Sai lầm chung mà nhiều người hay vướng phải khi chụp ảnh phong cảnh, điển hình như một số tập trung vào thiết bị và một số khác lại tập trung vào các kỹ thuật sử dụng không chính xác hoặc lẽ ra nên thực hiện.
SỬ DỤNG TRIPOD GIÁ RẺ
Đây là lời khuyên đầu tiên và quan trọng mà tất cả các nhiếp ảnh gia phong cảnh đều nhận được khi họ bắt đầu: “Hãy mua một giá ba chân chất lượng!”. Tôi nghĩ rằng có thể nhiều nhiếp ảnh gia yêu thích phong cảnh đều dễ bỏ qua.
Đầu tiên, tôi sử dụng giá ba chân cũ của bố tôi, và tất nhiên đó không phải là một phụ kiện tốt để bắt đầu đam mê, đến nỗi các chi tiết trên trên đó còn bị rơi gãy khi tôi đi bộ trên đường mòn và tôi cũng nhìn ra bài học này.
Sau khi xem qua một loạt các giá ba chân khác, cuối cùng tôi đã mua được một cái chất lượng để sử dụng và rất hài lòng với ’em’ FLM-CP30-S4 được vài năm nay. Lẽ ra tôi nên lắng nghe các nhiếp ảnh gia phong cảnh dày dạn kinh nghiệm và bắt đầu với một chiếc tripod tốt ngay từ đầu.
Tại sao ta cần một chân máy chất lượng? Một điều chắc chắn là bạn cần một trụ đỡ ổn định, an toàn để chụp ảnh để bảo quản tốt chiếc máy ảnh giá trị của mình. Đặc biệt khi chụp ảnh phong cảnh sẽ có những lúc bạn cần phơi sáng lâu tạo chuyển động mềm mịn hoặc lấy cảnh sông suối mơ mộng huyền ảo tạo mây vờn thanh tao hoặc thậm chí là cảnh biển rộng lớn bao la… Trong quá trình tác nghiệp bạn không thể tính hết được các tình huống bất ngờ xảy ra, chỉ cần một lần quên hay gặp gió to gây đổ vỡ máy ảnh thì hậu quả thật khó nói.
Tại các hội thảo mà tôi đã hướng dẫn, tôi thấy nhiều người mang theo giá ba chân có kết cấu chân đứng khá mỏng, không ổn định, cột giữa lỏng lẻo và đầu giá ba chân không giữ chắc được chiếc máy ảnh nặng của họ. Vì thế, một tripod chất lượng sẽ là nền tảng ổn định mà bạn cần và duy trì lâu dài, giữ cho thiết bị được an toàn, tránh xa những sự cố hỏng do va đập, rơi vỡ. Chỉ cần bắt đầu với một giá ba chân chất lượng.
CHỤP VỘI
Khi tôi bắt đầu hành trình chụp ảnh phong cảnh của mình, tôi thích tìm một địa điểm đẹp hoặc nổi tiếng, dựng ở một nơi mà hàng trăm, không phải hàng ngàn nhiếp ảnh gia đã từng đứng đó trước tôi, họ chụp tại một nơi như vậy. Tôi thấy mình đã chụp ảnh vội vàng và không thực sự dành thời gian để tìm hiểu, khám phá nhiều vẻ đẹp khác, góc đẹp khác xung quanh. Vâng, tôi đã có ảnh, nhưng nó không có gì đặc biệt cả, bức ảnh không có ý nghĩa gì.
Bạn nên tìm kiếm các góc thú vị, cao, thấp, trái, phải hoặc tìm hiểu các chi tiết nhỏ hơn hoặc các cách độc đáo mà ánh sáng chiếu vào trong thời gian ở đó. Dành thời gian của mình và suy nghĩ về câu chuyện mà nơi này mang lại cho bạn. Hãy suy nghĩ về cách sáng tác hình ảnh của bạn để kể câu chuyện đó.
Dành thêm thời gian này sẽ giúp bạn biến những bức ảnh của mình từ thứ mà mọi người khác cũng có thành thứ gì đó độc đáo hơn. Mỗi khung ảnh là một câu chuyện gắn liền với nó.
LẠM DỤNG MỘT KỸ NĂNG MỚI
Khi bạn học các kỹ năng mới thú vị, chúng ta thường hay háo hức đưa vào sử dụng! Tôi nhớ khi tôi học bù trừ sáng. Tôi đặt dấu ngoặc vuông cho mọi bố cục cho dù nó có cần thiết hay không, đôi khi là 5 stop.
