khuếch đại hiệu ứng này sao cho những vật thể ở gần máy ảnh có vẻ lớn hơn một cách không tương xứng, và những vật thể ở xa máy ảnh có vẻ nhỏ hơn. Trường hợp này được gọi là hiệu ứng phóng đại phối cảnh.

* Ảnh của Canon

Băng nổi trên sông. Hiệu ứng phóng đại phối cảnh làm cho tảng băng có vẻ lớn hơn và gần hơn. Trong khi đó, mặt đất ở hậu cảnh có vẻ nhỏ hơn, xa hơn và rộng hơn.

Thủ thuật lập bố cục: Sử dụng hiệu ứng phóng đại phối cảnh để làm nổi bật các đối tượng ở tiền cảnh. Ở đây, tôi đặt tảng băng giữa nằm ở phần ba đáy của bố cục Quy Tắc Phần Ba, ở đó nó chuyển tải ấn tượng trực quan mạnh hơn và gần máy ảnh hơn.

 

Sử dụng ống kính góc rộng đối với những tấm có các đường thẳng dẫn dắt

Hiệu ứng phóng đại phối cảnh là đặc biệt rõ với những con đường, dòng sông, lối đi hay những đối tượng khác có những đường thẳng song song do có hiệu ứng hội tụ. Nó có thể được sử dụng để tạo ra những đường thẳng dẫn dắt định hướng sự chú ý của người xem vào một điểm ảo.

Trong ảnh này, hiệu ứng hội tụ kép từ các tòa nhà và con đường đã tạo ra những đường thẳng dẫn dắt nằm chéo dẫn hướng sự chú ý của chúng ta vào điểm giao của chúng—trong trường hợp này, là người giữa cảnh.

 

Đối với các ống kính góc rộng, sự chênh lệch độ dài tiêu cự 2mm là rất quan trọng

Sự chênh lệch về góc xem ngang giữa độ dài tiêu cự 16mm và 18mm là khoảng 7º (96,7º so với 90º theo công cụ tính góc xem này, và dẫn đến sự khác biệt sau đây.

16mm so với 18mm

Tuy nhiên, sự chênh lệch về góc xem là ít quan trọng hơn ở các độ dài tiêu cự dài hơn (ống kính tiêu chuẩn và tele). Ví dụ, trên ống kính tele, sự chênh lệch 50mm giữa 200mm (10,3º) và 250mm (8,2º) chỉ tạo ra sự chênh lệch góc xem khoảng 2º.

 

Ống Kính Tiêu Chuẩn

Định nghĩa
Ống kính một tiêu cự tiêu chuẩn: Độ dài tiêu cự từ 40-60mm* (50mm là thường gặp nhất)
Ống kính zoom tiêu chuẩn: Trên các ống kính Canon có dải tiêu cự* 24-70mm, 28-70mm, 24-105mm, v.v.
Dải tiêu cự chuẩn: Từ 35-135mm*
(Lưu ý: Dải 70-135mm cũng được xem là “tele tầm trung”)

*Tất cả độ dài tiêu cự là ở mức tương đương phim 35mm

Góc xem tiêu chuẩn

A: Góc xem
B: Ống kính

Nói chung, góc xem ngang của một ống kính tiêu chuẩn là từ 25º đến 40º, nằm trong khoảng góc xem của một ống góc rộng và ống tele. Góc xem này được gọi là “tiêu chuẩn” hay “bình thường” vì nó cung cấp thị trường, độ sâu và phối cảnh gần giống mắt người.

Lưu ý điều này: Ống kính zoom tiêu chuẩn cũng bao phủ các độ dài tiêu cự được phân loại là “góc rộng” và “tele tầm trung”. Điều này làm cho chúng trở nên rất linh hoạt!

 

Sử dụng ống kính zoom tiêu chuẩn để chụp các đối tượng không nhìn thấy méo

Nếu bạn sử dụng góc rộng để chụp các đối tượng có các đường thẳng, chẳng hạn như các tòa nhà cao tầng, hiệu ứng phóng đại phối cảnh sẽ làm méo những đường thẳng này ngay cả khi bạn không nghiêng máy ảnh lên trên. Sử dụng một độ dài tiêu cự tiêu chuẩn giúp loại bỏ những hiện tượng méo này.

