Chụp Cả Thế Giới Dưới Nước và Trên Cạn trong một Ảnh Duy Nhất

Ảnh chụp trên cạnh-dưới nước kích thích sự tò mò vì bạn có thể thấy cái gì nằm dưới nước và cái gì nằm trên cạn cùng lúc. Đây là cách tấm ảnh ven biển này được ghi lại.

 

EF8-15mm f/4L Fisheye USM/ FL: 11mm (tương đương 18mm)/ Manual exposure (f/6.3, 1/1.600 giây)/ ISO 400/ WB: Daylight
Thiết bị bổ sung: Vỏ máy ảnh chống nước

Hai thế giới khác nhau hiện ra với mặt nước là đường biên. Tôi cố chụp cảnh hấp dẫn này trong một tấm ảnh phong cảnh duy nhất với máy ảnh nhúng một nửa xuống nước ở Miyakojima, một hòn đảo ở Okinawa nổi tiếng về những rặng san hô và các bãi biển. Những con cá bơi phía trước máy ảnh là loài Whitetail dascyllus.

 

Cách chụp của tôi

(Để xem thêm chi tiết về từng bước, nhấp vào các liên kết hoặc chỉ cần cuộn xuống)

Bước 1: Tìm một đối tượng ở một khu vực có cát màu sáng trong vùng nước nông
Bước 2: Lập khung hình để có hiệu ứng đẹp nhất
Bước 3: Sử dụng chế độ phơi sáng thủ công

Thiết bị phải có: Vỏ máy ảnh chống nước
Ảnh chụp trên cạn-dưới nước đòi hỏi phải nhúng một nửa máy ảnh xuống nước và nửa trên trên mặt nước. Một chiếc vỏ máy ảnh tốt, đáng tin cậy là một thiết bị phải có.

 

Bước 1: Tìm một đối tượng ở một khu vực có cát màu sáng trong vùng nước nông

Tìm một khu vực có cát màu sáng ở vùng nước nông, và tìm đối tượng của bạn ở đó. Việc này là để giảm độ tương phản ánh sáng giữa bầu trời và nước lần lượt ở nửa trên và nửa dưới của bố cục.

Tiếp theo, nhúng khoảng một nửa ống kính xuống nước, nhìn qua khung ngắm, và điều chỉnh bố cục cuối cùng đồng thời chú ý đến nền sau.

 

Bước 2: Lập khung hình để có hiệu ứng đẹp nhất

Sau đây là những gì tôi làm để có ảnh này:

– Di chuyển đủ gần đến rặng san hô để nhấn mạnh phối cảnh giữa chúng và nền sau. Thủ thuật: Để làm như thế, bạn phải đảm bảo rằng san hô nằm gần mặt biển. Kiểm tra thủy triều và chọn thời điểm khi mực nước ở mức thấp vừa phải.

Lập khung hình sao cho những đám mây chiếm phần lớn bố cục. Điều này không chỉ nhấn mạnh chiều cao của bầu trời, mà còn tạo thành một sự tương phản thú vị với san hô.

– Chờ cá tiếp cận đường ranh mặt nước. Đường biên của bề mặt nước nằm gần giữa ảnh giúp xác lập mối quan hệ giữa hai thế giới ở nửa trên và nửa dưới của bố cục. Nếu bạn muốn thu hút sự chú ý đối với bất kỳ đối tượng nào, hãy đặt chúng gần đường ranh này.

 

Bước 3: Sử dụng chế độ phơi sáng thủ công để tránh máy ảnh thực hiện những thay đổi không mong muốn ở mức phơi sáng

Chế độ phơi sáng thủ công: 
Ở chế độ tự động hoặc bán tự động, những chuyển động nhất thời trên mặt nước có thể làm dao động các thiết lập phơi sáng do máy ảnh quyết định. Để đảm bảo phơi sáng không đổi, tôi sử dụng chế độ M.

Khẩu độ: f/6.3
Để thu hút sự chú ý vào các đối tượng ở tiền cảnh, tôi chọn f/6.3 để làm nhòe hậu cảnh một chút.

Lấy nét và chụp
Tiếp theo, tôi lấy nét ở rặng san hô ngay trước mặt tôi, và theo dõi chuyển động của lũ cá để tìm thời điểm chụp thích hợp.

Không sử dụng đèn flash
Ở đây, tôi không sử dụng đèn flash, vì tôi muốn tận dụng bóng hơi mạnh để làm nổi bật tông màu của san hô, điều này làm tăng vẻ độc đáo cho nó.

 

Nắm thông tin này: Đèn flash ngoài sẽ giúp bạn chụp được màu sắc sống động khi chụp sâu hơn ở dưới biển.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0988.225.880 CHAT NGAY