Hè này có ý định xách máy lên và ra biển thì bạn nhớ lưu về ngay 6 bí kíp “độc quyền” dưới đây của Nhiếp ảnh gia Trần Minh Dũng, để chụp được những khung hình tuyệt tác của riêng bạn nhé.
1. Xác định chủ thể chính
Đôi khi vì choáng ngợp bởi cảnh đẹp nên bạn liền đưa máy lên bấm mà không xác định được một chủ thể chính cho ảnh. Điều này có thể khiến bức ảnh của bạn thiếu điểm nhấn trong mắt người xem. Vì vậy, hãy xác định một chủ thể cho bức ảnh trước khi bấm máy chụp nhé.
Đôi khi, chọn đặc tả từng chuỗi sóng, một chiếc thuyền, một tảng đá, một chiếc vỏ sò bé xinh cũng khiến bức ảnh của mình thêm độc đáo.
2. Chọn giờ vàng để chụp
- GIỜ VÀNG: Trong nhiếp ảnh, giờ vàng là giờ mà mặt trời gần với đường chân trời nhất. Khi đó, ánh sáng sẽ có màu cam ấm dịu nhẹ, bóng đổ dài, không còn tương phản mạnh, khiến cho những gam màu của thiên nhiên trở nên ấn tượng hơn trên bức ảnh của bạn.
Để bắt được “giờ vàng”, hãy xách máy ảnh đến với biển trước 30 phút để chuẩn bị cài đặt máy và giành từ 10-15 phút quan sát bãi biển. Hãy chú ý các khu vực có đường sóng đi dài, nhiều bọt trắng vì những nơi này có thể tạo ảnh đẹp khi phơi. - GIỜ XANH: Sau khi mặt trời lặn hoàn toàn, bầu trời sẽ có một pha chuyển màu ngoạn mục từ cam – vàng sang xanh – tím và đen. Đây là “giờ xanh”, kéo dài khoảng nửa tiếng, và cũng là một thời điểm tốt để bạn chụp được những bức ảnh bầu trời với ánh xanh lam dịu mang vẻ bí ẩn, thanh tao.
3.Chọn ống kính phù hợp
Chọn ống kính với tiêu cự phù hợp sẽ giúp bức ảnh của bạn thể hiện được đúng mục đích của người chụp.
Tiêu cự càng rộng sẽ càng cho hiệu ứng thị giác mạnh hơn. 12-24mm là dãy tiêu cự phù hợp cho chụp biển. Bạn nên đánh giá góc chụp để lựa chọn tiêu cự chụp phù hợp và an toàn. Ví dụ tiêu cự rộng như 12mm để tạo hiệu ứng ấn tượng thì cần dí sát tiền cảnh và đặt góc máy gần sát mặt nước nhưng sẽ nguy hiểm thiết bị khi có sóng mạnh, trường hợp này bạn có thể cân nhắc sử dụng 16mm để giữ máy ở vị trí từ hông trở lên sẽ an toàn hơn.
4. Chỉnh thông số phù hợp
Bạn nhớ ghi lại công thức “độc quyền” dưới đây để có những bức hình bãi biển vô thực nhé!
????Khẩu độ: nằm trong khoảng f/5.6 đến f/16. Khẩu độ càng nhỏ càng thích hợp chụp toàn cảnh rộng, và ngược lại, nếu bạn muốn tập trung đặc tả một chủ thể giữa cảnh biển, hãy tăng khẩu độ.
????ISO: nằm trong khoảng 100 đến 400. ISO càng thấp càng dễ chụp trong điều kiện ánh sáng mạnh của biển và tránh bị nhiễu hạt, giảm chất lượng ảnh.
????Tốc độ màn trập: Đây là thông số quan trọng quyết định hiệu ứng của hình ảnh, đặc biệt là khi bạn muốn chụp những con sóng. Xác định hiệu ứng bạn muốn và thử với nhiều tốc độ khác nhau để có bức ảnh ưng ý nhất.
- Tốc nhanh hơn 1/2000s: Đóng băng chuyển động của con sóng đến từng giọt nước.
- Tốc từ 1/10s đến 1s: Sóng kéo thành thành sợi như tơ lụa.
- Tộc từ 10s đến 30s: Mờ đi những con sóng, khiến mặt nước mịn màng, bồng bềnh.
- Tốc từ 30s đến 4 phút: Ảnh có hiệu ứng phơi sáng, mọi chuyển động mờ ảo, tạo khung cảnh kỳ ảo như mơ.
Đừng quên lấy nét thủ công, tắt chống rung và cài đặt chụp file RAW để tiện xử lý ảnh hậu kỳ nhé ????.
6. Giữ gìn và bảo quản thiết bị
Bên cạnh máy ảnh, đừng quên chuẩn bị những dụng cụ “bất ly thân” như: Chân máy, điều khiển máy ảnh, khăn lau ống kính, túi nilon để bọc máy và dung dịch lau lens chuyên dụng. Bạn cũng nên dùng loa che nắng cho ống kính khi chụp ảnh giữa trời nắng. Điều này không chỉ bảo vệ mặt kính khỏi những vết xước, mà còn giúp máy ảnh tránh được những tia ánh sáng mạnh làm lóa ảnh.
Bạn nhớ chuẩn bị đồ dùng gọn gàng nhất có thể và chỉ mang những vật dụng cần thiết. Để đảm bảo an toàn, chỉ nên đứng chụp ở nơi sóng đánh không tới và lưu ý thủy triều đang lên hay xuống để chọn góc máy an toàn, phù hợp, không gây hỏng hóc thiết bị nhé!