Các tòa nhà được thắp sáng vào ban đêm trở thành một đối tượng rất hấp dẫn để chụp. Trong bài viết cuối cùng của loạt bài viết này, chúng ta hãy xem xét cách chụp ảnh các tòa nhà vào ban đêm.
Những điểm cơ bản về chụp cảnh đêm
Đã đề cập đến các khái niệm cơ bản về chụp ảnh kiến trúc, sử dụng góc rộng/độ dài tiêu tự tele, và các kỹ thuật lập bố cục hiệu quả trong các bài học trước đây, bài học này xem xét những điểm cơ bản về chụp ảnh các tòa nhà vào ban đêm.
Có một số điểm bạn cần lưu ý khi chụp ảnh vào ban đêm:
– Tốc độ cửa trập giảm khi bạn chụp ở các địa điểm tối, làm cho ảnh của bạn dễ bị ảnh hưởng bởi rung máy
Ở các địa điểm tối, tốc độ cửa trập giảm vì thiếu sáng, do đó rung máy xuất hiện dễ dàng hơn. Để khắc phục vấn đề đó, hãy tăng độ nhạy sáng ISO sao cho bạn có thể chụp ở độ nhạy sáng ISO cao ngay cả ở điều kiện thiếu sáng, và cầm vững máy ảnh. Hai điểm này là rất quan trọng khi chụp ảnh vào ban đêm.
– Tăng độ nhạy sáng ISO có xu hướng làm tăng nhiễu ảnh
Nếu bạn muốn chụp được ảnh có chất lượng cao hơn, cần phải sử dụng chân máy hoặc cách khác để cố định máy ảnh. Nếu sử dụng chân máy, hiện tượng rung máy vẫn có thể xuất hiện vì ảnh hưởng của thao tác nhấn nút chụp, do đó tôi khuyên dùng chức năng hẹn giờ 2 giây khi chụp.
– Máy ảnh của bạn có thể bù quá mức đối với các nguồn sáng mạnh chẳng hạn như đèn đường và đèn trang trí, dẫn đến ảnh bị tối
Khi chụp các nguồn sáng chẳng hạn như đèn đường và đèn trang trí, đồng hồ đo sáng của máy ảnh của bạn có thể bị ánh đèn sáng làm cho máy ảnh tưởng là cảnh sáng hơn nhiều so với thực tế. Do đó nó sẽ bù sáng quá mức, điều này có thể làm cho ảnh bị tối. Mặc dù còn tùy vào cường độ của nguồn sáng và sự phân bố của ánh sáng trong khung hình, nếu bạn thấy rằng ảnh của mình trông quá tối, hãy thử áp dụng bù phơi sáng dương và chụp lại. Bằng cách đó, ánh đèn lấp lánh sẽ nổi bật trong ảnh của bạn.
– Trong cảnh đêm, ánh đèn thu hút mắt người. Lợi dụng đặc điểm đó khi bạn lập bố cục ảnh
Ở cảnh đêm, mắt chúng ta dễ dàng bị thu hút bởi những vật phát sáng, chẳng hạn như đèn đường. Bạn nên cân nhắc cách bố trí những vật thể đó khi lập bố cục ảnh. Trong ví dụ này, tôi đặt đèn đường ở rìa trái và phải của ảnh sao cho chúng tạo thành một đường ánh sáng hội tụ ở tâm, mang lại ảo giác về độ sâu.
Cách cài đặt độ nhạy sáng ISO
Nút “ISO” → Sử dụng các thao tác cảm ứng hoặc xoay bánh xe để thay đổi giá trị. * Khác nhau tùy vào mẫu máy ảnh.
Có được ảnh đẹp mà không cần tăng độ nhạy sáng ISO
EOS 5D Mark III/ EF24-70mm f/4L IS USM/ FL: 50mm/ Aperture-priority AE (f/4, 1/50 giây)/ ISO 12800/ WB: Auto
Địa điểm: Ga Tokyo (Marunouchi Exit), Tokyo
EOS 5D Mark III/ EF24-70mm f/4L IS USM/ FL: 59mm/ Aperture-priority AE (f/4, 1,3 giây)/ ISO 200/ WB: Auto
Địa điểm: Ga Tokyo (Marunouchi Exit), Tokyo
Hãy xem 2 ảnh bên trên. Để ý rằng ảnh chụp ở ISO 12800 trông có vẻ có nhiều hạt hơn một chút?