* Ảnh của Canon


FL: 50mm

Xén 50mm
Thể hiện khu vực cận cảnh ở 35mmFL: 35mm

Xén 35mm

Các tòa nhà, những cây cầu và các công trình khác có các đường thẳng xuất hiện nhiều trong quang cảnh thành phố. Hãy để ý, trong ví dụ 35mm (góc rộng), đường thẳng tạo bởi hông nhà thờ có vẻ nghiêng về giữa như thế nào? Đó là kết quả của hiệu ứng phóng đại phối cảnh. Để so sánh, những đường thẳng trong ví dụ 50mm nằm thẳng, được chụp từ cùng vị trí.

Thủ thuật: Giữ cho máy ảnh được cân bằng. Nghiêng máy ảnh lên/xuống sẽ làm méo phối cảnh trên bất kỳ ống kính nào.

 

Ống Kính Tele

Định nghĩa
Ống kính một tiêu cự tele: Độ dài tiêu cự 200mm trở lên
Ống kính zoom tele: Ống kính zoom có đầu tele 200mm trở lên
Dải tiêu cự tele tầm trung: Khoảng 70-135mm (định nghĩa ghi 85-135mm)
Ống kính siêu tele: Độ dài tiêu cự trên 300mm

*Tất cả độ dài tiêu cự là ở mức tương đương phim 35mm

Góc xem tele

A: Góc xem
B: Ống kính

Ống kính tele phóng to các đối tượng ở xa, “kéo” chúng lại gần để làm cho chúng có vẻ gần hơn. Điều này cũng làm cho góc xem ngang cũng hẹp hơn, thường là trong khoảng từ 10º đến 15º.

Nắm thông tin này: Nhiều người liên tưởng chụp ảnh phong cảnh với ống kính góc rộng. Tuy nhiên, chụp phong cảnh bằng ống kính tele cũng có thể mang lại những tấm ảnh độc đáo. Góc xem hẹp hơn làm cho việc cách ly các yếu tố bạn muốn thu hút sự chú ý được dễ hơn.

 

Ống kính tele cho phép bạn đến gần các đối tượng ở xa​

Độ dài tiêu cự tele kéo các đối tượng ở xa lại gần sao cho chúng có vẻ lớn hơn và gần hơn. Điều này làm cho chúng trở nên hữu ích để chụp cận cảnh một đối tượng khi bạn không thể hoặc không muốn di chuyển đến gần chúng trên thực tế.


FL: 50mm


FL: 300mm

Hai ảnh bên trên được chụp ở cùng vị trí dùng các ống kính khác nhau. Độ dài tiêu cự 300mm cho phép chụp cận cảnh mỏm đất và những con sóng xô vào nó, dùng bố cục 6:3.

Ống kính tele có thể nén khoảng cách giữa các đối tượng

Độ dài tiêu cự tele không chỉ làm cho những vật ở xa trông gần chúng ta hơn, nó còn có thể làm cho đồ vật trông gần nhau hơn. Điều này được gọi là “hiệu ứng nén phối cảnh”, “hiệu ứng nén khoảng cách” hay “hiệu ứng xếp chồng”.

Trong ảnh này được chụp ở 500mm, dãy núi ở tiền cảnh có vẻ như bị “ép” vào cùng mặt phẳng với mặt trăng, khi trên thực tế mặt trăng nằm phía sau dãy núi. Hiệu ứng này cho phép tôi đặt mặt trăng ở giao điểm trên lưới Quy Tắc Phần Ba. Bạn có thể sử dụng hiệu ứng này cho các mục đích nghệ thuật, hoặc làm cho mọi thứ trông dày hơn và đông hơn.

Nắm thông tin này (1): Các dải độ dài tele khác nhau là phổ biến với những ứng dụng khác nhau

– 85 đến 135mm: Mang lại cảm giác khoảng cách thoải mái so với đối tượng, đó là lý do tại sao chúng thường được sử dụng trong chụp chân dung.
– 150 đến 300mm: Phù hợp để thu hút sự chú ý đối với các đối tượng cụ thể trong phong cảnh. Phổ biến đối với các nhiếp ảnh gia chụp phong cảnh.
– Siêu tele (bất kỳ độ dài nào trên 300mm): Các ống kính này đóng vai trò thiết yếu đối với chụp ảnh động vật hoang dã, chim muông, và thể thao.

Nắm thông tin này (2): Ống kính tele có xu hướng rung máy cao hơn

Điều này là vì chúng có thân dài hơn so với các loại ống kính khác. Thận trọng để ổn định ảnh của bạn, chẳng hạn như bằng cách sử dụng chân máy, chân đơn hoặc tốc độ cửa trập cao hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0988.225.880 CHAT NGAY