Cách Tăng Chiều Sâu Trường Ảnh Khi Chụp Góc Rộng?

Chụp với khẩu độ rộng có những lợi ích của nó: hiệu ứng bokeh đẹp, hình ảnh sáng hơn với tốc độ cửa trập nhanh hơn ở điều kiện thiếu sáng. Tuy nhiên, chiều sâu trường ảnh nông vốn có cũng có thể khiến cho đối tượng khó đúng nét hoàn toàn. Một giải pháp là: chức năng focus bracketing và depth compositing trong máy ảnh trên các máy ảnh mirrorless mới nhất trong hệ thống EOS R! Chúng tôi trình bày một ví dụ sử dụng chụp ảnh macro và cận cảnh, nhưng cách này cũng có tác dụng để chụp ảnh chi tiết về nội thất thiếu sáng.

 

Vấn đề nan giải về chiều sâu trường ảnh trong chụp ảnh cận cảnh

Thật thú vị khi nhìn cận cảnh các vật thể qua một ống kính macro, nhưng để có được một tấm ảnh phơi sáng tốt về vật thể đó cũng như đúng nét hoàn toàn có thể đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn dự kiến!

Một lý do cho điều này là chiều sâu trường ảnh (DOF) cực nông khi chụp ảnh cận cảnh. DOF nông là yếu tố tạo ra hiệu ứng nhòe hậu cảnh (bokeh) đẹp mắt rất được ưa chuộng trong chụp ảnh chân dung, nhưng nó cũng có thể khiến cho các đối tượng trông “mờ” hoặc “không sắc nét” nếu chúng mất nét quá mức. Tuy nhiên, sử dụng một khẩu độ hẹp hơn để tăng DOF có thể không đạt được hiệu quả mong muốn.

f/2.8: Điều gì (thường) xảy ra với một thiết lập khẩu độ rộng

 

EOS R7/ RF100mm f/2.8L Macro IS USM/ FL: 100mm (tương đương 160mm)/ Aperture-priority AE (f/2,8, 1/200 giây)/ ISO 100

Một thiết lập khẩu độ rộng như f/2.8 dẫn đến DOF nông và chụp cận cảnh khiến cho nó thậm chí còn nông hơn. Mặc dù có hiệu ứng bokeh hậu cảnh đẹp, nhưng chỉ một phần nhỏ của cây nấm đúng nét, làm cho ảnh tổng thể trông rất mờ nhạt (soft).

f/22: Đối tượng đúng nét, hậu cảnh rối

Khi chúng ta khép khẩu xuống f/22, DOF trở nên đủ lớn để lấy nét hoàn toàn cây nấm. Tuy nhiên, có một vài sự đánh đổi:

– Hậu cảnh ít bị nhòe hơn, làm cho dễ bị phân tâm hơn.
– Ở điều kiện thiếu sáng, ảnh có thể trở nên quá tối. Bạn có thể phải sử dụng tốc độ màn trập chậm hơn, làm tăng khả năng rung máy khi chụp cầm tay.
– Ảnh của bạn vẫn có thể bị mờ do nhòe nhiễu xạ.

 

Giải pháp: Focus bracketing + depth compositing

EOS R7/ RF100mm f/2.8L Macro IS USM/ FL: 100mm (tương đương 160mm)/ Aperture-priority AE (f/2.8, 1/200 giây)/ ISO 100
Tổng hợp (omposite) 30 tấm focus bracket/ Focus increment: 1

Các đối tượng nhỏ như cây nấm này cần ít lần chụp hơn và thiết lập gia số tiêu cự (focus increment) nhỏ hơn để đúng nét hoàn toàn, nhất là từ góc chụp tương đối phẳng này.

 

Focus bracketing và depth compositing là gì?

Focus bracketing liên quan đến việc chụp nhiều tấm với các phần khác nhau của đối tượng đúng nét. Khi những tấm ảnh này được kết hợp (“focus stack” hay “depth composite”), ảnh thu được có DOF lớn hơn bình thường có thể.

Các máy ảnh cũ hơn như EOS RP và PowerShot G7 X Mark II có chức năng tự động thực hiện focus bracketing bằng cách chụp nhanh nhiều tấm liên tiếp. Các máy ảnh mới hơn chẳng hạn như EOS R7, EOS R10, và EOS R50 cũng có thể xếp chồng (stack) các hình ảnh trong máy ảnh để bạn có thể xem kết quả ngay lập tức mà không cần chờ cho đến khi bạn sử dụng máy tính để kết hợp chúng.

 

Từng bước: Cách sử dụng focus stacking và depth compositing


1. Tìm và kích hoạt chức năng ‘Focus bracketing’
Nếu máy ảnh của bạn được trang bị tính năng này, nó sẽ nằm trong trình đơn SHOOT màu đỏ. Vị trí chính xác phụ thuộc vào mẫu máy ảnh của bạn.


2. Cài đặt ‘Focus bracketing’ thành ‘Enable’
Như mẹo trên màn hình gợi ý, việc tạo một thư mục mới cho trình tự bracketing sẽ giúp xác định và quản lý ảnh chụp bracket dễ dàng hơn sau này.

