Exposure Blending Là Gì? Cách Hòa Trộn Ảnh Trong Photoshop Đơn Giản

Exposure Blending là một kỹ thuật hậu kỳ được sử dụng để tạo ra bức ảnh ghi lại cảnh hoàng hôn hay bình minh đầy đủ chi tiết một cách sống động. Nếu bạn còn đang loay hoay không biết dùng cài đặt nào để có được những bức ảnh ngược sáng lung linh thì hãy theo dõi ngay phương pháp Exposure Blending được trình bày dưới đây. Kỹ thuật này sẽ giúp bạn khắc phục được tình trạng chụp ảnh hoàng hôn, bình minh từ ảnh bị tối hoặc quá sáng thành bức ảnh đẹp hoàn hảo, sắc nét đến từng chi tiết.

Exposure Blending là gì?

Exposure Blending là một kỹ thuật hậu kỳ được sử dụng để khắc phục phạm vi dải dynamic range giới hạn của máy ảnh kỹ thuật số. Việc hòa trộn 2 hoặc 3 ảnh lại với nhau sẽ tạo ra một bức ảnh mới có dải dynamic range cao. Thông thường, việc hòa trộn này sẽ được thực hiện khi bạn muốn chụp một bức ảnh ngược sáng nhưng vẫn đảm bảo có thể giữ lại toàn bộ chi tiết của ảnh. Tuy nhiên, bức ảnh chụp trong điều kiện môi trường trên thường sẽ chỉ lấy được các chi tiết tại vùng phơi sáng.

Ví dụ, khi bạn chụp ảnh hoàng hôn, bạn chụp phơi sáng vào bầu trời thì chỉ vùng bầu trời cho chi tiết sống động còn vùng tiền cảnh sẽ bị tối. Ngược lại, nếu bạn chụp phơi sáng tiền cảnh, bầu trời sẽ bị lóa sáng và mất chi tiết. Khi này, Exposure Blending sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề trên.

Cách chụp ảnh phơi sáng để Exposure Blending

Có 2 cách để chụp ảnh phơi sáng khác nhau, cụ thể:

1. Chụp bù trừ sáng (Exposure Bracketing)

Để tiến hành chụp, bạn cần cài đặt chụp phơi sáng khung trong chế độ Auto-Pilot. Bởi khi chụp cảnh có độ tương phản cao như hoàng hôn, nếu bạn cài đặt bù trừ phơi sáng như thông thường và tiến hành chụp sẽ cho ra bức ảnh khá tệ. Các chi tiết nổi bật sẽ bị cắt bớt ngay cả khi để ở chế độ phơi sáng tốt nhất.

 

Để khắc phục điều đó, bạn có thể bật biểu đồ Histogram trên màn hình để có thể kiểm soát được tốt nhất độ phơi sáng tối nhất và sáng nhất của ảnh. Không nên cắt bớt phần Highlights ở mức phơi sáng tối nhất và không nên cắt bớt phần bóng ở mức phơi sáng sáng nhất.

Dưới đây là biểu đồ không đủ bù sáng, bạn có thể thấy biểu đồ phơi sáng tối nhất để phơi sáng ở những điểm nổi bật nhưng một số điểm nổi bật lại sắp bị cắt mất (vùng khoanh đỏ). Tương tự với mức phơi sáng sáng nhất, tuy được chụp để phơi sáng cho vùng tối nhưng lại có một số bóng ở phía bên trái gần chạm gần như kịch khung. Điều này sẽ khiến bức ảnh bị mất chi tiết và không thể tiến hành hòa trộn.

Ảnh có độ phơi sáng khung chưa đủ

Bức ảnh đảm bảo để có thể Exposure Blending là bức ảnh có biểu đồ Histogram như sau:

Bức ảnh đảm bảo để có thể Exposure Blending

Ở mức ảnh phơi sáng tốt nhất, bạn có thể thấy các điểm sáng ở xa bên phải. Ngược lại, bóng ở xa bên trái ở mức phơi sáng sáng nhất. Bức ảnh với biểu đồ phơi sáng như trên sẽ cho phép bạn có nhiều không gian hơn để thử nghiệm các điểm chỉnh âm sắc trong quá trình xử lý hậu kỳ.

Để chụp bù trừ sáng, bạn nên sử dụng tripod để đảm bảo khung hình không bị di chuyển. Nếu bức hình bị lệch sẽ gây khó khăn cho bạn khi ghép các bức ảnh lại với nhau. Bạn cũng có thể chụp phơi sáng ở chế độ cầm tay nếu có ánh sáng đủ tốt và giữ tốc độ cửa trập ở tốc độ cao để tránh cho ảnh có thể bị mờ do run tay.

2. Chế độ thủ công trong Live View

Một cách khác để chụp ảnh phơi sáng cho việc Blend Exposure đó là sử dụng chế độ đo sáng trực tiếp trên máy ảnh. Đối với người dùng DSLR – bạn phải nhấn nút để lật gương lên để bật chế độ xem trực tiếp.

Sử dụng chế độ Aperture Priority

Đây là chế độ xem Live View của Canon 5D Mark II. Khi nhấn nút và bạn có thể nghe thấy tiếng gương được lật lên. Bạn sẽ thấy đối tượng của mình trên màn hình LCD ngay lập tức. Máy ảnh lúc này đã được để ở chế độ Av (ưu tiên khẩu độ). Nếu bạn nhấn nút INFO, một vài thứ sẽ xuất hiện trên màn hình. Ở phía dưới, bạn có thể thấy cài đặt cho ISO, khẩu độ (f/5 trong trường hợp này), bù phơi sáng và khoảng trống ở góc dưới bên trái sẽ là tốc độ màn trập. Bạn cũng có thể thấy máy ảnh đang ở chế độ AF Live (được chỉ bằng mũi tên màu đỏ).

