Mẹo chụp ảnh: Thử thách chụp ảnh góc thấp

Trải nghiệm các kỹ thuật nhiếp ảnh mới là cách tốt nhất để kiểm tra kỹ năng của bạn. Đôi lúc, 1 góc nhìn mới là điều bạn cần để mở ra 1 thế giới sáng tạo mới. Ảnh góc thấp là 1 kỹ thuật nhiếp ảnh hay ho và khá đơn giản. Các bức hình có thể thu hút được khán giả với các chi tiết nhỏ hoặc tăng dần kích thước. Bạn có thể định vị các chủ thể khác ở phía trước để phối hợp với ảnh của mình. Nào giờ thì cùng GN CAMERA tìm hiểu thêm về mẹo chụp ảnh này nha!

Định nghĩa

Thường thì người ta thích chụp ảnh về mọi thử xung quanh. Chúng ta không thường nhìn thẳng lên cao khi chụp ảnh. Nhưng với nhiếp ảnh góc thấp (worm’s eye view), bạn sẽ thực hiện việc này. Ảnh góc thấp là ảnh hướng thẳng lên hoặc từ 1 góc nhìn siêu thấp. Bạn không cần phải nằm xuống đất như 1 chú sâu (worm) để chụp ảnh đâu. Bạn có thể chụp ảnh hướng lên của tòa nhà cao tầng hoặc bất kỳ thứ gì khác. Cách chụp này tạo 1 góc nhìn mới so với sự nhận biết của ta về chủ thể. Là khiến chúng trông cao hơn.

Nhiếp ảnh góc thấp mang lại mang đến 1 cảm giác khác biệt cho người xem. Thậm chí, bạn có thể dùng góc nhìn này để kể câu chuyện về bức ảnh. Phong cách chụp này căn cứ vào góc nhìn của bạn đối với các vật thể trong ảnh. Nó giúp ảnh của bạn có cảm giác rõ ràng và có chiều sâu.

Các mẹo chụp ảnh

Để có được các bức ảnh góc thấp đẹp, bạn cần phải đặt góc máy ảnh hướng lên. Bạn có thể cầm máy ảnh và nằm xuống hoặc ngồi và để máy đối diện phía trên bạn. Nếu bạn đang gặp vấn đề về việc giữ máy, tripod hoặc monopod có thể khắc phục việc này. Bạn cũng có thể sử dụng bộ kích hoạt từ xa hoặc app chụp ảnh trên di động nếu máy ảnh của bạn tương thích. Bạn có thể chụp thẳng lên trời hoặc hướng về một vật thể ở một góc.

Mặc dù việc hướng máy ảnh của bạn lên nghe có vẻ đơn giản. Nhưng việc tận dụng tối đa phương pháp này lại có vẻ hơi khó. Dưới đây là các mẹo chụp ảnh dành cho người mới muốn trải nghiệp loại hình nhiếp ảnh này:

Chỉnh ánh sáng thủ công

Như nhiều kỹ thuật nhiếp ảnh khác, ánh sáng rất quan trọng để có được ảnh đẹp. Vì bạn sẽ chụp hình hướng lên cao nên máy sẽ trực tiếp đối mặt với ánh sáng. Trong khi các cài đặt máy ảnh và phơi sáng tự động đủ tốt để khắc phục trong 1 vài tình huống, thì tốt nhất vẫn là chỉnh thủ công.

Ánh sáng rất quan trọng để có được ảnh đẹp. Cần áp dụng các mẹo chụp ảnh phù hợp để tôn lên màu sắc của bức ảnh

Hãy chắc là bạn biết được độ phơi sáng của ảnh. Bạn sẽ muốn thử điều chỉnh về khẩu độ. Hãy thử đặt khẩu độ trong mức f/8 – f/11. Nó sẽ giới hạn nguồn sáng có thể ảnh hưởng tới cảm biến của bạn. Có thể máy sẽ tạo ra độ tương phản. Nếu bạn chụp trong ánh sáng yếu, khẩu độ rộng hoạt động tốt nhất. Nếu bạn không chỉnh phơi sáng, máy ảnh sẽ mấy đi độ nét và độ tương phản. Bạn cũng có thể gặp các tình trạng như ảnh bị mất chi tiết hoặc quá sáng.

Việc dùng ISO thấp sẽ giữ lại các chi tiết trong ảnh, đặc biệt là khi dùng lens góc rộng. Hãy thử ISO trong khoảng giá trị 200 – 400. Để hoàn thành tam giác phơi sáng, dùng tốc độ màn trập nhanh hơn có thể giúp giữ ảnh sắc nét và lấy nét tốt.

Dùng các lens khác nhau cho các bức ảnh khác biệt

Bạn nên trải nghiệm nhiều lens khác nhau dựa vào cảnh mà bạn muốn chụp. Lens tiêu chuẩn 35-70mm có thể hoạt động tốt, đặc biệt khi có tác động của hiệu ứng bố cục ảnh. Chúng cho phép ta chụp ảnh góc thấp rất tự nhiên. Nhưng nếu bạn muốn ảnh nổi bật thì hãy xem qua lens góc rộng. Đừng chọn loại siêu góc rộng nếu không muốn ảnh bị biến dạng.

Trường ảnh rộng nghĩa là bạn có thể có nhiều thứ hơn trong bố cục ảnh. Nó đặc biệt hữu dụng khi chụp cận cảnh. Lens góc rộng rất lý tưởng để chụp những hình ảnh ấn tượng về rừng, núi và kiến ​​trúc. Các lens này giúp ta chụp ảnh mà không làm ảnh bị giãn không tự nhiên. Hãy dùng các lens góc rộng loại 24-35mm. Chúng rất tuyệt khi chụp chủ thể 1 cách sắc nét.

