Bài viết giới thiệu một số loại máy ảnh DSLR phổ thông, những phụ kiện cần thiết cũng như các mẹo chụp ảnh cơ bản dành cho những người mới tham gia vào thế giới đầy đam mê này.
Những người đam mê nhiếp ảnh nghiệp dư thường thích dùng các loại camera nhỏ gọn thay đổi ống kính được ILC (intergangeable lens camera) hay còn gọi là camera không gương lật (mirrorless), cũng như các loại camera ống kính rời DSLR (digital single-lens reflex). Các loại camera này thường được trang bị bộ cảm biến lớn, có thể thay đổi ống kính và có đầy đủ các nút điều khiển thủ công để có thể chụp trong các tình huống đa dạng hơn.
Trong khi các loại camera ILC phổ thông có cùng mức độ linh hoạt như thế nhưng có mức giá khá cao, thì loại camera DSLR thích hợp nhất về mặt giá cả, chất lượng hình ảnh và tính năng đối với người mới vào nghề. Dù các loại DSLR phổ thông có kích thước lớn hơn so với ILC, nhưng chúng mang đến trải nghiệm sử dụng tốt hơn, điều khiển chuyên nghiệp hơn và cho phép người dùng thích nghi với một hệ thống ống kính và phụ kiện ổn định hơn.
Suy cho cùng, việc chọn lựa giữa loại camera ILC và DSLR tùy thuộc vào sở thích cá nhân liên quan đến thao tác và nhu cầu sử dụng. Nhưng nếu bạn chọn dùng camera DSLR, dưới đây là danh sách các mẫu camera tham khảo cùng với hướng dẫn chụp ảnh và phụ kiện để giúp bạn bắt đầu bước vào thế giới DSLR.
Tính năng:
Tính năng phải có:
- Bộ ống kính đầy đủ: Gồm các ống kính chuyên dùng từ ống wide góc rộng đến ống tele chụp xa.
- Phụ kiện mở rộng: Gồm đèn flash rời, bộ chuyển đổi ống kính và các phụ kiện khác.
Tính năng nên có:
- Màn hình linh hoạt: Màn hình LCD lật và xoay được.
- Tính năng chống rung: Trên ống kính hay trên bộ cảm biến.
Phụ kiện cần thiết
Túi đựng camera
Hãy luôn cẩn thận mang theo túi đựng camera cho máy DSLR của bạn, nhất là khi bạn thường xuyên di chuyển. Túi đựng thường có ngăn đệm để cất máy với ống kính gắn liền, cùng với ngăn cho ống kính dự phòng và đèn flash rời. Túi cũng có ngăn trước và 2 bên để chứa các phụ kiện như thẻ nhớ và dụng cụ vệ sinh máy. Túi đựng camera thường có nhiều kiểu dáng và bán với giá khác nhau, bạn nên chọn loại phù hợp túi tiền và nhu cầu của bạn.
Dây đeo
Chỉ cần vô tình đụng nhẹ là có thể làm rơi máy ảnh của bạn. Để đề phòng, bạn nên có dây đeo cổ. Dù hầu hết các loại camera đều có dây đeo cổ bằng nylon mang thương hiệu của chính hãng, bạn nên mua dây đeo của hãng thứ ba làm bằng cao su tổng hợp. Loại dây này giúp giảm trọng lượng và đeo cổ thoải mái hơn, nhất là khi phải chụp nhiều suốt ngày.
Tủ chống ẩm
Vì camera và ống kính dễ bị ẩm, người dùng DSLR cần phải có tủ chống ẩm. Thiết bị này tạo một môi trường khô ráo có thể kiểm soát độ ẩm giúp chống bị nấm trên các bộ phận quang học. Bạn cũng có thể chọn mua hộp chống ẩm với giá rẻ hơn nhiều. Đó là loại hộp bằng nhựa được đệm khít kín khí và có đồng hồ chỉ độ ẩm. Chất chống ẩm silicagen thường được bán kèm theo loại hộp này hay có thể mua riêng.