Độ nhạy sáng ISO càng cao, ảnh sẽ càng bị nhiễu. Những máy ảnh mới hơn ngày càng có khả năng khử nhiễu ISO cao càng tốt, nhưng vẫn không thể loại bỏ nhiễu hoàn toàn. Vì lý do đó, hầu hết các nhiếp ảnh gia đảm bảo chụp ở độ nhạy sáng ISO thấp nhất có thể trước khi xuất hiện nhiễu, thường là bằng cách tinh chỉnh các thiết lập khác chẳng hạn như khẩu độ và tốc độ cửa trập.
Việc cài đặt độ nhạy sáng ISO thành một giá trị càng thấp sẽ dẫn đến tốc độ cửa trập càng chậm, cho phép bạn chụp được ảnh rõ nét ít nhiễu. Nếu bạn cố định máy ảnh bằng cách lắp lên chân máy hoặc bệ đỡ, ảnh sẽ không bị ảnh hưởng bởi rung máy ngay cả ở tốc độ cửa trập thấp.
Sử dụng phơi sáng lâu để chụp lại các vệt sáng để có hiệu ứng kỳ ảo
Việc cài đặt tốc độ cửa trập đến một giá trị cực thấp, thường là theo đơn vị phần chục giây, được gọi là “phơi sáng lâu”. Khi phơi sáng cảm biến trong thời gian dài, những chiếc xe đi ngang qua trong khi cửa trập được nhả sẽ được chụp lại như những vệt sáng, tạo ra một hiệu ứng đẹp. Khi sử dụng phơi sáng lâu, điều thiết yếu là phải cố định máy ảnh bằng chân máy để tránh rung máy.
EOS 5D Mark III/ EF24-70mm f/4L IS USM/ FL: 35mm/ Aperture-priority AE (f/20, 30 giây)/ ISO 200/ WB: Auto
Địa điểm: Viện Bảo Tàng Mitsubishi Ichigokan, Marunouchi, Tokyo
Sử dụng Cân Bằng Trắng để thay đổi màu sắc của cảnh đêm
Cân bằng màu có thể ảnh hưởng đáng kể đến ấn tượng của ảnh. Các màu ấm mang lại cảm giác ấm, trong khi các màu lạnh mang lại ấn tượng lạnh. Chức năng cân bằng trắng của máy ảnh ban đầu được dùng để thể hiện chân thực màu sắc của đối tượng bất kể nguồn sáng là gì. Tuy nhiên, nó cũng có thể được sử dụng để chụp ảnh có màu ngả xanh nếu bạn cài đặt độ màu thành thiết lập thấp (Tungsten light, v.v.) hoặc màu ngả đỏ đối với thiết lập cao (Cloudy, Shade, v.v.). Việc sử dụng thiết lập cân bằng trắng để thay đổi tông màu của ảnh có thể tạo ra một số hiệu ứng thú vị. Điều này áp dụng cho bất kỳ cảnh nào, do đó nó là một kỹ thuật không chỉ hạn chế ở chụp cảnh đêm.
Chụp với Cân Bằng Trắng được cài đặt thành “Tungsten light”
EOS 6D/ EF50mm f/1.4 USM/ FL: 50mm/ Manual exposure (f/5.6, 3,2 giây)/ ISO 1600/ WB: Tungsten light
Địa điểm: Bên trong Tokyo Midtown, Roppongi, Tokyo
Chụp với Cân Bằng Trắng được cài đặt thành “Cloudy”
EOS 6D/ EF50mm f/1.4 USM/ FL: 50mm/ Manual exposure (f/5.6, 3,2 giây)/ ISO 1600/ WB: Cloudy
Địa điểm: Bên trong Tokyo Midtown, Roppongi, Tokyo
Cách cài đặt Cân Bằng Trắng
Nút “WB” → Chọn trong số các chế độ cài đặt sẵn chẳng hạn như “Daylight”, “Cloudy”, và “Tungsten light”. * Khác nhau tùy vào mẫu máy ảnh.