1 lựa chọn khác là lens fish-eye, lựa chọn tuyệt vời để có những bức ảnh méo mó, sáng tạo hơn. Chúng hoạt động hiệu quả nếu bạn muốn thực hiện những chỉnh sửa ấn tượng trong khâu hậu kỳ hoặc đang chụp cận cảnh đối tượng của mình.

Lens telephoto là 1 lựa chọn tốt nếu bạn muốn chụp chủ thể cách xa với góc nhìn thấp. 1 điểm cộng là chúng cung cấp độ dài tiêu điểm.

Sáng tạo với kỹ năng dựng bố cục

Cũng như các mẹo chụp ảnh khác, việc bố cục hình ảnh rất quan trọng. Hãy nghĩ về những gì bạn có thể đặt vào bức ảnh để khiến nó độc đáo hơn. Làm thế nào để dùng bóng, silhoutte, và ánh sáng? Hiểu thêm về các quy tắc bố cục ảnh sẽ giúp bạn cải thiện hơn nhiều.

Đừng quên quy tắc 1/3. Đây là chìa khóa nếu bạn chụp chủ thể hoặc mẫu đối xứng. Đi đôi với quy tắc một phần ba là hình thức và khuôn mẫu. Hãy cân nhắc cách bạn có thể tạo tiêu điểm và chuyển động trong ảnh. Ảnh góc thấp phù hợp với chụp ảnh kiến trúc. Cứ cân bằng các đối tượng trong hình ảnh của bạn và cân nhắc xem bạn có muốn tập trung vào một điểm cụ thể hay không. Đây không nhất thiết phải là một vật thể mà là một điểm trong khung hình của bạn. Về bản chất, hãy tìm kiếm những gì hấp dẫn và cố gắng phát huy tối đa tiềm năng của nó trong việc chụp ảnh góc nhìn thấp.

Hãy nghĩ về những gì bạn có thể đặt vào bức ảnh để khiến nó độc đáo hơn. Làm thế nào để dùng bóng, silhoutte, và ánh sáng?

Chụp từ xa để có bức ảnh sắc nét hơn

Hãy giữ máy ảnh chắc chắn khi nằm xuống đất hoặc là các góc có thể trở nên khó khăn. Dùng monopod hoặc tripod có thể giúp ta xác định đường thẳng trên bức ảnh. Nếu máy ảnh của bạn tương thích, bạn nên kết hợp với bộ điều khiển từ xa. Dù cho hầu hết các nhiếp ảnh gia giỏi giang nhất cũng sẽ gây ra hiện tượng rung máy nhẹ khi chụp ảnh.

Sử dụng bộ điều khiển từ xa sẽ loại bỏ được việc rung lắc có thể xảy ra trên máy, đặc biệt là khi chụp ảnh macro. Chúng cũng rất tuyệt cho việc cài đặt lấy nét một khi máy ảnh đã được cố định. Nếu bạn đang muốn chụp nhiếp ảnh động vật thì việc chụp từ xa này chính là chìa khóa.

Nếu bạn đang muốn chụp nhiếp ảnh động vật thì việc chụp từ xa này chính là chìa khóa.

Thử nghiệm với độ sâu trường ảnh và lấy nét

Để làm chủ thể nổi bật hơn, bạn cần phải nhận thức được độ sâu trường ảnh và tiêu điểm trong bức ảnh. Bạn có thể điều chỉnh độ sâu trường ảnh trong hình ảnh là làm các chủ thể nổi trội và sắc nét. Độ sâu trường ảnh cũng tác động vào bao nhiêu chủ thể được lấy nét. Nếu bạn chụp các chủ thể như hoa và thực vật gần khi hướng lên, độ sâu trường ảnh nông sẽ hoạt động hiệu quả.

Độ sâu trường ảnh rộng hơn sẽ phù hợp cho ảnh chụp tòa nhà cao tầng hoặc ảnh góc rộng. Nếu bạn muốn lấy nét phần cụ thể trong bức ảnh, phải chắc rằng bạn hiểu về độ sâu trường ảnh.

Độ sâu trường ảnh rộng hơn sẽ phù hợp cho ảnh chụp tòa nhà cao tầng hoặc ảnh góc rộng. Nếu bạn muốn lấy nét phần cụ thể trong bức ảnh, phải chắc rằng bạn hiểu về độ sâu trường ảnh.

Tổng kết

Ảnh góc thấp ẩn chứa các tiềm năng tuyệt vời. Phong cách này hoàn hảo để có những hình ảnh đẹp về cảnh rừng hoặc cảnh thành phố. Đây cũng là sự lựa chọn tốt để thực hiện nhiếp ảnh động vật hoang dã. Phơi sáng dài với thiết lập ảnh góc thấp ổn định có thể là giấc mơ của các nhiếp ảnh gia chụp thiên văn. Chụp ảnh theo góc nhìn của “Worm” rất sáng tạo, đơn giản và đầy tiềm năng.

Bạn có thể bắt đầu tập chụp ảnh góc thấp bằng bộ kit và kinh nghiệm bạn có. Đây sẽ là tiếp cận thực tế nhất. Cho dù bạn là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp hay người mới bắt đầu, bạn đều có thể kết hợp nó vào bộ kỹ năng của bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0988.225.880 CHAT NGAY