Nếu bạn đang bị mắc kẹt ở nhà nhưng vẫn muốn tạo ra những bức ảnh mang màu sắc khác thì ý tưởng dành cho bạn là: chụp ảnh kết cấu. Tập trung vào các chi tiết bề mặt đẹp của vật thể và tạo ra những hình ảnh đầy mê hoặc khiến người xem phải suy nghĩ: “Đây là gì?”
Trong bài viết này, GN CAMERA cung cấp những hình ảnh thú vị về các vật thể được tìm thấy ở nhà, đưa bạn vào hành trình khám phá kết cấu qua nhiếp ảnh.
Đối tượng chụp
Thoạt đầu, việc tìm đối tượng phù hợp để chụp kết cấu nghe có vẻ là một thách thức, nhưng có thể cũng rất thú vị.
Ví dụ, khi bạn nhìn vào một căn bếp không quá lớn, bạn sẽ nhanh chóng tìm thấy nhiều đồ vật có kết cấu rất khác nhau. Rau củ, trái cây và các thực phẩm có nguồn gốc trực tiếp từ thiên nhiên là lựa chọn tốt nhất vì thiên nhiên tạo ra vô số những kết cấu tuyệt vời.
Bên trái: EOS R6, RF100mm f/2.8L MACRO IS USM, f/8, ISO 500, 1/100s, 100mm
Bên phải: EOS R6, RF100mm f/2.8L MACRO IS USM, f/8, ISO 500, 1/40s, 100mm
Khi chụp ảnh kết cấu, các họa tiết lặp đi lặp lại tạo cảm giác ngược lại, giống như ở bắp ngô ở trên. Bề mặt có kết cấu như sáp trở nên rõ ràng hơn và bạn có thể thấy các hạt ngô vỡ ra và xô đẩy nhau.
Ở phía bên phải là một miếng mút xốp rửa bát đĩa thông thường. Nhưng nếu bạn quan sát gần, các sợi rối đan xen nhau tạo ra kết cấu phức tạp mà chúng ta dễ dàng bỏ qua.
Thiết bị sử dụng
Ngoài máy ảnh, một công cụ rõ ràng bạn cần tìm là một ống kính có thể chụp ảnh macro. Các ống kính có khả năng chụp macro của Canon (thường được phân biệt bằng từ “MACRO” trong tên của chúng) là những lựa chọn tốt nhất.
Bên trái: EOS R6, RF100mm f/2.8L MACRO IS USM, f/8, ISO 320, 1/30s, 100mm
Bên phải: EOS R6, RF100mm f/2.8L MACRO IS USM, f/8, ISO 800, 1/30s, 100mm
Để chụp hình ảnh củ hành ở trên, ống kính RF100mm f/2.8L MACRO IS USM đã được sử dụng. Ống kính này có thể lưu giữ nhiều chi tiết trong hình ảnh như được chụp bởi thân máy Canon EOS R6.
Mặc dù chụp cận cảnh cực tốt nhưng ống kính vẫn giữ được kết cấu gần các lớp và các dấu hiệu tác động của thời tiết trên vỏ củ hành tây. Ống kính macro có thể lấy nét cận cảnh đối tượng mặc dù cung cấp độ phóng đại cao. Điều này cho phép người chụp di chuyển đến gần đối tượng hơn.
Giá đỡ ba chân cũng rất hữu ích khi chụp ảnh kết cấu, vì khi máy bị rung ở tiêu cự dài hơn và tốc độ cửa trập thấp có thể làm nhòe chuyển động.
Dàn dựng và ánh sáng
Việc dàn dựng khá đơn giản để chụp ảnh kết cấu. Vì đối tượng sẽ lấp đầy khung hình nên sẽ không yêu cầu thiết lập dàn dựng cầu kỳ như trong chụp ảnh tĩnh vật.
Khi chiếu sáng để chụp ảnh kết cấu thì điều quan trọng là phải thử nghiệm một chút và hiểu được tác động của ánh sáng lên kết cấu. Khi ánh sáng chiếu vào bề mặt có kết cấu, các phần nhô lên của hình ảnh sẽ đổ bóng.
Hình ảnh cây nấm dưới đây cho thấy lá tia hoặc mặt dưới của mũ nấm. Ở giữa mỗi lá tia là một bóng và ánh sáng đèn nền tạo ra sự tương phản nhẹ nhàng hơn.
EOS R6, RF100mm f/2.8L MACRO IS USM, f/4, ISO 250, 1/320s, 100mm
Các bóng tương tự được tạo ra bởi lá tia thậm chí còn nổi bật hơn ở góc này:
EOS R6, RF100mm f/2.8L MACRO IS USM, f/8, ISO 800, 1/200s, 100mm
Việc sử dụng đèn flash trần ở một bên của vật thể sẽ tạo ra bóng tối hơn trong lá tia của nấm.
Chất lượng thú vị khác đối với một số vật thể là độ trong suốt hoặc khả năng cho ánh sáng truyền qua. Trong hình ảnh vỏ trứng đầu tiên bên dưới, chúng ta nhìn thấy một vật thể mờ đục với bề mặt phản chiếu của nó tạo ra ánh sáng xung quanh các cạnh chồng lên nhau.
EOS R6, RF100mm f/2.8L MACRO IS USM, f/8, ISO 2500, 1/60s, 100mm
Tuy nhiên, khi ngược sáng như trong hình dưới đây, độ trong mờ tạo ra một hiệu ứng thú vị khi ánh sáng đi qua chính vật thể đó.
EOS R6, RF100mm f/2.8L MACRO IS USM, f/8, ISO 2500, 1/60s, 100mm
Sử dụng khẩu độ hẹp hơn và cắt xén
Khi chụp ảnh kết cấu, bạn sẽ phải chụp vật thể ở khoảng cách cực kỳ gần. Khoảng cách gần với vật thể và độ dài tiêu cự dài hơn sẽ thu hẹp độ sâu trường ảnh, khiến khó giữ được độ sắc nét trong ảnh.
Luôn thử nghiệm với các khẩu độ hẹp hơn để đảm bảo bạn có được hình ảnh sắc nét.
Một mẹo quan trọng khác là luôn lưu ở độ phân giải tối đa của máy ảnh. Các giai đoạn cắt xén và xử lý hậu kỳ có thể khám phá ra những bức ảnh mới có thể hiển thị kết cấu thậm chí hiệu quả hơn, như bức ảnh này:
EOS R6, RF100mm f/2.8L MACRO IS USM, f/5.6, ISO 200, 1/250s, 100mm
Việc cố gắng chụp ảnh kết cấu và chụp ảnh macro có vẻ là một nhiệm vụ khó khăn. Khi cân nhắc chụp thử, bạn thường nghĩ đến các thiết lập ánh sáng phức tạp và các loại ống kính hiếm gặp. Tuy nhiên, chỉ với một chút tư duy sáng tạo và một vài món đồ vật thú vị mà bạn có thể tìm thấy trong nhà, bạn có thể mở ra một thế giới kết cấu mới.
Bạn đã sẵn sàng để thử chưa?