10 mẹo bố cục cơ bản cho nhiếp ảnh phong cảnh mà bạn nên biết

Bố cục là một yếu tố quan trọng trong nhiếp ảnh phong cảnh vì nó sẽ quyết định khá nhiều đến kĩ thuật và chất lượng bức ảnh, chính vì vậy bạn nên biết 10 mẹo bố cục cơ bản cho nhiếp ảnh phong cảnh dưới đây.

Có rất nhiều cách và nguyên tắc bố cục cho các bức ảnh phong cảnh, ví dụ như 1/3 hay chủ thể đặt ở trung tâm, tuy nhiên hầu hết các kĩ thuật được người trước chỉ dạy đều là từ kinh nghiệm mà ra và đây là thứ mà một người mới bắt đầu khó có thể có được. Nhưng dưới đây là 10 mẹo bố cục cơ bản cho nhiếp ảnh phong cảnh để bạn có thể làm quen và nâng cao tay nghề.

Mẹo #1: Khảo sát khu vực cần chụp mà không có máy ảnh

Mẹo này thích hợp cho những chuyến dã ngoại hay những chuyến đi dạo cuối tuần, lúc này bạn nên khảo sát trước khu vực cần chụp trước 1 hoặc 2 ngày. Hãy nhớ đừng mang theo máy ảnh, tìm kiếm khung cảnh và góc chụp bằng đôi mắt, xem xét các yếu tố của khung cảnh rồi sau đó “lưu” chúng lại trong đầu để lần sau với chiếc máy ảnh, bạn sẽ tái hiện lại cảnh trong đầu.

Mẹo #2: Tạo hướng ánh mắt: Tạo ra các yếu tố hướng ánh mắt dẫn vào chủ thể

Bạn nên kết hợp các yếu tố khung cảnh để hướng ánh mắt vào các chủ thể, ví dụ như hai bức ảnh dưới đây với một bức ảnh là cây cùng với các cành gãy bên dưới hướng ánh mắt đến điểm nét trên cây. Bức thứ hai là cung đường mòn chữ S đi xuống dốc hướng ánh nhìn đến người đang đi.

Mẹo #3: Xếp lớp: Tìm các khung cảnh có các lớp Tiền cảnh, Trung cảnh và Hậu cảnh tách biệt ra

Việc xếp lớp các chủ thể chụp là một trong những cách hữu dụng để có thể có một bức ảnh ảnh, đặc biệt là khi bạn đang chụp ảnh quan các ngọn núi. Với cách xếp lớp này, bạn có thể tô điểm thêm cho các ngọn núi với những hậu cảnh là ngọn núi ở xa hơn hoặc tiền cảnh là cánh rừng,… Nhờ đó ngọn núi là chủ thể của bạn sẽ nổi bật hơn. Như hai bức ảnh dưới đây, ở bức ảnh đầu có hai lớp là ảnh núi được đặt ở tiền cảnh và hậu cảnh, giúp chúng ta tập trung tới dãy núi nằm ở giữa khung hình. Còn bức ảnh thứ hai cũng xếp lớp tương tự với núi, nhưng được tô điểm thêm bằng các tia nắng đổ xuống cũng sẽ làm người xem chú ý tới dãy núi trung tâm.

Mẹo #4: Chiều sâu chủ thể: Tạo chiều sâu cho ảnh với các chủ thể chuyển động

Tạo chiều sâu cho ảnh cũng là một cách khá hay để có một bức ảnh phong cảnh đẹp, nhưng mẹo này cần phải có chủ thể chuyển động ví dụ như thác nước. Kết hợp với filter và phơi sáng, bạn có thể lợi dụng dòng chảy của thác nước hoặc các chủ thế chuyển động để tạo cho bức ảnh một chiều sâu.

 

Mẹo #5: Tỉ lệ vàng: Tận dụng tỉ lệ để tạo một bức ảnh độc đáo

Có rất nhiều tỉ lệ được khuyên dùng nhưng tỉ lệ vàng luôn là tỉ lệ cho kết quả tốt nhất. Nhiều nhiếp ảnh gia và nghệ sĩ vẫn còn đang áp dụng mẫu tỉ lệ này, nó cũng vẫn hữu dụng cho nhiếp ảnh phong cảnh vì khả năng hướng ánh nhìn để chủ thể trong ảnh tốt hơn. Như bức ảnh dưới đây, sử dụng tiền cảnh là các mỏm đá rộng rãi hỗ trợ cho hậu cảnh là khu vực tháp đèn nhỏ hơn nhưng thu hút hơn.

Mẹo #6: Cân bằng ảnh: Hãy luôn cân bằng các chủ thể trong ảnh

Để có một bức ảnh đẹp, bạn có thể tìm cách cân bằng các chủ thể trong ảnh. Giống như hai ví dụ dưới đây, bạn sắp xếp bố cục sao cho mọi vật trong khung ảnh được hài hoà không quá nổi bật hơn những thứ còn lại, ở bức ảnh đầu là bãi biển được cân bằng với biển và ở bức ảnh thứ hai, hai hàng cây cũng có sự cần bằng với nhau. Cách này có thể kết hợp với mẹo số 1 và số 2 để giúp ảnh đẹp hơn, ngoài ra khi hậu kỳ bạn cũng nên lựa chọn màu sắc và xử lý sao cho màu sắc cân bằng theo. Xem thêm:

Mẹo #7: Cân xứng: Hãy sử dụng sự đối xứng, cân xứng tự nhiên như ảnh phản chiếu

Đây cũng là một cách đơn giản để bạn có được bức ảnh phong cảnh đẹp, sử dụng sự cân xứng mà dễ có được nhất là ảnh phản chiếu từ mặt hồ, vũng nước,… Cách thức này sẽ cho kết quả tốt hơn nữa khi kết hợp với mẹo số 5, số 6 và cách cân bằng ảnh.

Mẹo #8: Tiền cảnh: Tập trung, chú ý đến tiền cảnh nhiều hơn

Đôi lúc bạn nên chú ý tới tiền cảnh vì chúng cũng có thể tạo ra một bức ảnh đẹp, không phải lúc nào những thứ ở trung tâm hay ở phía hậu cảnh mới là chủ thể cần nhấn mạnh. Như ảnh ví dụ dưới đây bạn có thể thấy các chủ thể tiền cảnh rất nổi bật:

Mẹo #9: Tỉ lệ: Sử dụng người bên trong ảnh để tạo sự hùng vĩ của cảnh vật

Để tạo hiệu ứng hùng vĩ của cảnh vật bạn có thể thêm người vào ảnh, vì khi đó người xem sẽ có thể mường tượng được kích thước phong cảnh mà chúng ta đang chụp. Cách thức này có thể được áp dụng hiệu quả với chân máy hoặc một người bạn đi cùng.

 

Mẹo #10: Góc nhìn: Thay đổi góc nhìn để ảnh độc đáo hơn

Cuối cùng là một mẹo lạ, nhưng bạn nên áp dụng. Đôi khi chúng ta quá phụ thuộc vào mắt mà quên mất rằng máy ảnh có thể thay đổi góc nhìn (POV) chỉ với việc thay đổi ống kính. Lúc này bạn nên tạm thời ngừng lại, thay đổi sang ống kính có góc nhìn rộng hoặc hẹp hơn để có thể tạo ra một bức ảnh mới.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0988.225.880 CHAT NGAY