Đôi khi trở về nhà sau một chuyến đi chơi với hàng trăm bức ảnh, mặc dù tôi mới chỉ có ghé thăm hai địa điểm. Điều đó không chỉ rườm rà mà còn làm mất thời gian cho quá trình chỉnh sửa và thường tôi thấy không cần thiết.
Thay vào đó, lẽ ra tôi nên suy nghĩ nhiều hơn về những tình huống nào cần phải bù trừ phơi sáng và chỉ sử dụng kỹ thuật đó khi tình huống đó cho phép, chứ không phải cho mọi bố cục mà tôi đã thực hiện trong vài tháng. Tuy nhiên, thực tế rõ ràng là việc học các kỹ năng mới là điều tốt và cần thiết. Điều quan trọng bạn cần nhớ là khi nào nên sử dụng chúng đúng lúc, đúng chỗ và tại sao.
KHÔNG HIỂU VỀ HISTOGRAM
Ngay từ đầu trong hành trình của tôi, việc có được độ phơi sáng cho bức ảnh thiên nhiên là phần nhiều tôi thực hiện do phỏng đoán và quan sát bằng mắt. Điều này có thể giải thích tại sao tôi lại lạm dụng tính năng bù trừ phơi sáng ngay từ đầu.
Cho đến khi bắt đầu sử dụng Histogram, thông qua xem playback review hoặc live view để điều chỉnh cài đặt máy ảnh, tôi đã thay đổi và chưa bao giờ quá tự tin về độ phơi sáng của mình. Học cách sử dụng Histogram có lẽ là điều quan trọng nhất mà tôi đã làm để có được độ phơi sáng ổn định trong ảnh chụp phong cảnh của mình.
Histogram chính là biểu đồ tông màu cho phép bạn dễ dàng nhìn thấy vị trí của vùng tối, vùng sáng và vùng giữa trong ảnh — phản hồi gần như theo thời gian thực về việc bạn đang phơi sáng quá mức hay thiếu sáng nghiêm trọng trong ảnh. Bạn nên dần biết cách sử dụng nó để hoàn thiện bức ảnh chụp ảnh phong cảnh.
Nói sâu hơn, Histogram còn được gọi là biểu đồ sắc độ. Biểu đồ sắc độ là đồ thị thể hiện thông tin độ sáng của điểm ảnh (Pixel) tạo nên bức ảnh. Đây là phương tiện giúp kiểm soát phơi sáng của bức ảnh dễ dàng hơn. Hạn chế hiện tượng cháy sáng, mất chi tiết vùng tối, giảm bão hòa màu. Không dễ để có Histogram hoàn hảo, nhưng hãy giữ ở mức an toàn. Điều này sẽ giúp bạn có loạt ảnh gốc đẹp và hậu kỳ tốt hơn.
KHÔNG SỬ DỤNG BỘ LỌC ỐNG KÍNH (FILTER)
Tôi ước gì mình đã bắt đầu sử dụng bộ lọc ống kính để chụp ảnh phong cảnh sớm hơn. Mặc dù không thường xuyên dùng nhưng tôi thấy rằng bộ lọc phân cực thực sự đã có tác động lớn đến chất lượng ảnh chụp.
Tôi thích các cảnh có nước, cụ thể là thác nước, vì vậy hiệu ứng phân cực của bộ lọc phân cực tròn tốt sẽ giúp giảm độ chói từ nước và hơi ẩm trên những tảng đá gần đó, làm cho hình ảnh dễ chịu hơn nhiều đối với mắt tôi.
Thêm vào đó, có ít nhất một bộ lọc ND, chẳng hạn như bộ lọc ND64, có thể rất thuận tiện cho người chụp ảnh phong cảnh để giúp bạn chụp ảnh thác nước vào những thời điểm sáng hơn trong ngày mà vẫn có được hiệu ứng phơi sáng lâu, mượt mà.
Tôi đã xem qua một số thương hiệu bộ lọc trong nhiều năm và đã chọn bộ lọc từ tính làm thiết lập bộ lọc ưa thích của mình. Tôi hiện đang sử dụng các bộ lọc Kase Magnetic và chúng giúp dễ dàng gắn, tháo và xếp các bộ lọc tại hiện trường.
Bạn có mắc phải sai lầm nào ở trên không?
Đó là năm sai lầm ban đầu mà tôi mắc phải khi mới bước chân vào chụp phong cảnh. Ngay cả đến nay, tôi vẫn mắc lỗi, nhưng xin nhắc lại một lần nữa, đối với tôi, đó là một phần thú vị của nhiếp ảnh — chúng ta luôn phải học hỏi, luôn tự cải thiện.
Bài chia sẻ: Jeffrey Tadlock, ĐuyTom biên dịch