Đo sáng ở chế độ Live View

Có một hộp hình chữ nhật nhỏ ở giữa mà bạn có thể di chuyển nó bằng nút xoay ở mặt sau máy ảnh. Đây là phần hay nhất… Vì máy ảnh đang ở chế độ Av nên tốc độ màn trập sẽ được đặt tùy thuộc vào vị trí của hộp hình chữ nhật, bạn có thể di chuyển hình chữ nhật này đến vị trí phơi sáng mong muốn. Trong ví dụ này, một hình máy ảnh đang để phơi sáng ở ô cửa sổ và một hình ảnh phơi sáng trong nhà ở một bên rèm.

Ảnh sau khi được Exposure Blending sẽ cho kết quả như sau:

Cách hòa trộn ảnh trong Photoshop

Bước 1: Mở ảnh chụp phơi sáng

Mở ảnh phơi sáng trong Photoshop dưới dạng các layer. Điều này có thể được thực hiện đơn giản với đoạn script sau. Trong Photoshop, chọn: File/Scripts/Load (nếu bạn sử dụng Lightroom, chỉ cần chọn cả hai hình thu nhỏ, nhấp chuột phải và chọn “Edit in>Open như là Layers trong PS). Sau đó chọn hai tệp ảnh phơi sáng của bạn. Đặt tên cho từng layer để nhận dạng. Kéo layer vừa tạo lên trên cùng nếu chưa ở vị trí đó.

Bước 2: Thêm Layer Mask

Thêm Layer Mask như hiển thị bên dưới, vào layer vừa tạo. Trong khi giữ phím ALT (opt), chọn nút “Add Layer Mask” nằm ở cuối bảng lớp. Điều này sẽ thêm một Layer Mask vào layer và tự động tô nó bằng màu đen. Layer có màu đen sẽ che đi toàn bộ layer trên và để lộ tất cả layer nền.

Bước 3: Hiệu chỉnh phần bầu trời cho bức ảnh

Để bức ảnh có được tiền ảnh rõ nét, hình ảnh bầu trời sóng động, bạn cần thực hiện các bước hoàn trộn ảnh sau:

Nhấp vào Layer Mask màu đen và chọn công cụ cọ vẽ Paintbrush. Đặt cọ vẽ của bạn để tô màu trắng và đặt kích thước cọ của bạn nếu cần. Đặt độ cứng của cọ ở mức thấp để tạo cho nó một cạnh mềm mại khi vẽ. Tô màu lên vùng bầu trời của hình ảnh, nó sẽ hiển thị layer đã tạo. Bằng cách điều chỉnh độ mờ, kích thước và độ cứng của cọ khi bạn vẽ, hãy trộn hai mức phơi sáng lại với nhau.

Tô màu trắng trên Layer Mask để lộ bầu trời ở hình ảnh trên cùng. Khi tô, lưu ý nên điều chỉnh độ mờ và độ cứng khác nhau để làm cho sự hòa trộn ảnh trông tự nhiên hơn.

Bước 4: Thêm các bước hoàn thiện

Thêm các layer điều chỉnh (như hình bên dưới) nếu cần để điều chỉnh màu sắc và độ tương phản của các lớp nhằm làm cho hình ảnh trông tự nhiên.

Bước 5: Lưu tập tin của bạn

Lưu tệp của bạn dưới dạng tài liệu Photoshop (.PSD). Điều này sẽ sẽ giúp giữ các hình ảnh của bạn bằng các layer, cho phép bạn bạn có thể quay điều chỉnh thêm để cải thiện hình ảnh nếu cần. Bây giờ bạn có thể làm phẳng các layer (Layer/ Flatten Image) và Save As dạng tệp một lớp chẳng hạn như JPG.

Khi nào nên Exposure Blending?

Khi chúng ta chụp phơi sáng để phơi sáng bầu trời một cách chính xác, các vật thể ở tiền cảnh sẽ bị thiếu sáng nghiêm trọng. Tương tự như vậy, nếu chúng ta chụp phơi sáng tiền cảnh, bầu trời sẽ bị mờ và mất gần như toàn bộ chi tiết. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể thực hiện như sau:

Sử dụng phần mềm HDR để kết hợp nhiều mức phơi sáng trong khung thành một hình ảnh. Tuy nhiên, phương pháp này phức tạp và tốn thời gian hơn để tạo ra được kết quả như ý.

Một giải pháp khác cho vấn đề này có thể là sử dụng  các bộ lọc mật độ trung tính chia độ. Tuy nhiên, một bộ lọc tốt có giá khá đắt và bộ lọc rẻ thì lại khiến cho chất lượng hình ảnh của bạn bị giảm.

Lúc này, cách tối ưu nhất đó là chụp hai bức ảnh ở 2 mức phơi sáng. Một mức phơi sáng chính xác cho vùng tối (trong trường hợp này là tiền cảnh) và mức còn lại phơi sáng chính xác cho vùng sáng hơn (trong trường hợp này là bầu trời). Đặt máy ảnh của bạn lên chân máy để cả hai hình ảnh đều có bố cục giống hệt nhau. Sau đó, lấy 2 đã chụp tiến hành Blend Exposure để tạo thành một bức ảnh hoàn chỉnh. Kỹ thuật này thường được sử dụng rất nhiều trong những trường hợp chụp ngược sáng, chụp ảnh hoàng hôn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0988.225.880 CHAT NGAY