Các thiết lập cho hai bước tiếp theo tùy vào đối tượng của bạn. Bạn có thể cần một vài lần thử để tìm ra kết quả tốt nhất cho cảnh.

3. Cài đặt gia số tiêu điểm

Bước này cài đặt mức tiêu điểm được dịch chuyển cho mỗi lần chụp. Máy ảnh tự động điều chỉnh vị trí lấy nét cho phù hợp với thiết lập khẩu độ. Chiều sâu trường ảnh kết hợp là lớn nhất với một thiết lập khẩu độ hẹp (số f cao). Độ dài tiêu cự và ống kính cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.

4. Cài đặt số tấm ảnh

Đối với các đối tượng nhỏ chẳng hạn như cây nấm trong các ví dụ bên trên, 30 tấm với gia số tiêu cự hẹp là “1” ở một thiết lập khẩu độ f/2.8 là đủ để lấy nét toàn bộ đối tượng trong khi làm nhòe hậu cảnh. Hiệu ứng bokeh hậu cảnh có thể trông kỳ lạ nếu gia số tiêu cự quá rộng. Dĩ nhiên, nếu bạn sử dụng chức năng này để lấy nét sâu một cảnh từ tiền cảnh cho đến hậu cảnh, thiết lập của bạn sẽ khác.

Để kiểm tra: Thẻ nhớ của bạn có đủ dung lượng không?

Các ảnh chụp focus bracket được ghi ở định dạng ghi thông thường của bạn. Nếu bạn đang chụp các tập tin RAW, hãy đảm bảo rằng bạn có đủ dung lượng lưu trữ còn lại!


5. Bật depth compositing
Chức năng này bị tắt theo mặc định. Bật nó sẽ yêu cầu máy ảnh tự động kết hợp các ảnh được chụp focus bracketing sau khi chụp.
Ảnh depth composite cuối cùng được lưu dưới dạng một tập tin JPEG.


6. Cài đặt “Exposure smoothing” và “Crop depth comp” nếu cần
Theo mặc định, chúng được cài đặt thành “Enable”.
“Exposure smooting” sẽ bù cho những thay đổi về độ sáng có thể xảy ra giữa các lần chụp.
“Crop depth comp,” tự động cắt xen ảnh để đảm bảo rằng tất cả các ảnh xếp chồng đều được căn chỉnh.

7. Tạo một thư mục mới nếu cần thiết

Biểu tượng trong hộp màu đỏ cho phép bạn tạo một thư mục ghi mới để bạn có thể tách các ảnh focus bracket và focus stack khỏi các ảnh chụp bình thường.

8. Đặt tiêu điểm ở phía trước ảnh, bất kỳ nơi nào bạn muốn mặt phẳng lấy nét bắt đầu.

Sau đó nhấn hết và thả nút chụp. Máy ảnh sẽ chụp số lượng ảnh đã cho biết, dịch chuyển vị trí tiêu điểm theo đó. Nếu “Depth composite” được bật, nó sẽ tự động kết hợp các tấm ảnh thành một ảnh JPEG.

 

Những điều cần lưu ý khi chụp

– Cân nhắc chừa chỗ khi lập bố cục
Các tấm ảnh có thể được cắt xén để căn chỉnh trong quá trình kết hợp.

– Không sử dụng cách này đối với các đối tượng chuyển động. Giữ yên máy ảnh.
Việc này giúp tăng cơ hội thành công.

– Khi chụp dưới ánh sáng nhân tạo, hãy cài đặt tốc độ màn trập để tránh hiện tượng tạo dải.
Chức năng chống nhấp nháy không khả dụng vì chức năng focus bracketing sử dụng màn trập điện tử. Bạn sẽ cần phải tìm một thiết lập tốc độ màn trập thích hợp với tần số nhấp nháy của nguồn sáng.

Trong phần lớn thời gian, tần số (chu kỳ) này phải giống với tần số của dòng điện xoay chiều (AC) ở quốc gia của bạn. Ví dụ, nếu quốc gia của bạn sử dụng chu kỳ 50 hertz, hãy thử 1/50 hoặc 1/100 giây. Nếu cách đó không hiệu quả, nguồn sáng có thể có chu kỳ nhấp nháy khác, do đó hãy chụp thử một vài ảnh ở tốc độ màn trập khác ở chế độ màn trập điện tử.

1/125 giây


Tất cả các tấm ảnh tạo thành ảnh tổng hợp 1/125 giây này đều có diện tượng tạo dải. Quy trình xử lý của máy ảnh đã làm cho hiện tượng tạo dải ít rõ hơn nhưng vẫn có thể nhìn thấy ở nửa dưới của ảnh.

1/30 giây


Những tấm ảnh tạo nên ảnh này không có hiện tượng tạo dải.

 

Tính năng focus bracketing và depth compositing trong máy ảnh cũng giúp ích trong các tình huống chụp ảnh phong cảnh và chụp ảnh góc rộng! Nó làm giảm quy trình làm việc thông thường được mô tả trong bài viết bên dưới:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0988.225.880 CHAT NGAY