Ống kính một tiêu cự 50mm là một trong những ống kính linh hoạt nhất mà một nhiếp ảnh gia có thể sở hữu, và có nhiều lý do để thích nó. Trong bài viết này, một nhiếp ảnh gia chia sẻ với chúng ta anh sử dụng ống kính 50mm như thế nào để tạo ra những tấm ảnh theo phong cách riêng của mình.
Tại sao tôi thích sử dụng ống kính 50mm
Tôi thích sử dụng ống kính 50mm vì hiệu ứng phối cảnh yếu, tự nhiên của nó, giúp cho dễ tạo ra những tấm ảnh trông tự nhiên.
Nếu tôi chỉ cân nhắc góc xem, thì ống kính 35mm cho thấy nhiều hậu cảnh hơn. Tuy nhiên, phối cảnh mà nó tạo ra có thể trông thiếu tự nhiên tùy vào khoảng cách hoặc góc chụp. Ở độ dài tiêu cự ngắn hơn, sẽ có hiện tượng méo phối cảnh mạnh trên mặt đối tượng. Ngược lại, nếu độ dài tiêu cự quá dài, ảnh có thể trông phẳng.
Khi so sánh, 50mm mang lại vẻ nhất quán hơn—vẫn sẽ có cảm giác phối cảnh, nhưng không có nhiều hiệu ứng méo phối cảnh ngay cả khi bạn nghiêng máy ảnh.
Khi tôi chụp, tôi thường nhắm cách tạo ra một tấm ảnh gợi rằng nó là một cảnh từ kỷ niệm của một người. Sẽ có được hình thức tôi muốn hơn bằng góc xem ổn định, quen thuộc mà ống kính 50mm mang lại, nhất là khi ống kính đó cũng có được hình thức dịu nhẹ giống với ống kính cổ điển. EF50mm f/1.4 USM là một ống kính như thế.
50mm @ f/1.4, 1/6400 giây, EV +1, ISO 100, WB: Auto
Tôi bị thu hút bởi cảnh chiếc áo rung nhẹ trong gió biển. Ảnh này được chụp với máy ảnh hơi nghiêng xuống. Tôi đã cẩn thận không nghiêng máy ảnh quá nhiều, vì điều đó sẽ gây méo phối cảnh nhìn thấy được, nhất là ở các yếu tố đường thẳng như hàng rào ban công. Phối cảnh vừa phải của một ống kính 50mm mang lại cho tôi nhiều khả năng linh hoạt hơn để xử lý các góc máy khác nhau so với mức có thể với một ống kính góc rộng.
Thủ thuật lập bố cục chuyên nghiệp, phong cách Arashida
50mm @ f/1.4, 1/3200 giây, EV +1, ISO 100, WB: Auto
1. Tạo ra một bố cục yên tĩnh bằng cách kiểm soát các đường dẫn hướng
Việc sử dụng các đường dẫn hướng để tạo ra cảm giác phối cảnh và dẫn ánh mắt của người xem rất có tác dụng với ống kính góc rộng, vốn dĩ phóng đại phối cảnh. Tuy nhiên, nó không có tác dụng lắm với một ống kính 50mm, có phối cảnh yếu hơn nhiều. Tôi cố không kết hợp bất kỳ yếu tố nào làm di chuyển đường phối cảnh của người xem, có thể làm họ mất tập trung. Thay vào đó, tôi muốn có một không khí phần nào “yên tĩnh hơn”.
2. Sử dụng hiệu ứng nhòe hậu cảnh và tiền cảnh để tạo ra các lớp và chiều hướng
Tôi không lấy nét sâu khi tôi sử dụng ống kính 50mm. Tôi cảm thấy rằng việc có mọi thứ sắc nét sẽ làm cho ảnh trông phẳng, nhất là vì 50mm đã có hiệu ứng phối cảnh yếu. Các nhiếp ảnh gia khác có thể có các cách khác, nhưng phong cách của tôi là sử dụng một khẩu độ rộng và tạo ra hiệu ứng bokeh hậu cảnh—hoặc bokeh tiền cảnh nếu nó phù hợp với cảnh.