Hình ảnh phản chiếu: Núi Phú Sĩ Màu Đỏ Lấp Lánh (với Các Thủ Thuật Chỉnh Sửa)

Một kính lọc phân cực (PL) có thể làm cho hình ảnh phản chiếu biến mất, nhưng nó đã giúp cải thiện ảnh này! Nhiếp ảnh gia chụp núi Phú Sĩ, Makoto Hashimuki, chia sẻ cách ông có được tấm ảnh đẹp này với ngọn núi mang tính biểu tượng nhất của Nhật Bản nhuộm màu đỏ của hoàng hôn

.

EOS 6D/ EF24-105mm f/4L IS USM/ FL: 50mm/ Manual exposure (f/8, 1/8 giây)/ ISO 100/ WB: Auto
Có kính lọc PL
Địa điểm: Hồ Tanuki, Quận Shizuoka
Mùa/Thời điểm trong ngày: Mùa Thu/ Chiều Muộn

 

Câu chuyện đằng sau ảnh này

Tại sao lại là địa điểm này?

Hồ Tanuki là địa điểm nổi tiếng thứ hai để chụp ảnh phản chiếu Núi Phú Sĩ. (Địa điểm nổi tiếng nhất là Ngũ Hồ Phú Sĩ.) Là một hồ nước nhân tạo, nó khá yên tĩnh, và hình ảnh phản chiếu của Núi Phú Sĩ dễ dàng được nhìn thấy.

Nó nổi tiếng nhất vào mùa xuân và mùa hè, khi nhiều nhiếp ảnh gia đến đó mong chụp được một tấm “Phú Sĩ Kim Cương Đôi”, ở đó mặt trời mọc căn thẳng với đỉnh núi (“Phú Sĩ Kim Cương”) và cảnh được phản chiếu dưới hồ (do đó thành “Đôi”).

Chụp vào một buổi chiều muộn mùa thu

Vào buổi chiều muộn, mặt trời trở thành một nguồn sáng thuận chiếu trực tiếp vào Núi Phú Sĩ từ phía sau nhiếp ảnh gia. Điều này làm cho ngọn núi nhuốm màu đỏ hoàng hôn, và hình ảnh phản chiếu úp ngược của nó dưới hồ cũng có màu đỏ.

Tôi thấy rằng chuyển động nhẹ của nước trong ảnh ghi lại cảm giác mùa thu. Vì có nhiều cây cối xung quanh, tôi sử dụng một độ dài tiêu cự tiêu chuẩn và chụp từ một vị trí thấp, loại bỏ những yếu tố gây xao nhãng không cần thiết.

2 kỹ thuật sua đây giúp tôi cải thiện ảnh hơn nữa:

1. Sử dụng một kính lọc PL
2. Sửa ảnh để làm cho chi tiết của bề mặt núi trông rõ hơn

Để biết thêm chi tiết, hãy tiếp tục cuộn xuống!

 

Kỹ thuật 1: Dùng một kính lọc PL để làm cho màu sắc sống động hơn

Nhưng hãy cẩn thận không làm cho hình ảnh phản chiếu biến mất!

Tôi sử dụng một kính lọc PL để làm cho hình ảnh phản chiếu của Núi Phú Sĩ trông rõ hơn. Hình ảnh phản chiếu có thể hoàn toàn biến mất tùy vào độ phân cực, nhưng nếu bạn xoay kính lọc PL đến một góc nhất định, hình ảnh phản chiếu sẽ trông sống động hơn. Kiểm tra hình ảnh trên Live View hoặc EVF để xem hiệu ứng, và điều chỉnh nếu cần.

Ngọn núi và hình ảnh phản chiếu không đủ màu đỏ nếu không có kính lọc PL

 

Kỹ thuật 2: Sửa để làm nổi bật chi tiết của bề mặt núi được phản chiếu

Việc này cũng sẽ cải thiện màu sắc và tính ba chiều của hình ảnh phản chiếu

Để cải thiện thêm màu đỏ của ngọn núi, tôi để ảnh thiếu sáng. Khi sau đó tôi sửa ảnh, tôi làm nổi bật các chi tiết của bề mặt núi bằng cách tăng các tham số sau đây:
– Clarity
– Dehaze level
– Saturation
– Contrast

Những thao tác sửa này làm cho bề mặt của ngọn núi trong hình ảnh phản chiếu có tính ba chiều và ấn tượng hơn.

Cận cảnh bề mặt núi màu đỏ với màu sắc nhạt và chi tiết bị nhòe (trước) và ngọn núi màu đỏ mạnh hơn với các chi tiết mạnh hơn (sau)

 

Kỹ thuật bổ sung: Nếu bạn muốn có hình ảnh phản chiếu hoàng hôn đẹp hơn, hãy phơi sáng theo hoàng hôn

Núi Phú Sĩ từ cùng một địa điểm, phơi sáng theo hoàng hôn

Bề mặt hồ nước tương đối phẳng lặng trước bình minh và lúc hoàng hôn, giúp cho dễ lấy nét ở hình ảnh phản chiếu của Núi Phú Sĩ. Nhưng bản thân hoàng hôn cũng khá thú vị. Khi bạn phơi sáng, hãy nghĩ đến việc bạn muốn ảnh của mình tập trung chính vào cái gì. Nếu bạn muốn có hình ảnh phản chiếu Núi Phú Sĩ đẹp hơn, hãy phơi sáng theo Núi Phú Sĩ; nếu bạn muốn có hình ảnh phản chiếu hoàng hôn đẹp hơn, hãy phơi sáng theo hoàng hôn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0988.225.880 CHAT NGAY