Tản sáng cho flash cóc
Ánh sáng đèn flash trên máy DSLR có thể làm hình ảnh bị chói sáng vì ánh sáng tập trung quá nhiều. Có thể khắc phục vấn đề này với thiết bị tản sáng flash như bộ khuếch tán flash Puffer của Gary Fong. Gắn trên chân cắm flash rời của camera, bộ Puffer này tạo ánh sáng dịu trải đều làm chủ thể nhìn đẹp mắt hơn.
Chân máy nhỏ gọn
Chân máy 3 càng giúp camera ổn định để chụp hình và giảm bị rung máy, cho hình ảnh của bạn sắc nét hơn. Chân máy bán kèm với camera đôi khi là loại kéo ra hết cỡ nhưng thường rẻ và nhẹ hơn những chân máy chuyên nghiệp. Loại chân này dễ mang theo khi đi du lịch vì có thể xếp gọn vừa với hành lý xách tay của bạn. Tuy nhiên, có nhiều loại chân không thay đầu được và không chắc chắn lắm khi dùng với loại camera có trọng lượng nặng.
Kính lọc
Kính lọc tia cực tím UV (ultraviolet) thường được vặn vào phần đầu của ống kính và có tráng lớp lọc UV trong suốt. Loại kính lọc này không những bảo vệ bộ phận quang học của ống kính mà còn giúp bạn an tâm khi không tiện dùng nắp ống kính.
Remote chụp từ xa
Dùng remote chụp từ xa có ích khi bạn chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng như cảnh ban đêm. Thiết bị này cho phép bạn chụp ảnh mà không đụng vào máy giúp giảm rung và chống nhòe hình. Có 2 loại remote: không dây và có dây. Loại có dây rẻ hơn và không cần nguồn điện, trong khi loại không dây dùng pin và có tầm hoạt động lên đến 100 mét. Remote chụp từ xa cũng hữu ích khi chụp cảnh pháo hoa.
Hướng dẫn cơ bản cho người mới chụp ảnh
Nguyên tắc 1/3
Một phương pháp tạo bố cục ảnh khá phổ biến là áp dụng nguyên tắc 1/3. Bạn có thể thực hiện cách này bằng cách chia cảnh chụp đều nhau với 2 đường theo chiều dọc và theo chiều ngang (như trong hình trên) và đặt chủ thể dọc theo bất kỳ giao điểm nào. Cách này sẽ phá vỡ sự cân đối trong ảnh chụp và tạo được một bức ảnh trông hấp dẫn hơn.
Chụp kết cấu
Hãy tìm ra các kết cấu trùng lắp trong cảnh chụp và đưa các kết cấu này vào ảnh của bạn để ảnh trông hấp dẫn hơn. Đôi khi, những kết cấu này có thể không lớn lắm, nhưng bạn có thể zoom vào gần để loại đi những yếu tố gây mất tập trung.
Chụp với góc cạnh khác thường
Dùng đường nét để tạo phối cảnh cho ảnh. Ví dụ, bạn có thể chụp một tòa nhà từ dưới lên để cấu trúc này trông cao hơn. Hay bạn có thể dùng đường nét để hướng mắt người xem đến chủ thể chính.
Nâng cao
Tìm hiểu thêm về nhiếp ảnh
Nếu bạn thích một thể loại nhiếp ảnh nào đó, bạn nên tham dự các khóa nhiếp ảnh đặc biệt cho thể loại đó. Ngoài giáo trình nhiếp ảnh sâu rộng, những người hướng dẫn cũng có thể cung cấp lời khuyên cũng như kinh nghiệm hữu ích cho hành trình nhiếp ảnh của bạn.
Phần mềm biên tập hình ảnh
Hầu hết các loại camera đều có kèm theo phần mềm biên tập hình ảnh cơ bản để cắt cúp và điều chỉnh độ sáng cũng như độ tương phản của ảnh. Cũng có vài phần mềm nguồn mở miễn phí nổi tiếng như GIMP và Google Picasa. Các phần mềm này có giao diện có thể tùy biến và nhiều loại công cụ làm đẹp hình ảnh. Các công cụ này có chức năng hữu ích như sao chép và chỉnh méo để hoàn thiện hình ảnh của bạn.